Làm thế nào đến được hành tinh HD 219134b giống Trái đất?

Để tới hành tinh HD 219134b giống Trái đất, phi thuyền của con người phải hướng tới chòm sao Cassiopeia và vượt qua khoảng cách 21 năm ánh sáng.

Làm thế nào đến được hành tinh HD 219134b giống Trái đất?
Lớn hơn Trái đất một chút và chỉ cách chúng ta 21 năm ánh sáng, HD 219134b là một hành tinh đá gần Trái đất nhất mà con người từng biết, Christian Science Monitor đưa tin. Các nhà thiên văn phát hiện nó nhờ phân tích dữ liệu từ kính thiên văn không gian Spitzer của Mỹ. 
"Hành tinh HD 219134b giống Trái đất sẽ trở thành đối tượng tuyệt vời để giới thiên văn nghiên cứu, bởi nó chỉ cách chúng ta 21 năm ánh sáng", các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) bình luận. Phần lớn hành tinh đá giống Trái đất đều cách chúng ta hàng trăm năm ánh sáng. 
Lam the nao den duoc hanh tinh HD 219134b giong Trai dat?
  HD 219134b là một hành tinh đá gần Trái đất nhất mà con người từng biết.
Con người không thể quan sát trực tiếp hành tinh HD 219134b, song có thể thấy ngôi sao mà nó xoay quanh trong bầu trời đêm. Ngôi sao nằm trong chòm sao Cassiopeia. HD 219134b có khối lượng gấp 4,5 lần địa cầu và chỉ cần 3 ngày để xoay quanh ngôi sao. 
HARPS-North, một kính thiên văn trên quần đảo Canary của Tây Ban Nha, là thiết bị đầu tiên phát hiện HD 219134b khi nó di chuyển phía trước ngôi sao. Sau đó Spitzer, kính thiên văn không gian có khả năng phát hiện bức xạ nhiệt, tiếp tục theo dõi mục tiêu dựa vào dữ liệu ban đầu từ HARPS-North. Căn cứ và dữ liệu mà Spitzer thu thập, các nhà khoa học của NASA nhận định nó là một hành tinh đá có đường kính gấp 1,6 lần so với địa cầu. 
Vài ngày trước NASA thông báo kính thiên văn không gian Kepler giúp họ phát hiện hành tinh Kepler-452b, một hành tinh cách địa cầu 1.400 năm ánh sáng và di chuyển trong chòm sao Cygnus thuộc Ngân Hà. Nó là thiên thể nhỏ nhất có khả năng nuôi dưỡng sự sống và xoay xung quanh một ngôi sao. 

Với đường kính lớn hơn Trái đất khoảng 60%, Kepler-452b xoay tròn một vòng quanh ngôi sao trong 385 ngày, dài hơn 20 ngày so với thời gian địa cầu di chuyển quanh Mặt trời. Khoảng cách giữa nó với ngôi sao chỉ lớn hơn 5% so với cự ly giữa địa cầu với Mặt trời. Thực tế đó cho phép nước tồn tại ở dạng lỏng vì nhiệt độ bề mặt hành tinh ở mức vừa phải. 

Ngôi sao của Kepler-452b có đường kính lớn hơn 10%, độ sáng cao hơn 20% so với Mặt trời. Vì thế hai hành tinh nhận lượng ánh sáng gần bằng nhau. 
Theo NASA, những hành tinh đá lớn hơn địa cầu, giống như hai hành tinh mà họ vừa phát hiện, đều thuộc nhóm "siêu Trái đất". 
"Nhờ kính thiên văn không gian Kepler, chúng ta biết rằng siêu Trái đất là dạng hành tinh khá phổ biến trong dải Ngân Hà, nhưng chúng ta mới chỉ biết quá ít về chúng", Michael Gillon, một nhà thiên văn của Đại học Liege tại Bỉ và là trưởng nhóm phân tích dữ liệu của kính thiên văn Spitzer, phát biểu.

Kinh ngạc những bức ảnh khiến chúng ta cảm giác “đông não“

(Kiến Thức) - Những bức ảnh đẹp, quá đúng thời điểm khiến người xem choáng ngợp, cảm giác như bị "đông não", chỉ biết thưởng thức vẻ đẹp của chúng.

Kinh ngạc những bức ảnh khiến chúng ta cảm giác “đông não“
Kinh ngac nhung buc anh khien chung ta cam giac “dong nao
 Khi chiêm ngưỡng những bức ảnh đẹp này, chúng ta quá choáng ngợp, có cảm giác như mình đang bị "đông não". Trong hình là một viên đá Opal hay còn gọi là đá mắt mèo khiến người ta ảo tưởng ra một hòn đá thần khi giống như đang chứa cả một không gian rộng lớn với bầu trời lúc hoàng hôn.

Điểm những hành tinh có thể có sự sống giống Trái đất

(Kiến Thức) - Ngoài Kepler-452b, hành tinh mới giống Trái đất mới phát hiện, còn những hành tinh như WASP-17b, HD209458b, WASP-12b, WASP-19b và XO-1b có thể có sự sống giống Trái đất.

Điểm những hành tinh có thể có sự sống giống Trái đất
Diem nhung hanh tinh co the co su song giong Trai dat
 Mới đây, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA công bố tìm thấy hành tinh Kepler-452b, hành tinh mới giống Trái đất nhất từ trước đến nay. Theo các chuyên gia vũ trụ, hành tinh mới nằm trong “vùng sống”, nơi nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng nhờ nhiệt độ thích hợp. Do đó, có thể tồn tại sự sống ở hành tinh ngoài vũ trụ này.
Diem nhung hanh tinh co the co su song giong Trai dat-Hinh-2
Hành tinh Kepler-452b lớn hơn 60% so với Trái đất, quay quanh ngôi sao khoảng 6 tỷ năm tuổi (già hơn Mặt trời của Trái đất 1,5 tỷ năm).  
Diem nhung hanh tinh co the co su song giong Trai dat-Hinh-3
Năm 2013, các nhà khoa học đã sử dụng máy ảnh của kính thiên văn Hubble phân tích bầu khí quyển các siêu hành tinh WASP- 17b, HD209458b, WASP-12b, WASP- 19b và XO- 1b sau khi phát hiện dấu vết của nước bên trong bầu khí quyển. Đặc biệt, hành tinh WASP-17b sau hàng loạt dấu hiện rõ ràng cho thấy, nó căng mọng như một “trái nước”. 
Diem nhung hanh tinh co the co su song giong Trai dat-Hinh-4
Các nhà khoa học đã ghi nhận những tín hiệu khá rõ ràng về sự tồn tại của nước ở WASP-17b và 4 siêu hành tinh còn lại. Dẫu vậy, dấu hiệu mà các nhà khoa học ghi nhận vẫn ít hơn so với dự kiến. 
Diem nhung hanh tinh co the co su song giong Trai dat-Hinh-5
Năm 2014, thông tin NASA công bố tìm thấy hành tinh có kích thước tương tự Trái đất mang tên Kepler-186f cũng gây kinh ngạc không kém cho các nhà khoa học. Theo các nhà khoa học, khoảng cách giữa nó tới ngôi sao chủ đủ để nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng. 
Diem nhung hanh tinh co the co su song giong Trai dat-Hinh-6
Kepler-186f nằm cách trái đất 500 năm ánh sáng, được xem là bản sao Trái đất ngoài Hệ Mặt trời, giống hành tinh chúng ta như cặp song sinh, có tồn tại nước ở dạng lỏng. Một năm ở Kepler-186f tương đương khoảng 130 ngày. Tuy nhiên, khối lượng và thành phần bề mặt của Kepler- 186f vẫn chưa được xác định. 
Diem nhung hanh tinh co the co su song giong Trai dat-Hinh-7
Hành tinh Gliese 667Cc cũng có thể có sự sống giống Trái đất, được mệnh danh là “siêu Trái đất”, lớn hơn ít nhất 4,5 lần so với hành tinh của chúng ta. Hành tinh này hoàn thành một vòng quay trong 28 ngày. Nước trên Gliese 667Cc khả năng cũng ở dạng lỏng và nhiệt độ bề mặt tương đương với nhiệt độ Trái đất.  
Diem nhung hanh tinh co the co su song giong Trai dat-Hinh-8
Hai hành tinh Kepler-62E và Kepler-62F cũng có khả năng tồn tại nước, khí oxy, những dấu hiệu chứng tỏ sự sống trên bề mặt giống Trái đất. Có giả thuyết cho rằng nếu sự sống tồn tại trên Kepler-62 E và F, rất có thể đây sẽ là những dạng sống thông minh hơn rất nhiều so với dạng sống trên Trái đất bởi Kepler-62 già hơn Mặt trời của chúng ta khoảng 2 tỷ năm.  
Diem nhung hanh tinh co the co su song giong Trai dat-Hinh-9
Hành tinh quay quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 581 có tên là Gliese 581 c là hành tinh đầu tiên nằm trong vùng sự sống của Gliese 581, có nhiệt độ thích hợp để nước tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt và thậm chí nơi đây có thể có vi khuẩn giống như trên Trái đất sinh sống.  

NASA lại tìm ra hành tinh HD 219134b giống Trái đất

(Kiến Thức) - Hành tinh HD 219134b giống Trái đất gần với chúng ta hơn rất nhiều so với Kepler-452b, hành tinh giống Trái đất tìm ra trước đó.

NASA lại tìm ra hành tinh HD 219134b giống Trái đất

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện thêm hành tinh HD 219134b giống Trái đất và gần với chúng ta nhất bên ngoài hệ Mặt trời, cách Trái đất chỉ 21 năm ánh sáng (còn Kepler-452b cách chúng ta tới tận 1.400 năm ánh sáng).

NASA lai tim ra hanh tinh HD 219134b giong Trai dat
Hình ảnh mô phỏng đồ họa hành tinh HD 219134b.
Hành tinh mới được phát hiện đầu tiên bởi kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA, đặt tên là hành tinh HD 219134b. Tuy nhiên, nếu Kepler-452b được coi là "người anh em song sinh" của Trái đất thì hành tinh mới được phát hiện HD 219134b chỉ được xem như một "người anh em họ gần". Đó là một hành tinh đá, được tạo thành với bề mặt cứng trọng lượng riêng cao, chứa nhiều sắt và kim loại.

Theo số liệu NASA thu thập được, HD 219134b lớn hơn Trái đất cỡ 1,6 lần và nặng hơn 4,5 lần. Tuy nhiên, điểm hơi khác biệt là HD 219134b quá gần Mặt trời của nó, và chỉ mất 3 ngày quay quanh ngôi sao chủ. Sao chủ của hành tinh này cũng nhỏ hơn, lạnh hơn và nhẹ hơn Mặt trời của chúng ta.

Dù vậy, hành tinh mới giống Trái đất HD 219134b vẫn được xem là một phát hiện đột phá. Hành tinh này ở rất gần chúng ta nên có thể lọt vào danh sách thăm dò tiềm năng.

Từ Trái đất, chúng ta có thể nhìn thấy HD 219134b đi qua ngôi sao chủ. Đây là lợi thế rất đáng chú ý bởi kể cả khi sử dụng những kính viễn vọng hiện đại nhất chúng ta cũng không thể nhìn thấy các hành tinh ở khoảng cách xa mà chỉ có thể phát hiện thông qua việc phân tích sự thay đổi quang phổ của ngôi sao chủ mà chúng đi qua.

NASA lai tim ra hanh tinh HD 219134b giong Trai dat-Hinh-2
Vị trí hành tinh HD 219134b. 
Nhờ khoảng cách rất gần với Trái đất, các nhà khoa học sẽ có thể phân tích HD 219134b và dự đoán được kích thước, khối lượng, mật độ của nó, xem đó có phải là một người anh em với Trái đất, hay là một hành tinh khí như sao Mộc hoặc băng giá như sao Diêm Vương.

Michael Werner, một nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA cho biết: “HD 219134b sẽ là một trong những đối tượng được nghiên cứu nhiều nhất trong nhiều thập kỷ tới”.

Các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ có thể nghiên cứu ra bầu khí quyển của HD 219134b nếu nó tồn tại. Nhà nghiên cứu Michael Gillon cho biết việc phát hiện ra HD 219134b quan trọng ngang việc phát hiện ra Rosetta Stone, phiến đá giúp chúng ta vén bức màn của nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Hành tinh gần nhất mà chúng ta phát hiện ra bên ngoài hệ Mặt trời là GJ674b, cách Trái đất 14,8 năm ánh sáng, gần hơn so với HD 219134b, nhưng rất tiếc đó không phải là một hành tinh đá.

Đọc nhiều nhất

Phát hiện gây sững sờ ở tiểu hành tinh Psyche

Phát hiện gây sững sờ ở tiểu hành tinh Psyche

(Kiến Thức) - Bạn còn nhớ tiểu hành tinh Psyche? Đây là tiểu hành tinh lớn nhất được biết đến trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc. Nó gây chú ý vì có nhiều tính chất bất thường và NASA có kế hoạch tới Psyche vào năm 2022.

Tin mới

Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh của NASA (TESS) và ba máy quang phổ trên mặt đất, các nhà thiên văn học phát hiện siêu Trái đất có thời gian quỹ đạo cực ngắn và một hành tinh có khối lượng sao Hải Vương.
Tò mò mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao

Tò mò mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao

(Kiến Thức) - Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA / ESA chụp được hình ảnh mới của Herbig-Haro 110- một mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao mới sinh, được cung cấp nhiên liệu bởi khí rơi xuống ngôi sao trẻ.
Sửng sốt tàn dư siêu tân tinh đẹp, sáng hơn sao Kim

Sửng sốt tàn dư siêu tân tinh đẹp, sáng hơn sao Kim

(Kiến Thức) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gần đây chia sẻ hình ảnh tuyệt đẹp về vật thể được cho là tàn dư siêu tân tinh sáng nhất từng được phát hiện, cho thấy các bước sóng hồng ngoại khác nhau.