Su-35 "thần hộ vệ" tiêm kích bom Su-34 trên chiến trường Ukraine

Su-35 "thần hộ vệ" tiêm kích bom Su-34 trên chiến trường Ukraine

Những chiếc tiêm kích bom Su-34 của Nga, đi làm thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường Nga-Ukraine, bắt buộc phải có chiến đấu cơ Su-35S bay bảo vệ, vì lo ngại F-16 và Patriot của Ukraine bắn hạ.

Thời kỳ những chiếc tiêm kích bom Su-34 của Không quân Nga, “làm mưa, làm gió” trên chiến trường Nga-Ukraine sẽ sớm kết thúc, khi Quân đội Ukraine triển khai chiến đấu cơ F-16 và hệ thống tên lửa phòng không Patriot ra tuyến đầu. Buộc lực lượng không quân chiến thuật Nga phải phát triển một chiến thuật mới.
Thời kỳ những chiếc tiêm kích bom Su-34 của Không quân Nga, “làm mưa, làm gió” trên chiến trường Nga-Ukraine sẽ sớm kết thúc, khi Quân đội Ukraine triển khai chiến đấu cơ F-16 và hệ thống tên lửa phòng không Patriot ra tuyến đầu. Buộc lực lượng không quân chiến thuật Nga phải phát triển một chiến thuật mới.
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, các nhà phân tích quân sự phương Tây đã cho rằng, máy bay chiến đấu Su-35S có thể hộ tống tiêm kích bom Su-34. Mặc dù khả năng chiến đấu của cả loại chiến đấu cơ này về lý thuyết, có thể tiến hành các hoạt động tác chiến chung, nhưng vẫn chưa có xác nhận chính thức nào về chúng. Và bây giờ, sự xác nhận đó đã xuất hiện.
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, các nhà phân tích quân sự phương Tây đã cho rằng, máy bay chiến đấu Su-35S có thể hộ tống tiêm kích bom Su-34. Mặc dù khả năng chiến đấu của cả loại chiến đấu cơ này về lý thuyết, có thể tiến hành các hoạt động tác chiến chung, nhưng vẫn chưa có xác nhận chính thức nào về chúng. Và bây giờ, sự xác nhận đó đã xuất hiện.
Trong một tuyên bố gần đây, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận một chiếc tiên kích bom Su-34, được hộ tống bởi một máy bay chiến đấu đa năng Su-35S, đã thực hiện một cuộc không kích vào một mục tiêu của Ukraine. Địa điểm chính xác của vụ tấn công vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, Su-34 sử dụng bom lượn có điều khiển UMPK và mục tiêu đã bị phá hủy.
Trong một tuyên bố gần đây, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận một chiếc tiên kích bom Su-34, được hộ tống bởi một máy bay chiến đấu đa năng Su-35S, đã thực hiện một cuộc không kích vào một mục tiêu của Ukraine. Địa điểm chính xác của vụ tấn công vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, Su-34 sử dụng bom lượn có điều khiển UMPK và mục tiêu đã bị phá hủy.
Chiến thuật sử dụng hai loại chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Nga bay cặp trong chiến đấu, là một chiến thuật mới. Tổng biên tập tạp chí Quân sự Bulgaria Boyko Nikolov giải thích rằng, việc sử dụng Su-35S, làm máy bay hộ tống cho Su-34, có thể đó là do yêu cầu chiến thuật.
Chiến thuật sử dụng hai loại chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Nga bay cặp trong chiến đấu, là một chiến thuật mới. Tổng biên tập tạp chí Quân sự Bulgaria Boyko Nikolov giải thích rằng, việc sử dụng Su-35S, làm máy bay hộ tống cho Su-34, có thể đó là do yêu cầu chiến thuật.
Mặc dù Su-35SM được trang bị hệ thống điện tử hàng không, cảm biến và vũ khí tiên tiến mạnh hơn Su-35S; tuy nhiên, Su-35S cũng là một chiến đấu cơ mạnh mẽ, linh hoạt và có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm cả nhiệm vụ hộ tống (thuật ngữ không quân gọi là bay “che đầu”).
Mặc dù Su-35SM được trang bị hệ thống điện tử hàng không, cảm biến và vũ khí tiên tiến mạnh hơn Su-35S; tuy nhiên, Su-35S cũng là một chiến đấu cơ mạnh mẽ, linh hoạt và có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm cả nhiệm vụ hộ tống (thuật ngữ không quân gọi là bay “che đầu”).
Được trang bị radar mạnh mẽ và vũ khí hiện đại, Su-35S cung cấp khả năng bảo vệ đáng tin cậy và nhận thức môi trường xung quanh, khi hộ tống các máy bay ném bom (như Su-34), vốn kém cơ động và dễ bị bắn hạ hơn trong điều kiện không chiến.
Được trang bị radar mạnh mẽ và vũ khí hiện đại, Su-35S cung cấp khả năng bảo vệ đáng tin cậy và nhận thức môi trường xung quanh, khi hộ tống các máy bay ném bom (như Su-34), vốn kém cơ động và dễ bị bắn hạ hơn trong điều kiện không chiến.
Trong bối cảnh này, Su-35S thường được coi là đủ khả năng hộ tống máy bay tiêm kích bom Su-34 trên không phận Ukraine, nơi mối đe dọa chính là tên lửa phòng không như Patriot và chiến đấu cơ của Không quân Ukraine, bao gồm máy bay chiến đấu cũ của Ukraine như MiG-29, Su-27 và mới hơn là F-16.
Trong bối cảnh này, Su-35S thường được coi là đủ khả năng hộ tống máy bay tiêm kích bom Su-34 trên không phận Ukraine, nơi mối đe dọa chính là tên lửa phòng không như Patriot và chiến đấu cơ của Không quân Ukraine, bao gồm máy bay chiến đấu cũ của Ukraine như MiG-29, Su-27 và mới hơn là F-16.
Với những cảm biến hiện đại và vũ khí không đối không và không đối đất tầm xa, Su-35S có thể chống lại các mối đe dọa từ các hệ thống phòng không và chiến đấu cơ của Ukraine một cách hiệu quả và vô hiệu hóa chúng; giúp Su-34 tập trung vào nhiệm vụ ném bom.
Với những cảm biến hiện đại và vũ khí không đối không và không đối đất tầm xa, Su-35S có thể chống lại các mối đe dọa từ các hệ thống phòng không và chiến đấu cơ của Ukraine một cách hiệu quả và vô hiệu hóa chúng; giúp Su-34 tập trung vào nhiệm vụ ném bom.
Mặc dù số lượng chính xác các phiên bản Su-35 được sử dụng ở chiến trường Nga-Ukraine vẫn được giữ bí mật nghiêm ngặt; tuy nhiên Su-35S cũng có tính năng rất hiện đại, thừa sức đối phó với chiến đấu cơ của Ukraine, kể cả F-16, khi Su-35S được trang bị radar mảng pha Zhuk-A có công suất lớn, có khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu tầm xa.
Mặc dù số lượng chính xác các phiên bản Su-35 được sử dụng ở chiến trường Nga-Ukraine vẫn được giữ bí mật nghiêm ngặt; tuy nhiên Su-35S cũng có tính năng rất hiện đại, thừa sức đối phó với chiến đấu cơ của Ukraine, kể cả F-16, khi Su-35S được trang bị radar mảng pha Zhuk-A có công suất lớn, có khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu tầm xa.
Theo trang web Bulgarian Military, loại radar mảng pha Zhuk-A của Su-35S có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách hơn 400 km và theo dõi đồng thời tới 30 mục tiêu, tấn công 8 mục tiêu cùng lúc. Radar này giúp Su-35S hoạt động trong điều kiện tác chiến điện tử dày đặc, mà Ukraine đang tiến hành chống lại máy bay Nga.
Theo trang web Bulgarian Military, loại radar mảng pha Zhuk-A của Su-35S có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách hơn 400 km và theo dõi đồng thời tới 30 mục tiêu, tấn công 8 mục tiêu cùng lúc. Radar này giúp Su-35S hoạt động trong điều kiện tác chiến điện tử dày đặc, mà Ukraine đang tiến hành chống lại máy bay Nga.
Ngoài radar Zhuk-A, Su-35S còn được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại. Theo Bulgarian Military, những cảm biến của Su-35, có thể phát hiện những mục tiêu bay thấp, hoặc các mục tiêu có mức độ phản xạ radar thấp, nhỏ ở khoảng cách gần và trung bình.
Ngoài radar Zhuk-A, Su-35S còn được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại. Theo Bulgarian Military, những cảm biến của Su-35, có thể phát hiện những mục tiêu bay thấp, hoặc các mục tiêu có mức độ phản xạ radar thấp, nhỏ ở khoảng cách gần và trung bình.
Ngoài ra, việc sử dụng Su-35S có thể là một quyết định mang tính chiến lược, cho phép giữ lại Su-35SM tiên tiến hơn cho các nhiệm vụ khác mà ở đó các cảm biến tiên tiến và khả năng tác chiến điện tử của chúng sẽ quan trọng hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng Su-35S có thể là một quyết định mang tính chiến lược, cho phép giữ lại Su-35SM tiên tiến hơn cho các nhiệm vụ khác mà ở đó các cảm biến tiên tiến và khả năng tác chiến điện tử của chúng sẽ quan trọng hơn.
Trên thực tế, Su-35S không khác gì Su-35SM trong nhiệm vụ giành ưu thế trên không, tấn công mục tiêu mặt đất và tiến hành tác chiến điện tử. Nhờ tính linh hoạt và khả năng sống sót, Su-35S có khả năng tấn công cả mục tiêu trên không và trên mặt đất trong điều kiện chiến đấu ác liệt.
Trên thực tế, Su-35S không khác gì Su-35SM trong nhiệm vụ giành ưu thế trên không, tấn công mục tiêu mặt đất và tiến hành tác chiến điện tử. Nhờ tính linh hoạt và khả năng sống sót, Su-35S có khả năng tấn công cả mục tiêu trên không và trên mặt đất trong điều kiện chiến đấu ác liệt.
Việc tiêm kích bom Su-34 khi đi thực hiện nhiệm vụ, sẽ có Su-35S hoặc Su-35SM làm nhiệm vụ hộ tống, sẽ giúp Su-34 tập trung vào nhiệm vụ không kích mặt đất bằng bom lượn có điều khiển UMPK, mà không còn phải bận tâm lo lắng với những mối đe dọa trong phạm vi bán kính 200km, nhờ chiếc ô bảo vệ của Su-35. (nguồn ảnh TASS, Sputnik, Wikipedia).
Việc tiêm kích bom Su-34 khi đi thực hiện nhiệm vụ, sẽ có Su-35S hoặc Su-35SM làm nhiệm vụ hộ tống, sẽ giúp Su-34 tập trung vào nhiệm vụ không kích mặt đất bằng bom lượn có điều khiển UMPK, mà không còn phải bận tâm lo lắng với những mối đe dọa trong phạm vi bán kính 200km, nhờ chiếc ô bảo vệ của Su-35. (nguồn ảnh TASS, Sputnik, Wikipedia).

GALLERY MỚI NHẤT