Hút thuốc lá + uống rượu, cà phê = kịch độc

(Kiến Thức) - Những nghiên cứu đã khẳng định, hút thuốc lá rồi uống rượu và cà phê sẽ khiến cơ thể bạn bị tàn phá nhanh chóng.

Hút thuốc lá + uống rượu, cà phê = kịch độc
Hut thuoc la uong ruou va ca phe kich doc
Rượu và thuốc lá đều chứa những chất gây ung thư. Ảnh: topsante.com.

Hút thuốc lá kết hợp uống rượu và cà phê dường như đã trở thành thói quen, thậm chí là phản xạ của những người hút thuốc. Thực tế là. những độc tố trong thuốc lá khi kết hợp với rượu, cà phê sẽ góp phần vào sự tăng trưởng của vi khuẩn và tích tụ độc tố trong cơ thể.

Rượu và thuốc lá đều chứa những chất gây ung thư. 

Theo một nghiên cứu của Mỹ, 75% ung thư cổ họng, miệng và thanh quản là do sự kết hợp của thuốc lá và rượuNgoài ra, những người tiêu thụ rượu và thuốc lá có nhiều hơn 38 lần nguy cơ phát triển các bệnh ung thư so với người không hút thuốc và không uống rượu.

Các nhà nghiên cứu từ trường đại học London, Anh cũng đã tiến hành một cuộc nghiên cứu trên gần 6.500 người lớn tuổi từ 45 đến 69. Những người tham gia được hỏi về các thói quen hút thuốc lá cũng như lượng rượu tiêu thụ. Họ cũng được đánh giá chức năng não bộ 3 lần trong thời gian nghiên cứu là 10 năm. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, kết hợp hút thuốc lá và uống rượu nhiều khiến chức năng não bộ suy giảm nhanh hơn 36%, và tình trạng này sẽ càng gia tăng nếu tăng lượng rượu tiêu thụ.

Hut thuoc la uong ruou va ca phe kich doc-Hinh-2
 Tác hại của sự kêt hơp hai loại chất kích thích này là lớn hơn khi sử dụng chúng một cách riêng lẻ. Ảnh: bp.blogspot.com.

Một nhóm các nhà nghiên cứu của trường Đại học Y Athens, Hy Lạp đã tiến hành thử nghiệm trên một nhóm người. Nghiên cứu được chia thành 2 phần: nghiên cứu ngắn hạn được tiến hành trên 24 người để thấy được những tác hại ngay lập tức của việc vừa hút thuốc vừa uống cà phê. Nghiên cứu dài hạn được tiến hành trên 160 người để thấy được những hậu quả lâu dài của việc kết hợp giữa thuốc lá và cà phê.

Nghiên cứu đầu tiên được tiến hành trên 24 người cả nam giới và nữ giới. Những người này hiện nay vẫn đang hút thuốc và uống cà phê và họ không có bất kỳ vấn đề gì về tim mạch, tiểu đường, mỡ máu hay huyết áp. Nhóm khoa học tiến hành nghiên cứu độ cứng động mạch chủ trên 14 người tham gia và lưu lượng máu động mạch trên 10 người còn lại. Những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng kết hợp thuốc lá với cà phê đã gây ra những tác động tiêu cực lên tim mạch nhiều hơn là khi không có sự kết hợp này.

Bác sỹ Vlachopoulos, Đại học Y Athens cho biết: “Một số nghiên cứu trước đây của chúng tôi cùng với một số nghiên cứu của các phòng thí nghiệm khác đã chỉ ra rằng hút thuốc kết hợp với uống cà phê làm tăng độ xơ cứng của động mạch. Tuy nhiên người ta không biết được rằng liệu ảnh hưởng của một trong 2 chất kích thích này có lớn đến mức làm giảm bớt sự ảnh hưởng của chất kia hay không? Hay nói cách khác, khi tôi hút một điếu thuốc, động mạch của tôi đã bị cứng lại rồi thì khi tôi uống cà phê cùng lúc đó, động mạch của tôi có thể bị cứng hơn nữa hay không? Đặc biệt, nghiên cứu ngắn hạn đã kết luận tác hại của sự kêt hơp hai loại chất kích thích này là lớn hơn khi sử dụng chúng một cách riêng lẻ.

8 yếu tố trong nhà tiềm ẩn mối nguy ung thư

(Kiến Thức) - Ngoài việc sử dụng thuốc lá, sinh hoạt không điều độ, các chất có hại trú ngụ trong các vật dụng hàng ngày cũng tiềm ẩn mối nguy ung thư.

8 yếu tố trong nhà tiềm ẩn mối nguy ung thư
Chảo chống dính rẻ tiền. Các nhà khoa học e ngại nấu nướng với các loại nồi, chảo được phủ lớp chống dính axit perfluorooctanoic (PFOA) ở nhiệt độ cao có khả năng gây ung thư. Mối nguy sức khỏe này rõ rệt nhất khi nồi có dấu hiệu bong tróc sau một thời gian sử dụng.
Chảo chống dính rẻ tiền. Các nhà khoa học e ngại nấu nướng với các loại nồi, chảo được phủ lớp chống dính axit perfluorooctanoic (PFOA) ở nhiệt độ cao có khả năng gây ung thư. Mối nguy sức khỏe này rõ rệt nhất khi nồi có dấu hiệu bong tróc sau một thời gian sử dụng.

Để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng các loại chảo chống dính được phủ bởi bề mặt gốm, titan sẽ an toàn hơn.
 Để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng các loại chảo chống dính được phủ bởi bề mặt gốm, titan sẽ an toàn hơn.

Tận mục thuốc lá đi vào vòm họng gây ung thư

(Kiến Thức) - Những người hút thuốc lá có thể không biết rằng, đó là quá trình nhanh nhất để ung thư vòm họng đi vào cơ thể bạn.

Tận mục thuốc lá đi vào vòm họng gây ung thư
Ung thư vòm họng là một loại ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng. Đây là thể ung thư thường gặp nhất trong số các ung thư ở vùng đầu cổ, bệnh có thể gặp ở bất cứ mọi lứa tuổi nhưng thường hay gặp ở nam giới hơn do tỷ lệ hút thuốc ở đàn ông thường cao hơn phụ nữ..  
Triệu chứng của ung thư vòm họng rất khó phát hiện, vì vậy với những người trên 40 tuổi, những người có tiền sử rượu thuốc, có thói quen sử dụng các chất kích thích nên đi khám nếu thấy có các biểu hiện bất thường như: khản tiếng kéo dài, khó thở, đau khi nuốt thức ăn, bị viêm thanh quản trong một thời gian dài, xuất hiện hạch, hạch di căn… 

Nguy cơ ung thư từ chất tạo ngọt trong thực phẩm

(Kiến Thức) - Hãy tránh xa những loại thực phẩm có chất ngọt nhân tạo, bởi nó là con đường gián tiếp dẫn bạn đến ung thư.

Nguy cơ ung thư từ chất tạo ngọt trong thực phẩm
Nguy co ung thu tu chat tao ngot trong thuc pham
1. Cyclamate. Cyclamate được dùng ở 2 dạng muối natri và canxi. Đây là đường hóa học hay chất ngọt nhân tạo.  Chất này đã được Cục quản lý Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấm sử dụng từ năm 1969 do nó gây hại sức khỏe con người, đặc biết nó là một chất xúc tác cho mầm mống ung thư phát triển. Song, cyclamate hiện vẫn được nhiều quốc gia khác sử dụng trong chế biến thực phẩm và làm chất tạo ngọt. 
Nguy co ung thu tu chat tao ngot trong thuc pham-Hinh-2
2. Đường tinh saccharin . Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm và là loại đường dành cho những người ăn kiêng. Trải qua hơn một thế kỷ sử dụng tương đối an toàn ở loài người, nhưng nỗi e ngại về tính an toàn của đường saccharin cũng như các chất tạo ngọt nhân tạo khác vẫn luôn hiện hữu, bất chấp những lời đảm bảo từ các nhà sản xuất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới