Học lỏm chiến thuật của Nga, Ukraine chiếm 2 phòng tuyến quan trọng

Học lỏm chiến thuật của Nga, Ukraine chiếm 2 phòng tuyến quan trọng

Theo nhiều phương tiện truyền thông, quân Ukraine đã chiếm được hai ngôi làng quan trọng ở Kursk nhờ áp dụng chiến thuật tương tự của Nga.

Trên chiến trường Kursk, cuộc tấn công mới do quân đội Ukraine phát động vào ngày 6/2 vẫn chưa kết thúc. Ảnh: TASS
Trên chiến trường Kursk, cuộc tấn công mới do quân đội Ukraine phát động vào ngày 6/2 vẫn chưa kết thúc. Ảnh: TASS
Sau cuộc phản công quy mô lớn vào ngày 8/2, nhiều phương tiện truyền thông và nhà báo Nga đưa tin rằng  quân đội Ukraine đã kiểm soát hai khu định cư Cherkasskaya Konopelka và Fanaseevka. Tuy nhiên, một số nhà báo Nga cho biết quân đội Nga vẫn kiểm soát phía nam Cherkasy, trong khi phía bắc do quân đội Ukraine nắm giữ. Ảnh: zamin.uz
Sau cuộc phản công quy mô lớn vào ngày 8/2, nhiều phương tiện truyền thông và nhà báo Nga đưa tin rằng quân đội Ukraine đã kiểm soát hai khu định cư Cherkasskaya Konopelka và Fanaseevka. Tuy nhiên, một số nhà báo Nga cho biết quân đội Nga vẫn kiểm soát phía nam Cherkasy, trong khi phía bắc do quân đội Ukraine nắm giữ. Ảnh: zamin.uz
Theo báo cáo của tờ Forbes (Mỹ), lý do quân đội Ukraine có thể chiếm được khu vực này là do họ áp dụng chiến thuật tấn công tương tự quân đội Nga, tức là sử dụng bộ binh làm lực lượng chủ đạo, kết hợp với các phương tiện cơ giới di chuyển nhanh để trinh sát trước khi tấn công. Chiến thuật này nghe thì đơn giản nhưng thực hiện lại vô cùng khó khăn. Ảnh: TASS
Theo báo cáo của tờ Forbes (Mỹ), lý do quân đội Ukraine có thể chiếm được khu vực này là do họ áp dụng chiến thuật tấn công tương tự quân đội Nga, tức là sử dụng bộ binh làm lực lượng chủ đạo, kết hợp với các phương tiện cơ giới di chuyển nhanh để trinh sát trước khi tấn công. Chiến thuật này nghe thì đơn giản nhưng thực hiện lại vô cùng khó khăn. Ảnh: TASS
Từ góc độ của quân đội Nga, họ phải tấn công một tuyến phòng thủ của Ukraine dài hơn 1.000 km. Trước mặt là vô số bãi mìn và cạm bẫy, trên không có máy bay không người lái, cùng với sự hiện diện của pháo binh và tên lửa chống tăng của Ukraine, khiến các cuộc tấn công cơ giới quy mô lớn trở thành hành động tự sát. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Từ góc độ của quân đội Nga, họ phải tấn công một tuyến phòng thủ của Ukraine dài hơn 1.000 km. Trước mặt là vô số bãi mìn và cạm bẫy, trên không có máy bay không người lái, cùng với sự hiện diện của pháo binh và tên lửa chống tăng của Ukraine, khiến các cuộc tấn công cơ giới quy mô lớn trở thành hành động tự sát. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Trong tình huống này, quân đội Nga bắt đầu sử dụng chiến thuật đội hình nhỏ do bộ binh dẫn đầu. Những nhóm này sẽ phân tán và tấn công dọc theo tuyến phòng thủ kéo dài. Họ có thể di chuyển bằng đường bộ, đi mô tô hoặc xe cơ giới hạng nhẹ, lao về phía trước cho đến khi chạm vào phòng tuyến của Ukraine, sau đó tiến hành tấn công. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Trong tình huống này, quân đội Nga bắt đầu sử dụng chiến thuật đội hình nhỏ do bộ binh dẫn đầu. Những nhóm này sẽ phân tán và tấn công dọc theo tuyến phòng thủ kéo dài. Họ có thể di chuyển bằng đường bộ, đi mô tô hoặc xe cơ giới hạng nhẹ, lao về phía trước cho đến khi chạm vào phòng tuyến của Ukraine, sau đó tiến hành tấn công. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Khi các đội quân bị hỏa lực Ukraine tiêu diệt, quân đội Nga sẽ tiếp tục điều động các đội quân khác tiến theo cùng một tuyến đường, nhằm tiêu hao đạn dược và nhân lực của quân Ukraine, đồng thời làm lộ các vị trí hỏa lực của đối phương để sau đó tiêu diệt chúng. Ảnh: mk.ru
Khi các đội quân bị hỏa lực Ukraine tiêu diệt, quân đội Nga sẽ tiếp tục điều động các đội quân khác tiến theo cùng một tuyến đường, nhằm tiêu hao đạn dược và nhân lực của quân Ukraine, đồng thời làm lộ các vị trí hỏa lực của đối phương để sau đó tiêu diệt chúng. Ảnh: mk.ru
Quá trình này sẽ tiếp diễn cho đến khi tìm ra được vị trí mà quân Ukraine không thể phòng thủ vững chắc, sau đó Nga sẽ điều thêm binh lực để mở ra một đột phá khẩu, cuối cùng phá vỡ phòng tuyến. Do quân đội Nga có ưu thế về nhân lực gấp ba lần hoặc thậm chí hơn ở nhiều khu vực trên chiến trường, họ có đủ khả năng để duy trì chiến thuật này, và nó thường mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Quá trình này sẽ tiếp diễn cho đến khi tìm ra được vị trí mà quân Ukraine không thể phòng thủ vững chắc, sau đó Nga sẽ điều thêm binh lực để mở ra một đột phá khẩu, cuối cùng phá vỡ phòng tuyến. Do quân đội Nga có ưu thế về nhân lực gấp ba lần hoặc thậm chí hơn ở nhiều khu vực trên chiến trường, họ có đủ khả năng để duy trì chiến thuật này, và nó thường mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Tuy nhiên, do quân số ít, quân đội Ukraine không thể dùng cách tương tự để tìm kiếm các vị trí mà quân Nga không thể giữ được. Vì vậy, trước khi tấn công, Ukraine đã áp dụng các phương pháp khác để thăm dò phòng tuyến của Nga. Ảnh: RIA Novosti
Tuy nhiên, do quân số ít, quân đội Ukraine không thể dùng cách tương tự để tìm kiếm các vị trí mà quân Nga không thể giữ được. Vì vậy, trước khi tấn công, Ukraine đã áp dụng các phương pháp khác để thăm dò phòng tuyến của Nga. Ảnh: RIA Novosti
Trước cuộc tấn công ngày 6/2, Ukraine đã điều Lực lượng đặc nhiệm hải quân số 73 đến khu vực Cherkasskaya Konopelka và Fanaseevka. Nhiệm vụ của đơn vị này là “thu thập thông tin tình báo quan trọng về quân Nga”, đồng thời sử dụng máy bay không người lái để hỗ trợ trinh sát”. Ảnh: Reuters
Trước cuộc tấn công ngày 6/2, Ukraine đã điều Lực lượng đặc nhiệm hải quân số 73 đến khu vực Cherkasskaya Konopelka và Fanaseevka. Nhiệm vụ của đơn vị này là “thu thập thông tin tình báo quan trọng về quân Nga”, đồng thời sử dụng máy bay không người lái để hỗ trợ trinh sát”. Ảnh: Reuters
Mặc dù đợt tấn công của quân đội Ukraine đã đạt được những thành công bước đầu, nhưng do đây là một cuộc tấn công sâu vào phòng tuyến đối phương, nên việc có thể giữ được hai ngôi làng này hay không mới là yếu tố quyết định. Đặc biệt, tại Fanaseevka, quân Ukraine giành được quyền kiểm soát nhờ trước tiên chiếm giữ cánh rừng phía đông ngôi làng. Ảnh: Kp.ru
Mặc dù đợt tấn công của quân đội Ukraine đã đạt được những thành công bước đầu, nhưng do đây là một cuộc tấn công sâu vào phòng tuyến đối phương, nên việc có thể giữ được hai ngôi làng này hay không mới là yếu tố quyết định. Đặc biệt, tại Fanaseevka, quân Ukraine giành được quyền kiểm soát nhờ trước tiên chiếm giữ cánh rừng phía đông ngôi làng. Ảnh: Kp.ru
Tuy nhiên, vị trí của họ trong khu rừng này đã bị máy bay không người lái và pháo binh Nga oanh tạc liên tục suốt ba ngày qua. Chỉ cần đánh bật được lực lượng Ukraine ra khỏi khu rừng, quân đội Nga sẽ có cơ hội giành lại Fanaseevka. Đáng chú ý, các đơn vị khác thuộc lực lượng Nga rút khỏi tiền tuyến nay đã hoàn toàn quay trở lại chiến đấu. Ảnh: TASS
Tuy nhiên, vị trí của họ trong khu rừng này đã bị máy bay không người lái và pháo binh Nga oanh tạc liên tục suốt ba ngày qua. Chỉ cần đánh bật được lực lượng Ukraine ra khỏi khu rừng, quân đội Nga sẽ có cơ hội giành lại Fanaseevka. Đáng chú ý, các đơn vị khác thuộc lực lượng Nga rút khỏi tiền tuyến nay đã hoàn toàn quay trở lại chiến đấu. Ảnh: TASS

GALLERY MỚI NHẤT