Khiếp đảm xem lỗ đen "chén sạch" một ngôi sao

Khi dịch chuyển quá gần cái miệng khổng lồ của lỗ đen, ngôi sao bị xé vụn thành tro bụi bởi lực hút quá lớn. Bữa ăn diễn ra trong 10 năm trước khi ngôi sao hoàn toàn biến mất.
 

Khiếp đảm xem lỗ đen "chén sạch" một ngôi sao

Đây là “bữa ăn” lớn nhất của một lỗ đen được biết đến và lỗ đen khổng lồ đó được đặt tên XJ1500+0154, nằm trong một dải ngân hà nhỏ cách thiên hà của chúng ta khoảng 1,8 tỷ năm ánh sáng, do ba kính thiên văn X-ray phát hiện ra.

Lỗ đen này đã lập kỷ lục về “sự tham ăn” khi nuốt cả một ngôi sao. Chi tiết về quá trình nghiên cứu siêu lỗ đen kỷ lục này vừa được công bố trên tạp chí thiên văn “Nature Astronomy”.

Khiep dam xem lo den
Lỗ đen nuốt gọn một ngôi sao. 
Dacheng Lin, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay nạn nhân của lỗ đen là một ngôi sao dịch chuyển quá gần “cái miệng khổng lồ” để rồi bị phá vỡ vụn thành tro bụi bởi lực hút khủng khiếp của lỗ đen. Đồng thời, phần còn lại của ngôi sao này cũng tăng nhiệt, phát ra tia lửa X-ray và tỏa sáng rực rỡ.

Hiện tượng một ngôi sao bị lỗ đen xé nhỏ rồi nuốt trọn được gọi là “gián đoạn thủy triều”. Trong khoảng thời gian 10 năm, lỗ đen đã hút hết toàn bộ các mảnh vỡ, tro bụi của nạn nhân vào chiếc bụng không đáy.

“Chúng tôi đã chứng kiến một sự kết thúc trong lâu dài và ngoạn mục của một ngôi sao. Hàng chục hiện tượng gián đoạn thủy triều đã được phát hiện kể từ thập niên 1990, tuy nhiên chưa từng có vụ nào sáng và kéo dài như vậy”, ông Lin khẳng định.

Bí ẩn gió giật nhanh tại các lỗ đen siêu lớn

(Kiến Thức) - Hiện tượng lạ gió giật siêu nhanh tại các lỗ đen siêu lớn đang gây tò mò cho các nhà khoa học.

Bí ẩn gió giật nhanh tại các lỗ đen siêu lớn

Các nhà thiên văn học vật lý tại Đại học York vừa tiết lộ, có sự xuất hiện của những cơn gió giật siêu nhanh tại các lỗ đen siêu lớn, kèm theo đó là các bước sóng tia cực tím phát ra mãnh liệt.

Những con gió tại lỗ đen này giật với tốc độ bằng 20% tốc độ của ánh sáng, tương đương 200 triệu km/h. Cấp độ này tương đương với cấp gió giật trong siêu bão loại 77, Jesse Rogerson người đứng đầu cuộc nghiên cứu, tại Khoa Vật lý và Thiên văn học York cho biết trong một tuyên bố.

Phát hiện hai lỗ đen nổi giận nuốt chửng sao siêu tốc

(Kiến Thức) - Hai lỗ đen nổi giận vừa nuốt chửng các khối vật chất xung quanh lẫn các ngôi sao với tốc độ bằng 1/4 tốc độ ánh sáng.

Phát hiện hai lỗ đen nổi giận nuốt chửng sao siêu tốc
Phat hien hai lo den noi gian nuot chung sao sieu toc
 Các chuyên gia tại Đại học Cambridge thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) tiến hành khám phá không gian và bất ngờ phát hiện ra hai nguồn X-ray đang phát mãnh liệt, tiếp cận cho thấy đó là hai lỗ đen nổi giận. Nguồn ảnh: Dailymail.

Lỗ đen khổng lồ nặng ngang 664 triệu khối lượng Mặt trời

(Kiến Thức) - Một lỗ đen khổng lồ nặng tương đương 664 triệu khối lượng Mặt trời vừa được phát hiện trong không gian gây sửng sốt.

Lỗ đen khổng lồ nặng ngang 664 triệu khối lượng Mặt trời
Lo den khong lo nang ngang 664 trieu khoi luong Mat troi
 Lỗ đen khổng lồ này do kính thiên văn vô tuyến Alma ở Chi Lê phát hiện tại trung tâm của thiên hà NGC 1332, thuộc nhóm hành tinh Eridanus. Nguồn ảnh: Dailymail.

Đọc nhiều nhất

Phát hiện gây sững sờ ở tiểu hành tinh Psyche

Phát hiện gây sững sờ ở tiểu hành tinh Psyche

(Kiến Thức) - Bạn còn nhớ tiểu hành tinh Psyche? Đây là tiểu hành tinh lớn nhất được biết đến trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc. Nó gây chú ý vì có nhiều tính chất bất thường và NASA có kế hoạch tới Psyche vào năm 2022.

Tin mới

Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh của NASA (TESS) và ba máy quang phổ trên mặt đất, các nhà thiên văn học phát hiện siêu Trái đất có thời gian quỹ đạo cực ngắn và một hành tinh có khối lượng sao Hải Vương.
Tò mò mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao

Tò mò mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao

(Kiến Thức) - Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA / ESA chụp được hình ảnh mới của Herbig-Haro 110- một mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao mới sinh, được cung cấp nhiên liệu bởi khí rơi xuống ngôi sao trẻ.
Sửng sốt tàn dư siêu tân tinh đẹp, sáng hơn sao Kim

Sửng sốt tàn dư siêu tân tinh đẹp, sáng hơn sao Kim

(Kiến Thức) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gần đây chia sẻ hình ảnh tuyệt đẹp về vật thể được cho là tàn dư siêu tân tinh sáng nhất từng được phát hiện, cho thấy các bước sóng hồng ngoại khác nhau.