Lo sợ người yêu “ghen hiểm“

Người yêu em luôn ghen tuông vô cớ, đã đọc rất nhiều câu chuyện vì ghen tuông mà dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Em rất lo sợ.

Chị thân mến!

Em 23 tuổi, người yêu cũng bằng tuổi em. Chúng em yêu nhau từ hồi em đang học lớp 12 và bây giờ thì em đã ra trường được 1 năm.

Thật sự em rất yêu anh và em biết anh cũng vậy. Chúng em yêu nhau không gặp trở ngại gì từ phía gia đình. Nhưng anh luôn ghen tuông vô cớ. Trước đây em còn đi học thì có ghen nhưng ít. Bây giờ em đã đi làm, công việc của em là ở cơ quan Nhà nước nên không tránh khỏi việc giao tiếp.

Vì ghen tuông mà anh hành xử rất trẻ con, hễ có người gọi điện thoại cho em mà là con trai là anh ấy ghen, anh ấy còn đỗ lỗi là vì em dễ dãi nên người ta mới gọi điện mặc dù là gọi vì công việc. Những lúc không đi làm hay đi chơi với bạn bè em cũng vậy. Ví như đi đám cưới thì anh cũng kiểm soát, khi anh gọi điện là phải về ngay, điều này khiến em rất khó xử với bạn bè.

Anh đi làm ở Sài Gòn, em ở quê, mỗi năm anh về một hoặc hai lần. Nhà anh ấy cách nhà em khoảng 10km nhưng nếu anh về quê là hầu như ngày nào anh cũng ra nhà em chơi, anh ít đi chơi với bạn bè.

Trước đây anh ham chơi, phá phách vì anh là con út trong nhà. Nhưng anh nói từ khi yêu em anh đã thay đổi. Có lần cãi nhau anh còn đập phá điện thoại của em nữa. Em đang làm ở một cơ quan Nhà nước nhưng mới chỉ làm hợp đồng, còn anh thì không có việc làm ổn định.

Em cần thương nhau thật sự chứ không sợ nghèo khó. Tuy ở xa nhưng đi đâu em cũng nói với anh ấy vì em biết anh ấy rất ghét nói dối (nếu em có nói dối là anh làm rất lớn chuyện). Và vì em nghĩ đã yêu thì không có gì phải nói dối nhưng anh không bao giờ tin lời em nói.

Vì ở xa nên mỗi lần anh không cho em đi chơi nhưng em vẫn đi, vậy là anh cứ liên tục gọi điện, còn nhắn những lời thiếu tôn trọng, thậm chí còn chửi em là con đĩ này đĩ nọ.

Đôi lúc em không biết đây có phải là tình yêu không nữa. Em rất buồn mà không biết làm sao. Và vì em cũng yêu anh nên tha thứ cho anh nhiều lần. Sau mỗi lần ghen tuông là em không nói chuyện với anh, thế là anh xin lỗi.

Anh nói vì sợ mất em nên anh mới làm vậy, sau này cưới về rồi anh sẽ hết ghen. Anh nói mỗi lúc ghen là anh như trở thành người khác, cũng không biết vì sao anh lại hành động như vậy.

Bình thường anh rất thương và quan tâm em, đến nỗi bạn bè em cũng phải ghen tị và nói em là người hạnh phúc. Nhưng đôi lúc em lại không thể chịu đựng được tính khí ấy. Em nói chia tay thì anh năn nỉ để em quay lại và hứa sẽ cố gắng thay đổi. Có lần năn nỉ em không được, anh dọa là anh về quê ngay và lúc đó sẽ không biết chuyện gì sẽ xảy ra (theo em hiểu thì như là dọa giết).

Đã đọc rất nhiều câu chuyện vì ghen tuông mà dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Em rất lo sợ. Với em đi làm là quan trọng, nhưng anh nói sau khi cưới thì em ở nhà buôn bán với anh.

Nhưng em là chị cả trong một gia đình ba chị em, bố mẹ làm nông nên cũng nghèo mà đã nuôi em ăn học 3 năm trời. Bố mẹ rất kỳ vọng ở em, giờ em không muốn làm buồn bố mẹ. Phải làm sao để anh ấy tin em và bỏ cái tính ghen tuông vô cớ? Em nên tiếp tục yêu hay là chia tay, hở chị?

Chị đừng in e-mail của em.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Em thân mến!

Lá thư làm chị băn khoăn nhiều. Các em yêu sớm, cả hai lúc ấy 18 tuổi, chắc là mối tình đầu và là tình học trò hoa mộng. Em đi cao đẳng 3 năm, cậu ấy không học lên, đi làm và tình yêu tiếp tục trong cách trở. Và cậu ấy từng quậy quạng, phá tiền phá của vì là con trai út.

Nếu các em đi cùng con đường học vấn, chắc chắn tình hình đã khác. Chị biết nhiều cậu trai bỏ lỡ cuộc đời mình vì cha mẹ nuông chiều, có sẵn tiền nên hư sớm. Và vì không học lên để có tấm bằng (dù bằng cấp đâu quan trọng, có khi ra trường cũng thất nghiệp dài dài), nhưng đi học để tắm mình trong môi trường có thầy có cô, có bạn bè cao đẳng hoặc đại học.

Môi trường ấy rất khác với việc ở bên lề, nhìn bạn bè mình có tri thức và khi đã phải kiếm sống thì luôn ngậm đắng nuốt cay vì mình không bằng người ta.

Ở xa, thua thiệt em về vị trí xã hội, cậu ấy giở cái mánh ghen một cách ác liệt để hù và giữ em. Cũng có kết quả đó chứ. Em luôn bị kiểm soát và muốn yên thân thì hy sinh nhiều mối quan hệ công việc và bạn bè đi. Ấy là chưa kể cậu ta có máu ghen thật, như chàng Ô-ten-lô trong kịch Sếch-xpia ấy em biết không?

Ghen do máu ghen, ghen do làm quá lên vì hoàn cảnh, ghen do yếm thế… nhưng vì cái gì thì cũng là tính xấu. Và hành xử vậy mãi rồi thành tật, thành quen và thành nghiện. Nghiện vì mình điều khiển được vợ, nghiện vì mình có uy và nghiện vì nghiện, chẳng vì cái gì cả.

Em mới 23, còn qúa trẻ. Cậu ấy còn trẻ hơn, vì chỉ bằng tuổi em mà thôi. Lại ở quá xa, yêu và thương khi xa nó khác, về gần mà ghen kiểu ấy thì sớm muộn gia đình cũng tan. Tan vì bạo hành vợ, tan vì gia đình không còn thể diện gì, tan vì hết bạn bè, tan vì nguy hiểm rình rập mà vợ cảm thấy, hàng ngày. Nhất định cậu ấy sẽ ghen lâu dài và sẽ bắt em nghỉ việc công sở.

Có đủ yêu thương để kéo dài không? Nếu là chị, chị sẽ cắt. Để thoát ra một người không nghề nghiệp, có “tiền sự” quậy phá và ghen tuông bất chấp. Thương bố mẹ là phải nghĩ đến an toàn và tương lai của mình. Chị thấy em sợ và lo hơn là phục và yêu.

Nên cân nhắc kỹ và cẩn trọng với cái gã ghen hiểm và có thể, sẽ là ghen độc, ghen ác đấy nhá.

Ngang ngược lòng ghen

Ngột ngạt với sự ghen của vợ

Diễm không tin chồng. Theo cô, phải luôn phòng vệ từ xa, không thể để “mất bò mới lo làm chuồng”.

Diễm - vợ Trung - có tính hay ghen. Diễm hay đến cơ quan, viện cớ tìm chồng để ngầm thông báo cho các đồng nghiệp nữ của chồng biết, cô là vợ “chính chủ”, các cô đừng hòng léng phéng.

Có lần Diễm đi dự tiệc cùng chồng, thấy đồng nghiệp trò chuyện với Trung thân mật, cô liền hỏi: “Chị bao nhiêu tuổi?”. Cô bạn ngạc nhiên nhưng cũng nói số tuổi của mình. Diễm liền tuôn một hơi: “Tuổi chị lớn hơn chồng tôi, sao lại gọi anh ấy bằng anh. Chị trò chuyện với chồng tôi thân mật quá, lại “anh anh - em em” ngọt xớt. Hay chị có ý với chồng tôi?”. Trung giận xanh mặt. Sau khi xin lỗi cô bạn, anh liền kéo vợ về, bỏ dở cả bữa tiệc.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đây không phải lần đầu Diễm làm chồng mất mặt. Lúc cô sinh con đầu lòng, một sản phụ vừa sinh xong được y tá đẩy vào phòng. Ông chồng không biết chạy đâu, để bà mẹ và cô y tá hè hụi khiêng sản phụ trên qua giường nằm. Trung thấy vậy liền chạy tới đỡ một tay. Diễm tức tưởi khóc: “Có phải vợ anh không mà ôm dính vậy? Thứ đàn ông gì mà thấy đàn bà con gái là xáp tới”. Sợ vợ tức giận ảnh hưởng sức khỏe, Trung cố xoa dịu vợ cho yên chuyện.

Trung biết, do ba có người phụ nữ khác, Diễm lớn lên trong cảnh đổ vỡ của ba mẹ nên tâm lý bất an, luôn theo canh giữ chồng. Nhưng sự ghen tuông đến mức bệnh hoạn của vợ làm Trung mệt mỏi. Nhiều lần Trung nói “anh túi bụi với công việc đã mệt, hơi sức đâu mà đèo bòng”, Diễm vẫn không tin chồng. Theo cô, phải luôn phòng vệ từ xa, không thể để “mất bò mới lo làm chuồng”.

Ngoài chuyện ghen tuông, Diễm còn có tật phân chia mọi thứ rạch ròi với chồng. Sắm chiếc xe, tủ lạnh, bộ salon… cô đều nói rõ với chồng đã góp vào bao nhiêu tiền. Mẹ vợ cho miếng đất, cô yêu cầu chồng làm bản cam kết, công nhận là tài sản riêng của vợ, không được tranh chấp về sau. Sự rạch ròi của vợ làm Trung tự ái. Diễm viện cớ ngày xưa ba mẹ ly hôn, tranh chấp tài sản rất gay gắt. Mẹ lao tâm khổ tứ mới tranh được chút tài sản nuôi con, nên cô phải lo phòng thân trước, mọi thứ phải rõ ràng để sau này dễ bề phân chia.

Có lần Trung nói với vợ: “Em sống với anh mà luôn bất an như vậy thì chúng ta ly hôn để cả hai cùng nhẹ nhõm”. Diễm chưng hửng: “Vợ chồng đang yên ấm, cớ gì ly hôn? À, tôi biết rồi, anh có bồ nhí nên kiếm cớ bỏ tôi chứ gì”.

Mẹ Diễm nghe chuyện, liền khuyên can. Trung nói: “Vợ con nhìn đâu cũng thấy tình địch. Con ra đường chẳng còn mặt mũi nào nhìn ai. Vợ chồng không tin nhau thì thật ngột ngạt”. Nghe mẹ vợ phân tích thiệt hơn, lại thương con trai chưa đầy hai tuổi, Trung đành chịu hòa giải với vợ, nhưng anh luôn tự hỏi: Mình chịu đựng được bao lâu?

Đọc nhiều nhất

Tin mới