Báo động đỏ, H7N9 “lây từ người sang người”

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu đã thông báo về trường hợp lây nhiễm từ người sang người đầu tiên của virus cúm gia cầm H7N9 mới xuất hiện gần đây ở Trung Quốc.

Báo động đỏ, H7N9 “lây từ người sang người”
Có bằng chứng cho thấy virus cúm gia cầm H7N9 "lây từ người sang người" ở Trung Quốc và có nguy cơ gây ra đại dịch.
Có bằng chứng cho thấy virus cúm gia cầm H7N9 "lây từ người sang người" ở Trung Quốc và có nguy cơ gây ra đại dịch.
Tạp chí Y khoa Anh cho biết một phụ nữ 32 tuổi đã bị lây bệnh trong khi chăm sóc cha ốm. Cả hai cha con sau đó đều qua đời.
Cho đến giờ chưa có bằng chứng bệnh nhân nào bị lây nhiễm virus H7N9 ngoại trừ sau khi tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh.
“Chưa lây dễ dàng”
Tuy nhiên các chuyên gia nhấn mạnh rằng điều này không có nghĩa là loại virus H7N9 này đã phát triển khả năng lây lan dễ dàng từ người sang người.
Cho đến ngày 30/6 đã có 133 ca nhiễm H7N9 ở miền Đông Trung Quốc và trong đó có 43 người chết.
Đa phần các bệnh nhân đều đã đi chợ gia cầm hoặc có tiếp xúc trực tiếp với gia cầm sống một hay hai tuần lễ trước khi ngã bệnh.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một phụ nữ 32 tuổi đã nhiễm virus H7N9 hồi tháng Ba sau khi chăm sóc cho người cha đang điều trị tại bệnh viện.
Khác với người cha là đã đi chợ gia cầm một tuần trước khi bị ốm, người con này không hề tiếp xúc với với gia cầm sống nhưng lại ngã bệnh 6 ngày sau lần tiếp xúc cuối cùng với cha.
Cả hai đều qua đời trong phòng chăm sóc đặc biệt do các cơ quan nội tạng bị tổn thương.
Các xét nghiệm trên mẫu bệnh phẩm của hai bệnh nhân cho thấy virus trên cả hai gần như giống hệt nhau về mặt di truyền. Điều này củng cố giả thiết rằng người con bị lây nhiễm trực tiếp từ cha chứ không phải từ một nguồn nào khác.
Các quan chức y tế địa phương cũng đã kiểm tra 43 người khác có tiếp xúc gần gũi với người cha nhưng tất cả đều cho kết quả âm tính với H7N9. Điều này cho thấy khả năng virus này lây lan từ người sang người là hạn chế.
Bước đầu của đại dịch
Các nhà nghiên cứu cho rằng mặc dù hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy dòng virus này đã có khả năng lây từ người sang người một cách hiệu quả thì đây có thể là trường hợp đầu tiên virus này lây lan trực tiếp giữa các bệnh nhân.
“Các phát hiện của chúng tôi càng củng cố giả thiết rằng dòng virus mới này có khả năng lây lan thành dịch,” các nhà nghiên cứu này kết luận trên Tạp chí Y khoa Anh.
Tiến sỹ James Rudge của Trường Vệ sinh và Y tế Nhiệt đới London, nhận xét rằng khả năng lây lan có giới hạn từ người sang người của dòng virus mới này không phải là điều đáng ngạc nhiên vì đây cũng là điều đã từng xảy ra trước đây ở những chủng virus cúm gia cầm khác như H5N1.
“Nếu mỗi người nhiễm bệnh lại lây tiếp cho trung bình hơn một người nữa thì đây sẽ là dấu hiệu cảnh báo mạnh mẽ rằng chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một đại dịch,” ông cảnh báo.

WHO: Virus H7N9 ở Trung Quốc rất độc hại

WHO: Virus H7N9 ở Trung Quốc rất độc hại
Ông Keiji Fukuda, Phó Giám đốc An toàn y tế của WHO.
 Ông Keiji Fukuda, Phó Giám đốc An toàn y tế của WHO.

Một nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 23/4 đã tổ chức một cuộc họp báo để nói về virus cúm gà H7N9, là virus đã gây bệnh cho hơn 100 người tại 7 tỉnh và thành phố ở Trung Quốc, trong đó có 22 ca tử vong. Theo VOA, toán chuyên gia này đã đến Trung Quốc hồi tuần trước để thực hiện chuyến công tác 5 ngày nhằm tìm hiểu thêm về loại virus mới này.

Vì sao Trung Quốc trở thành “ổ dịch”cúm gia cầm?

Vì sao Trung Quốc trở thành “ổ dịch”cúm gia cầm?
Trung Quốc là nơi có các điều kiện lý tưởng để virus cúm gia cầm phát sinh, biến đổi và lây lan.
Trung Quốc là nơi có các điều kiện lý tưởng để virus cúm gia cầm phát sinh, biến đổi và lây lan.

Cuối tháng 3/2013, chính phủ Trung Quốc thông báo 3 người bị nhiễm virus cúm H7N9 và 2 người sau đó không qua khỏi. Bắc Kinh đưa ra các thông điệp lạc quan nhằm tránh gây hoang mang dư luận rằng virus H7N9 khó có thể truyền từ người này sang người khác, trong khi cơ quan y tế cũng đang thực hiện những biện pháp chưa từng có để theo dõi và dập tắt dịch bệnh.

Tân Tổng thống Iran: "Tiến, thoái lưỡng nan"

(Kiến Thức) - Việc Tổng thống Hassan Rouhani nhậm chức ngày 4/8 báo hiệu kỷ nguyên mới “hậu chủ nghĩa dân túy” trong việc hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại của Iran.

 Tân Tổng thống Iran: "Tiến, thoái lưỡng nan"
Tân Tổng thống Hassan Rouhani.
 Tân Tổng thống Hassan Rouhani.
Lên cầm quyền trong bối cảnh Iran phải đối mặt với hàng loạt những thách thức nghiêm trọng trong và ngoài nước, tân Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố sẽ tiến hành thay đổi chính sách dân túy của chính quyền tiền nhiệm, với cách tiếp cận bình tĩnh, đề cao sự hợp lý và thận trọng. Tuy nhiên, những vấn đề phức tạp, đa dạng vốn đòi hỏi nhiều thời gian và phương pháp ngoại khéo léo mới có thể giải quyết được.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.