Khẩn cấp chặn dịch cúm H7N9 xâm nhập vào Việt Nam

Ngày 13/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có cuộc họp khẩn để tiến hành mọi biện pháp ngăn dịch cúm xâm nhập vào Việt Nam.

Khẩn cấp chặn dịch cúm H7N9 xâm nhập vào Việt Nam

Trước tình trạng dịch cúm H7N9 đã áp sát biên giới nước ta, ngày 13/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có cuộc họp khẩn cấp với các cơ quan chức năng để tiến hành mọi biện pháp ngăn chặn không cho dịch cúm xâm nhập vào Việt Nam.

Tại cuộc họp, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo cấm nhập khẩu gia cầm dưới mọi hình thức. Hiện nay, tuy chưa phát hiện ca nhiễm cúm H7N9 nào tại Việt Nam, nhưng dịch cúm đã áp sát biên giới nước ta khi tại Quảng Tây (Trung Quốc) - tỉnh giáp ranh với 4 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta - đã phát hiện 3 ca nhiễm cúm H7N9. Do vậy, nguy cơ lây nhiễm sang Việt Nam là rất cao.

Tiêu hủy gia cầm bị dịch tại huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi. Ảnh: Thanh Long-TTXVN
Tiêu hủy gia cầm bị dịch tại huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi. Ảnh: Thanh Long-TTXVN
Ông Phạm Văn Đông nhấn mạnh: Cúm H7N9 lây truyền từ gia cầm sang người và có tỷ lệ tử vong rất cao, cơ chế lây truyền giống H5N1 và thường được phát hiện ở các điểm buôn bán gia cầm, điều kiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc kém. Trước tình hình này, để ngăn chặn dịch cúm gia cầm xâm nhập vào nước ta, chiều qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có cuộc họp khẩn với các ban ngành liên quan như: Bộ Tư lệnh Biên phòng, Bộ Công An, Bộ Công Thương… để phối hợp, nhằm không cho dịch cúm xâm nhập vào Việt Nam, đồng thời lên các phương án đối phó nếu dịch cúm xâm nhập.

Cũng tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nông thôn Cao Đức Phát nói: Virus H7N9 rất nguy hiểm, số lượng người nhiễm tăng nhanh và cứ 4 người nhiễm thì 1 người tử vong. Đồng thời, gia cầm nhiễm virus không có triệu chứng lâm sàng, không chết, nên chỉ biết nhiễm thông qua xét nghiệm và khi virus tích lũy nhiều sẽ lây sang người, điều này rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, virus còn lây lan bằng nhiều đường, qua nhiều phương tiện, chim di trú… do vậy cần làm tốt công tác tiêu độc, khử trùng. Để phòng tránh dịch, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo: "Cầm tuyệt đối nhập khẩu tất cả các loại gia cầm dưới mọi hình thức qua biên giới. Đây là việc khó nhưng tôi tin với cách làm quyết liệt, đồng lòng thì hoàn toàn có thể làm được".

Để đối phó với dịch cúm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng chủ động đề ra các giải pháp phòng chống dịch xâm nhập như: Ban chỉ đạo Quốc gia là đầu mối chỉ đạo đồng bộ, thường xuyên báo cáo và đề xuất cấp bách các chương trình phòng chống dịch. Đình kỳ giao ban trực tuyến với cấp tỉnh, cập nhật thông tin, xây dựng kế hoạch để đối phó. Ngoài ra, do gia cầm nhiễm virus không có triệu chứng lâm sàng, nên cần chủ động lấy mẫu xét nghiệm, giám sát trên gia cầm.

Đồng thời, nghiêm cấm buôn bán, vận chuyển gia cầm qua biên giới. Ngoài ra, cần tiến hành vệ sinh tiêu độc, khử trùng vùng biên giới các tỉnh phía Bắc, theo dõi, giám sát chặt chẽ vùng dịch cũng như tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống dịch của người dân, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…

Virus cúm H7N9 có thể gây đại dịch thế giới

Virus cúm H7N9 có thể gây đại dịch thế giới
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Báo động đỏ, H7N9 “lây từ người sang người”

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu đã thông báo về trường hợp lây nhiễm từ người sang người đầu tiên của virus cúm gia cầm H7N9 mới xuất hiện gần đây ở Trung Quốc.

Báo động đỏ, H7N9 “lây từ người sang người”
Có bằng chứng cho thấy virus cúm gia cầm H7N9 "lây từ người sang người" ở Trung Quốc và có nguy cơ gây ra đại dịch.
Có bằng chứng cho thấy virus cúm gia cầm H7N9 "lây từ người sang người" ở Trung Quốc và có nguy cơ gây ra đại dịch.
Tạp chí Y khoa Anh cho biết một phụ nữ 32 tuổi đã bị lây bệnh trong khi chăm sóc cha ốm. Cả hai cha con sau đó đều qua đời.

Món ăn thuốc trị khí hư nhiều

(Kiến Thức) - Ra nhiều khí hư là chứng bệnh hay gặp ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây nên lắm phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. 

Món ăn thuốc trị khí hư nhiều
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.           
Trong Đông y cũng có những phương thuốc trị liệu khác nhau tùy thuộc vào bệnh chứng và cơ địa của từng người. Những hướng dẫn về dinh dưỡng hay các món ăn thuốc có tác dụng kiềm chế, góp phần làm lui bệnh trong quá trình điều trị. 

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.