Khó khăn đã qua, chứng khoán năm 2024 sẽ tươi sáng hơn

(Vietnamdaily) - CTCK dự báo thị trường 2024 sẽ sôi động hơn khi các dự án đầu tư công tiếp tục được quyết liệt giải ngân, tăng trưởng tín dụng cũng sẽ được đẩy mạnh, VN-Index có thể lên mốc 1.300 điểm.

VN-Index 2023 có 7 lần thủng mốc 1.100 điểm

Thị trường chứng khoán năm 2023 đã trải qua nhiều biến động: nửa đầu năm, thị trường giao dịch trầm lắng, thanh khoản sụt giảm mạnh so với năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự suy giảm tăng trưởng của các nền kinh tế lớn, lạm phát dai dẳng cùng chính sách thắt chặt tiền tệ kéo dài của các nền kinh tế lớn và căng thẳng địa chính trị ngày càng phức tạp.

Bước vào quý 3, chỉ số chứng khoán Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ. Ngày 6/9, chỉ số VN-Index đã đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, đóng cửa ở mức 1,245.5 điểm, tăng 23,67% so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, vào cuối tháng 9, thị trường đã chịu áp lực điều chỉnh giảm nhưng đã dần ổn định về cuối năm.

Mốc 1.100 điểm mặc dù là kháng cự quan trọng song nhà đầu tư không còn phản ứng quá tiêu cực, cảm xúc một phần "chai lỳ" vì có tới 7 lần trong năm 2023 VN-Index đã thủng mốc này. Trong số những lần để mất mốc điểm 1.100 trước đó, hầu hết thị trường đều ghi nhận một nhịp chỉnh sâu, "khốc liệt" nhất là phiên 26/10 khi VN-Index đánh rơi hơn 46 điểm.

Khối ngoại duy trì xu hướng bán ròng trong hầu hết các tháng trong năm 2023. Sau khi mua ròng với giá trị lớn tại các nhịp điều chỉnh của thị trường trong các tháng 11, 12 năm 2022 và tháng 1 và tháng 3 năm 2023 thì khối ngoại đã liên tục bán ròng trong suốt 8 tháng qua.

Xu hướng rút ròng của dòng vốn khối ngoại được duy trì trong suốt nhiều năm qua cho thấy xu hướng đầu tư của các quỹ ngoại cũng đang dần thay đổi khi thời gian nắm giữ đang dần được rút ngắn lại, các quỹ đầu tư quốc tế đang có xu hướng mua đi bán lại nhanh hơn trước các lo ngại về rủi ro biến động kinh tế thế giới.

Điều này không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà còn tại hầu hết các nước đang phát triển khi xu hướng dòng tiền luôn luôn tìm kiếm khu vực đem lại hiệu suất cao và an toàn hơn.

Kho khan da qua, chung khoan nam 2024 se tuoi sang hon
 

Chứng khoán “hóa rồng” năm 2024?

Lãi suất tiền gửi bắt đầu giảm kể từ đầu năm 2023, do đó áp lực lạm phát và tỷ giá trong năm 2024 không quá nặng nề. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể sẽ chưa cân nhắc tăng lãi suất mà sẽ duy trì lãi suất điều hành thấp như hiện tại để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Xu hướng dòng tiền sẽ tìm đến những kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời hấp dẫn hơn. Trong bối cảnh xu hướng lãi suất huy động được duy trì ở mức thấp, tỷ suất sinh lời của VN-Index (E/P) đang duy trì mức cao hơn đáng kể so với tỷ suất sinh lời tiết kiệm 12 tháng. Sức hấp dẫn của việc đầu tư cổ phiếu vẫn được duy trì và phục hồi trong giai đoạn 2023-2024.

Năm 2024, các công ty chứng khoán dự báo thị trường sẽ sôi động hơn khi các dự án đầu tư công sẽ tiếp tục được quyết liệt giải ngân, tăng trưởng tín dụng cũng sẽ được đẩy mạnh.

Kinh tế có sự khôi phục mạnh trong quý 4/2023 khi chỉ số tiêu dùng, xuất nhập khẩu, đầu tư công, sản xuất công nghiệp đều hồi phục mạnh cùng mức nền lãi suất thấp đều sẽ là động lực để kì vọng hơn vào thị trường chứng khoán.

Chứng khoán Dầu khí (PSI) dự báo VN-Index trong năm 2024 sẽ có thể tăng lên vùng 1.137-1.287 dựa trên các giả định về tăng trưởng thu nhập và định giá phù hợp của thị trường. Mức thu nhập (EPS) được kỳ vọng tăng 15% so với năm trước. Thị trường được kì vọng sẽ có sự phục hồi khi các chính sách hỗ trợ thẩm thấu vào nền kinh tế, các nhóm ngành ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận dương trở lại.

Ở kịch bản tích cực hơn, PSI cho rằng chỉ số VN-Index bứt phá mạnh mẽ cùng thanh khoản bùng nổ khi dòng tiền khối ngoại quay trở lại giúp cho chỉ số vượt đỉnh trung hạn để tiến lên vùng 1.211-1.366 điểm.

Điều này nhờ vào chính sách tiền tệ mở rộng cùng hoạt động đầu tư công được thúc đẩy mạnh giúp cho tăng trưởng các doanh nghiệp có sự bứt phá. Sự phục hồi tại các nền kinh tế lớn khi lạm phát được kiểm soát kích thích tiêu dùng, hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Thị trường trái phiếu và bất động sản được khơi thông. Dòng vốn ngoại quay trở lại mua ròng mạnh mẽ khi kỳ vọng tăng trưởng thị trường được nâng cao.

Các kịch bản VN-Index 2024 mà FIDT đưa ra

Ông Huỳnh Hoàng Phương - Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phân tích FIDT - đưa ra 3 kịch bản dự báo cho VN-Index năm 2024. Trong đó, xác suất cao nhất rơi vào kịch bản cơ sở với VN-Index đạt 1.300 điểm. Điều kiện tiền đề cho dự báo này là kinh tế Việt Nam hồi phục tốt 2024 trong bối cảnh kinh tế Mỹ hạ cánh mềm. Các rủi ro trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản ở mức hạn chế. Dòng vốn ngoại trở lại từ cuối quý 2/2024.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng dự báo mức cao nhất của chỉ số VN-Index có thể đạt được là 1.300 điểm trong năm 2024. Tuy nhiên, VCBS cũng lưu ý rằng thị trường chứng khoán có khả năng sẽ ghi nhận những nhịp điều chỉnh giảm mạnh xen kẽ giữa những nhịp tăng điểm trong bối cảnh chịu tác động từ cả yếu tố hỗ trợ tích cực lẫn những tác động tiêu cực từ các rủi ro kinh tế vĩ mô toàn cầu vẫn đang hiện hữu.

VCBS dự báo giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên có thể đạt khoảng 16.000-17.000 tỷ đồng trên cả 3 sàn cho cả năm 2024, tương ứng giảm 5% so với năm 2023. Một số nhóm ngành đáng chú ý trong năm 2024 sẽ là ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, đầu tư công và các ngành mang tính chất phòng thủ.

Nhà đầu tư muốn nắm giữ cổ phiếu với khung thời gian dài cho mục tiêu đầu tư tích sản có thể tìm kiếm cơ hội ở các ngành có tính chất "phòng thủ" - đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành với kết quả kinh doanh ít phụ thuộc hơn vào chu kỳ kinh tế.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FinPeace - cho rằng: “Thị trường chứng khoán năm 2024 sẽ trải qua 2 giai đoạn đáng chú ý. Giai đoạn đầu tiên từ giữa đến cuối tháng 4, sau mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2024. Thứ hai là giai đoạn cuối năm khi sự tự tin của nhà đầu tư về thị trường quay trở lại. Những mã cổ phiếu trụ cột về vùng sâu dưới định giá sẽ là nòng cốt cho đợt tăng trở lại của VN-Index.”

Những câu chuyện hấp dẫn vẫn đang được viết tiếp với điểm nhấn là câu chuyện nâng hạng thị trường cũng như việc nhà đầu tư cá nhân dần lấy lại sự tự tin. Động lực cốt lõi này sẽ giúp thị trường quay lại xu hướng tăng.

Theo ông Tuấn Anh: “Nếu năm 2023 là thị trường dành cho các nhà đầu cơ giao dịch ngắn hạn thì năm 2024 sẽ là lúc nhà đầu tư dài hạn tích lũy cổ phiếu giá trị vào đầu năm và tìm kiếm lợi nhuận đột biến trong nửa cuối năm”.

Đối với những nhà đầu tư cá nhân như anh L.Q.D - kinh nghiệm 5 năm đầu tư chứng khoán tại Việt Nam cho biết: “Tôi hy vọng, thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2024 có triển vọng tích cực. Các nhà phân tích dự báo rằng VN-Index có thể đạt mức cao nhất quanh vùng 1.300-1.500 điểm. Thị trường được dự đoán sẽ hưởng lợi từ việc nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi trước năm 2025.

Về kinh nghiệm đầu tư, tôi luôn theo sát thị trường và cập nhật tin tức kịp thời, quan trọng là hiểu rõ doanh nghiệp mà bạn bỏ tiền mua cổ phiếu, đừng tham gia đầu tư một cách bị dẫn dắt. Ngoài ra, việc chọn thời điểm mua và bán phù hợp cũng rất quan trọng”.

6 nhóm ngành nào được PSI điểm tên hưởng lợi trong năm 2024?

(Vietnamdaily) - Định giá P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam không còn quá hấp dẫn do đó việc thu hút dòng vốn đầu tư từ khối ngoại sẽ gặp sự cạnh tranh lớn từ các quốc gia trong khu vực.

Báo cáo chiến lược 2024 của Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho biết thị trường hiện tại đang được giao dịch tại mức P/E 14.X, thấp hơn mức P/E trung bình 10 năm là 16.68. Trong khi đó so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, định giá P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam không còn quá hấp dẫn do đó việc thu hút dòng vốn đầu tư từ khối ngoại sẽ gặp sự cạnh tranh lớn từ các quốc gia trong khu vực.

PSI dự báo mục tiêu của chỉ số VN-Index trong năm 2024 sẽ có thể tăng lên vùng 1.137 – 1.287 điểm dựa trên các giả định về tăng trưởng thu nhập và định giá phù hợp của thị trường.

Fed giảm lãi suất: Chưa chắc đã tốt cho thị trường chứng khoán?

(Vietnamdaily) - CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng không phải các lần Fed giảm lãi suất đều “tốt” cho thị trường.

Lần đầu tiên sau 2 năm tăng lãi suất, trong cuộc họp tháng 12/2023, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã phát tín hiệu sẽ giảm lãi suất trong năm 2024. Trong khi việc Fed giảm lãi suất chắc chắn sẽ xảy ra, thì vấn đề quan trọng là cách thức ngân hàng trung ương này cắt giảm lãi suất.

VDSC kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất chậm và chắc trong bối cảnh lạm phát tiếp tục xu hướng giảm dần, và tỷ lệ thất nghiệp được kiểm soát dưới 4%. Điều này củng cố sự ổn định không chỉ của môi trường vĩ mô thế giới mà còn giảm áp lực điều hành tỷ giá của Việt Nam, và rộng hơn là chính sách tiền tệ.

Chính sách kìm hãm lạm phát ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?

(Vietnamdaily) - Lạm phát đã tạo nên những thách thức đáng kể đối với nền kinh tế toàn cầu, trong đó mức lãi suất trở thành điểm quan trọng đối với Việt Nam.

Một trong những bước đột phá gần đây của Fed là việc tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Mục tiêu chính của việc này là ổn định giá cả và đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Các mức lãi suất tăng đã tạo ra những làn sóng đối với nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam không nằm ngoài quy luật này.

Kể từ sau đại dịch COVID-19, Fed đã thực hiện một loạt các bước điều chỉnh lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định nền kinh tế. Các mốc tăng lãi suất chủ yếu diễn ra trong năm 2022 và đầu 2023. Vào tháng 3/2022, Fed tăng 25 điểm cơ bản lần đầu tiên sau đại dịch COVID-19. Lãi suất tăng từ khoảng 0% - 0,25% lên 0,25% - 0,50% . Đây là một phần của nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát, đã gia tăng nhanh chóng trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch và các vấn đề chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới