Hiếm thấy: Đồi chè cổ thụ 100 tuổi, 3 đời hái vẫn “mỏi tay”

Thấp thoáng dưới tán rừng thông cổ thụ là đồi chè cổ thụ hơn 100 năm tuổi. Đồi chè (Gia Lai) này đã có số năm sánh ngang với tuổi đời của người dân nơi đây. Một cây chè đã 3 đời người hái, nhưng vẫn còn "mỏi tay".

Dưới cái nắng dịu nhẹ của buổi sáng tinh mơ, chúng tôi tìm về đồi chè Biển Hồ để thăm những “phu chè” đã gắn cuộc đời mình với những cây chè trăm tuổi nơi này. Đã gần bước sang 100 tuổi, nhưng đôi tay cụ Phạm Thị Làm (96 tuổi, thôn 2, Nghĩa Hưng) vẫn “thoăn thoắt” hái những đọt chè còn đọng hạt sương sớm.
Hiem thay: Doi che co thu 100 tuoi, 3 doi hai van “moi tay”
Đồi chè cổ thụ trên 100 năm tuổi trên cao nguyên. 

“Năm 1942, làng tôi thời ấy có khoảng 100 người nhưng phải hái đến 3.000ha chè. Cuộc sống khó khăn lắm, mỗi tháng được nghỉ 4 ngày, còn nữa là hì hục “bán mặt” cho những cây chè chính vì vậy mà vị mồ hôi cũng đắng theo vị của cây chè. Gia đình tôi cũng đã có 3 đời hái chè rồi nên các kinh nghiệm hái nhanh, cách phân loại chè phù hợp tất cả con cháu trong nhà đều biết cả…”, cụ Làm kể lại.

Hiem thay: Doi che co thu 100 tuoi, 3 doi hai van “moi tay”-Hinh-2

Một cây chè, 3 đời người cùng hái.

Hiem thay: Doi che co thu 100 tuoi, 3 doi hai van “moi tay”-Hinh-3
Tuổi đời của những cây chè này đã gắn liền với người dân nơi đây. 
Bà Trịnh Thị Sen (64 tuổi, thôn 2, xã Nghĩa Hưng) cùng người con gái và cháu ngoại đang hái những đọt chè xanh non mơn mởn. “Gia đình tôi có 3 đời gắn bó với cây chè này đó là tôi, con gái và cháu ngoại, trước đây và hiện tại chúng tôi đã cùng nhau đặt tay hái trên một cây chè này đấy. Lúc trước, toàn bộ thời gian của bà con ở đây chỉ biết gắn với cây chè, ăn với chè ở với chè luôn. Cái đồi chè cổ thụ ngoài xa kia cũng được 80-90 năm rồi đấy chứ chẳng ít đâu. Bên cạnh những đồi chè cũ, giờ họ đầu tư hơn có những đồi chè mới năng suất cũng cao lắm…”, bà Sen cho hay.
Hiem thay: Doi che co thu 100 tuoi, 3 doi hai van “moi tay”-Hinh-4
Cận cảnh những gốc chè cổ thụ. 
Sau giải phóng, những đồn điền chè này được giao cho nhà nước quản lý. Vượt qua mọi khó khăn thời bao cấp, các công nhân xưa nay vẫn tiếp tục bám trụ với nghề hái chè. Nối nghiệp của cha ông, con cháu của họ vẫn tiếp tục nhận khoán những đồi chè để phát triển kinh tế. Chị Võ Thị Kim Bông (38 tuổi, con bà Sen) cho biết: “Cái nghề chè này từ đời Pháp rồi, tôi lớn lên đã thấy những cây chè tốt tươi. Năm lên 4 tuổi, tôi đã ngồi trong những chiếc sọt hái chè của mẹ để lên đồi chè. Theo giá thị trường, 1 tấn chè chỉ khoảng 5-7 triệu. Trừ các chi phí thì mỗi năm lãi được khoảng 50 triệu đồng, số tiền này cũng để tái đầu tư chứ không có lãi bao nhiêu. Nhưng chúng tôi vẫn bám trụ với cây chè này vì đây là nghề cổ truyền của ông cha”.
Hiem thay: Doi che co thu 100 tuoi, 3 doi hai van “moi tay”-Hinh-5
Vườn chè giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều công nhân. 
Được biết, Công ty Chè Biển Hồ vừa tiến hành cổ phần hóa xong, đây là vườn chè cổ có lịch sử hình thành từ năm 1917, có diện tích hơn 1.100 ha. Hiện vườn chè giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 1.600 hộ dân với hơn 7.000 lao động. Hiện nay, nhà máy chè đang chế biến với công suất 40 tấn chè/ngày. Quy trình sản xuất chè được canh tác toàn bộ bằng phương pháp hữu cơ. Sản phẩm được xuất khẩu sang Nga và các nước Đông Âu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới