Huyền bí thiền sư Tông Diễn hiển thần thông cứu mẹ

(Kiến Thức) - Lịch sử Phật giáo có truyện Mục Kiền Liên cứu mẹ nhưng ít ai biết ngay ở Việt Nam cũng có sự tích về thiền sư vừa cảm động vừa thần bí. 

Huyền bí thiền sư Tông Diễn hiển thần thông cứu mẹ
Mời độc giả xem video tại đây: 

Nguồn video: Truyền hình Tuổi trẻ.
Đó là sự tích về việc thiền sư Tông Diễn và mẹ ruột của ông, một câu chuyện vô cùng cảm động và cũng không kém phần lung linh huyền bí.
Thiền sư Tông Diễn không biết tên tục, quê quán có thể ở thôn Phú Quân, huyện Cẩm Giang. Sư là tổ thứ 2 của dòng thiền Tào Động ở Việt Nam. Ngoài đạo nghiệp, cuộc đời của thiền sư Tông Diễn còn có một sự tích rất cảm động lòng người. Đó là câu chuyện về lòng hiếu thảo của ngài với mẹ ruột.
Truyện kể rằng sư mồ côi cha từ nhỏ, mẹ tảo tần chạy chợ buôn bán để nuôi sư. Năm sư 12 tuổi, một hôm bà mẹ chuẩn bị gánh hàng ra chợ bán, dặn con: “Mẹ có mua sẵn một giỏ cáy (cua) để sẵn ở ao, trưa nay con giã cáy nấu canh, trưa về mẹ con mình dùng.” Bà gánh hàng đi rồi, gần đến giờ nấu cơm, sư ra ao xách giỏ cáy lên định đem giã nấu canh như lời mẹ dặn, song nhìn thấy những con cáy tuôn những hạt bọt ra, dường như khóc rơi từng giọt nước mắt. Xót thương quá, sư không đành đem giã, lại đem đến ao giở nắp giỏ thả hết.
Huyen bi thien su Tong Dien hien than thong cuu me
 Tranh minh họa thiền sư Tông Diễn. Ảnh: Internet.
Đến trưa bà mẹ đi bán về, vừa nhọc nhằn vừa đói bụng, hai mẹ con lên mâm cơm ngồi ăn, bà không thấy món canh cáy liền hỏi lý do. Sư thưa: “Con định đem đi giã, thấy chúng nó khóc, con thương quá đem thả hết.” Bà mẹ nổi trận lôi đình, không ăn cơm, chạy lấy roi đánh sư. Sợ quá, sư chạy một mạch không dám ngó lại. Từ đó sư và mẹ ruột li biệt.
Sau khi chạy khỏi nhà, sư mệt quá ngất đi và được một sư cụ đưa về chùa cưu mang. Từ đó sư ở chùa và rồi xuất gia. Sau khi đã tu hành có đạo, một bữa sư ngồi thiền bỗng nhớ đến người mẹ xưa. Ngài nghĩ mẹ giờ chắc đã già yếu không có ai chăm sóc. Người tu hành tuy đã dứt lìa ngũ dục nhưng ơn sinh thành dưỡng dục thì phải đền đáp. Nghĩ vậy ngài liền về quê cũ tìm mẹ nhưng tìm không ra. Bởi vì sau buổi lỡ giận đánh con đó, mẹ ngài cũng hối hận đi lang thang khắp nơi tìm con.
Đến hơn ba mươi năm sau, sư đã thành Hòa thượng trụ trì còn người mẹ thì cũng già yếu nên trở về quê cũ và mở một quán nước để làm kế sinh nhai và tiện việc hỏi han tin tức con mình. Suốt mấy chục năm bà chỉ mong tìm được đứa con trai duy nhất để nói một câu xin lỗi, có thế thì mới yên lòng nhắm mắt và gặp lại chồng dưới chín suối.
Huyen bi thien su Tong Dien hien than thong cuu me-Hinh-2
 Câu chuyện về lòng hiếu thảo của thiền sư Tông Diễn đã được dựng thành một vở cải lương. Trong ảnh là một cảnh trong đó.
Về phần mình, sư vẫn thỉnh thoảng tìm về quê cũ hỏi han tìm kiếm. Dịp ấy, sư lại về làng cũ và vào quán trà của bà lão uống nước. Thấy bà lão đầu tóc bạc phơ đang châm trà bán cho khách. Đợi đến lúc bà lão rảnh, sư mới hỏi thăm lai lịch bà lão. Bà thở dài than:
- Bạch sư cụ, tôi chồng mất sớm, có một đứa con trai mà nó bỏ đi mất từ khi được mười hai tuổi. Thân già hôm sớm không ai, tôi phải lập quán bán nước trà, kiếm chút ít tiền sống lây lất qua ngày.
Sư hỏi:
- Bà lão ưng ở chùa không, chúng tôi thỉnh bà về chùa để nương bóng từ bi trong những ngày già yếu bệnh hoạn.
Bà nói:
- Tôi già rồi đâu làm gì nổi mà vào chùa công quả, không làm mà ăn cơm chùa tội lắm.
Sư nói:
- Bà đừng ngại, ở chùa có nhiều việc, người mạnh gánh nước bửa củi, nấu cơm, người yếu quét sân, nhổ cỏ, miễn có làm chút ít, còn thì giờ tụng kinh niệm Phật là tốt.
Bà lão thấy thầy có lòng tốt bèn nói:
- Nếu Thầy thương giúp kẻ cô quả này, tôi rất mang ơn.
Sư hẹn ít hôm sau sẽ có người đến đón bà về chùa. Về chùa, Sư họp Tăng chúng hỏi ý kiến có thuận cho bà lão cô quả ấy ở chùa không. Toàn chúng đều động lòng từ bi đồng ý mời bà lão về chùa. Sư cho cất một am tranh gần chùa, cho người đi rước bà lão về ở đây. Mỗi hôm, sư phân công bà lão quét sân chùa hay nhổ cỏ, tùy sức khỏe của bà. Sư luôn luôn nhắc nhở bà tu hành và mỗi sáng đều qua am thăm hỏi bà lão.
Được một thời gian, bà lão bệnh, sư tự thân nấu cháo săn sóc bà lão khiến các đệ tử đều thấy lạ. Biết bà lão không sống được bao lâu, song vì có duyên sự phải đi vắng năm bảy hôm nên trước khi đi, sư dặn dò mọi người: Nếu bà lão có mệnh hệ gì thì chúng Tăng cứ làm đủ lễ nghi nhưng khi liệm thì đừng vội đậy nắp áo quan, đợi sư về sẽ đậy sau.
Huyen bi thien su Tong Dien hien than thong cuu me-Hinh-3
Cảnh sư Tông Diễn nhìn mặt mẹ lần cuối trong vở cải lương. 
Đúng như lời sư đoán, bốn năm hôm sau bà tắt thở, Tăng chúng làm đúng như lời sư dặn, chỉ để bà trong áo quan mà không đậy nắp. Hài hôm sau sư về, nghe bà lão mất còn để trong áo quan. Sư về nhìn mặt lần chót, đi quanh quan tài 3 lần rồi đậy nắp quan lại. Sau đó sư nói to:
- Như lời Phật dạy: Một người tu hành ngộ đạo cha mẹ sanh thiên, nếu lời ấy không ngoa xin cho quan tài bay lên hư không để chứng minh lời Phật.
Nói xong sư liền cầm tích trượng gõ ba cái, quan tài từ từ bay lên hư không, rồi hạ xuống. Lúc ấy mọi người mới biết bà lão là mẹ của Sư.
Chi tiết cuối câu chuyện đậm màu sắc huyền bí nhưng ý nghĩa và tấm gương sáng về lòng hiếu thảo của thiền sư Tông Diễn mới là quan trọng. Tìm được mẹ, ngài không thổ lộ hết mọi thứ để nhận mẹ mà lại khéo léo sắp xếp để mẹ con vẫn được gần nhau mà lại còn hướng được cho mẹ tu hành để tiêu trừ ba nghiệp và làm nhân tốt để khi chết được vãng sanh cõi cực lạc. Câu chuyện này so với câu chuyện ngài Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ, chi tiết khác nhau nhưng ý nghĩa về việc báo hiếu cha mẹ thì cùng là một.
Trong bài có sử dụng tư liệu từ sách “91 thiền sư Việt Nam” của Hòa thượng Thích Thanh Từ và bài viết “Hòa thượng Cua và tình mẫu tử” trên website: Viengiacthientu.com.vn.

Bí ẩn công phu đi ngàn dặm của thiền sư Nhật Bản

Nhà sư tiến hành chuyến đi kéo dài trong 7 năm, vượt quãng đường lớn hơn một vòng quanh trái đất, chỉ bằng đôi chân mang giầy cỏ.

Bí ẩn công phu đi ngàn dặm của thiền sư Nhật Bản
Dưới chân ngọn núi Hiei hiểm trở phía Đông Bắc cố đô Kyoto, ngày nay vẫn còn tồn tại một ngôi đền thiêng 1.200 tuổi được gọi là Enryakuji. Các vị thiền sư theo trường phái Tendai-shu (Phái Thiên Thai - một dòng tu thuộc Phật Giáo Đại Thừa), từ xa xưa đã nổi tiếng là những bậc “thần hành” với khả năng đi bộ đến hàng ngàn dặm.

Biệt tài phong thuỷ và tiên tri của thiền sư Việt

Nhiều câu chuyện cho thấy, các thiền sư thuộc thiền phái Diệt Hỷ đã tiên liệu được sự xuất hiện của nhà Lý trong lịch sử.

Biệt tài phong thuỷ và tiên tri của thiền sư Việt
Gắn liền với sự ra đời của nhà Lý trong lịch sử dân tộc, đến nay vẫn còn lưu truyền nhiều câu chuyện mang màu sắc tâm linh, kỳ bí khó lý giải. Điều đặc biệt, những câu chuyện kỳ lạ trên lại gắn liền tên tuổi của những vị thiền sư nổi danh thuộc thiền phái Diệt Hỷ.

Những cung hoàng đạo nữ quyến rũ trời sinh

(Kiến Thức) - Trời sinh quyến rũ, các cô nàng Nhân Mã, Song Ngư hay Sư Tử luôn khiến bao chàng trai phải si mê theo đuổi. 

Những cung hoàng đạo nữ quyến rũ trời sinh
Nhung cung hoang dao nu quyen ru troi sinh
 Đứng đầu danh sách những cung hoàng đạo nữ quyến rũ trời sinh là Nhân Mã: Phần lớn các cô gái Nhân Mã đều là những người may mắn từ trong trứng nước. Đương nhiên vận may này không phải là hàng ngày bạn sẽ trúng đỏ đen hay đêm đêm sẽ nhàn rỗi đếm tiền mà cuộc đời họ luôn bằng phẳng êm đềm và luôn tràn đầy lạc quan và niềm vui.

Đọc nhiều nhất

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

(Kiến Thức) - Tutankhamun được đánh giá là nhà vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại khi lên ngôi từ sớm và cũng chết trẻ. Tuy nhiên, vương triều của Tutankhamun hưng thịnh với nhiều thành tựu nổi bật. Thế nhưng, cơ thể dị dạng của ông hoàng này khiến nhiều người bị sốc.

Tin mới