Hàng Trung Quốc gắn mác Việt: Hiểu lừa dối người tiêu dùng, sao vẫn làm?

(Kiến Thức) - Với cách quảng cáo “Hàng Việt Nam – Công nghệ Nhật bản”, Asanzo đã đạt được nhiều thành công khi dành được thiện cảm của người tiêu dùng Việt. Tuy nhiên, trước khi vấnbóc tem “Made in China” để thay thế bằng “Xuất xứ Việt Nam” bị lật tẩy, doanh nghiệp này đang hứng chịu mặt trái của truyền thông bằng lòng tự hào dân tộc.

Hàng Trung Quốc gắn mác Việt: Hiểu lừa dối người tiêu dùng, sao vẫn làm?
“Nếu có lòng tự tôn dân tộc, đạo đức, văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội, thì không thể gắn “Made in Vietnam” lên hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc. Vì họ thừa hiểu rằng, đó là lừa dối người tiêu dùng” - ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khi trao đổi với báo chí về nghi vấn hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt của Tập đoàn điện tử Asanzo đã phát biểu như vậy.
Phát biểu của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận được sự đồng tình của người tiêu dùng và dư luận.
Vụ việc nghi vấn Asanzo nhập hàng Trung Quốc gắn mác Việt hiện đang có hai luồng ý kiến trái chiều tranh luận nhau gay gắt.
Một luồng ý kiến cho rằng, pháp luật quy định, xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. Do vậy có thể hiểu, một hàng hóa được gắn dòng chữ "Made in Vietnam" thì chưa chắc nguyên liệu làm nên hàng hóa đó có xuất xứ 100% từ Việt Nam.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, luồng ý kiến khác lại cho rằng, khi một sản phẩm được tạo ra bởi những linh kiện từ nước ngoài, lắp ráp đơn giản, thậm chí nhập nguyên chiếc rồi bóc tem mác “Made in China” và dán tem mác đè lên rồi nói rằng “xuất xứ Việt Nam” thì rõ ràng đó là hành vi lừa dối người tiêu dùng, chưa kể việc cạnh tranh không lành mạnh, gây tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào hàng Việt.
Hang Trung Quoc gan mac Viet: Hieu lua doi nguoi tieu dung, sao van lam?
 Dây chuyền lắp ráp tivi Asanzo. Ảnh: Thời báo Tài chính.
Vậy, nếu Asanzo nhập hàng Trung Quốc gắn mác Việt là sự thật, có nên được cảm thông hay đáng bị lên án?
Thời đại toàn cầu hóa, việc sản phẩm “Made in…” ở đâu không phải là vấn đề quan trọng bởi nó không hẳn là thương hiệu quốc gia bởi thương hiệu quốc gia không chỉ là những gì được sản xuất tại nước đó và càng không phải là niềm tự hào dân tộc. Nếu gọi đúng tên sản phẩm mang thương hiệu quốc gia phải là “Made by…” như “made by Việt Nam” (tạo ra bởi người Việt) chẳng hạn. Ví dụ, như nhắc đến xe máy Honda người ta sẽ nhắc ngay đến Nhật Bản dù chiếc xe ấy “Made in Việt Nam”, hay nhắc đến điện thoại Samsung ngày nay người ta nghĩ ngay đến Hàn Quốc dù chiếc điện thoại ấy được sản xuất tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Hay như thời điểm này, nhắc đến tivi Asanzo, người ta nhắc đến Trung Quốc dù nó có “xuất xứ Việt Nam”.
Như vậy, có thể thấy, thương hiệu Quốc gia với mỗi sản phẩm không phải nó được sản xuất ở đâu mà chính là nó được tạo ra ở đâu, do ai!
Việc Asanzo nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp nên chiếc tivi thì không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, nếu Asanzo xé tem nhãn “Made in Trung Quốc” hoặc dán tem, nhãn đè lên rồi quảng cáo Asanzo là hàng Việt Nam công nghệ Nhật Bản là sự thật, rõ ràng đây là hành vi cố tình che dấu, thậm chí lừa dối khách hàng về xuất xứ các linh kiện tạo nên sản phẩm “Xuất xứ Việt Nam”.
Vì sao phải bóc tem “Made in China” để thay thế bằng “Xuất xứ Việt Nam”?
Người Việt vốn có truyền thống tự hào dân tộc. Bởi vậy, khi những sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam thì trong mắt người tiêu dùng thông thái luôn nghĩ rằng đó là “sản phẩm của người Việt Nam” bởi vậy họ tin dùng. Điều này dễ hiểu khi hàng hóa ghi xuất xứ "Made in Vietnam" sẽ dành được nhiều tình cảm của người tiêu dùng trong nước với thói quen sử dụng hàng nội và phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Bởi vậy, xuất xứ Việt Nam hay “Made in Việt Nam” sẽ tạo uy tín, danh tiếng của sản phẩm và hưởng ưu đãi về thuế, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Người Việt Nam cũng rất sính hàng ngoại nhưng lại luôn “dị ứng” với hàng hóa Trung Quốc.  
Mới đây, Chủ tịch Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam – Phạm Văn Tam khi trao đổi với báo chí đã phải thừa nhận: “Tôi nghĩ nó là hàng lắp ráp tại Việt Nam thì đúng hơn. Nó là sản phẩm được sở hữu từ công ty Việt Nam nhưng nó không phải là hàng Việt Nam".
Nhập linh kiện Trung Quốc giá rẻ để tạo nên những sản phẩm rẻ và chọn lối truyền thông bằng lòng tự hào dân tộc rõ ràng đã mang lại những thành công cho Asanzo. Minh chứng rõ ràng nhất là doanh thu từ sản phẩm tivi tăng cấp số nhân theo mỗi năm, năm 2014 là đạt 610 tỷ đồng, năm 2015 đạt mốc 1.500 tỷ đồng, năm 2016, doanh thu tivi tiếp tục tăng theo cấp số nhân với 2.500 tỷ đồng và năm 2017 con số này 4.200 tỷ đồng.
Nhưng thực tế đã chứng minh đó là con dao hai lưỡi khi truyền thông điều tra và phát hiện ra sự gian dối trong quảng bá và thực tế của sản phẩm.
Asanzo đang phải nhận những hệ quả của mặt trái của truyền thông bằng tự hào dân tộc khi Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cũng đã tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao đối với với các sản phẩm của Tập đoàn Asanzo. Thậm chí, một số nhà bán lẻ, siêu thị, điện máy đã tạm ngưng kinh doanh, chờ phản quyết cuối cùng đối với Asanzo.
Đáng lo ngại khi những người tiêu dùng đã tỏ ra hoài nghi sản phẩm của Asanzo khi thông tin nhập hàng Trung Quốc gắn mác Việt tràn lan trên báo chí. Ngay như bản thân ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch Asanzo cũng bị gạch tên khỏi hội đồng đầu tư trong chương trình Shark Tank mùa 3. Trước đó, Đài truyền hình Việt Nam cũng thông báo tạm dừng phát sóng các phần có liên quan đến ông Phạm Văn Tam để chờ kết luận từ cơ quan điều tra.
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng (hải quan, quản lý thị trường...) rà soát lại việc thực hiện quản lý Nhà nước và chức trách, nhiệm vụ được giao trong vụ việc này; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật, phải báo cáo lại trước ngày 30/7/2019. Các Bộ Tài chính, Công thương, Tổng cục Thuế, thậm chí Bộ Công an đang vào cuộc xác minh những thông tin trên báo chí về Asanzo. Rồi đây những đúng, sai sẽ được làm rõ nhưng rõ ràng Asanzo đang tự đưa mình vào “khủng hoảng” khi có hành vi lừa dối người tiêu dùng luôn tự hào với những sản phẩm thuần Việt.
Như ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khi trao đổi với báo chí thẳng thắn cho rằng, để xảy ra vấn đề trên, đầu tiên là trách nhiệm của doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật và thiếu đạo đức kinh doanh. Bởi nếu có lòng tự tôn dân tộc, đạo đức văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội, thì không thể gắn “Made in Viet Nam” lên hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc.

CEO thương hiệu Việt Asanzo thừa nhận sử dụng linh kiện Trung Quốc

Trước nghi vấn “Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam”, CEO Tập đoàn Asanzo - ông Phạm Văn Tam, cho biết sản phẩm Asanzo không phải “Made in Việt Nam” mà xuất xứ tại Việt Nam.

CEO thương hiệu Việt Asanzo thừa nhận sử dụng linh kiện Trung Quốc
Chia sẻ với VietNamNet về lô hàng linh kiện lò nướng thủy tinh bị Cục Hải quan TP HCM kiểm tra tháng ngày 7/9/2018, ông Tam khẳng định Asanzo đã ngừng sản xuất các mặt hàng này từ khoảng tháng 6/2018.

Hành trình nghi vấn Asanzo hàng Trung Quốc “gắn mác” thương hiệu Việt

(Kiến Thức) - Ngay sau khi xuất hiện thông tin Asanzo là hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao quyết định tước quyền sử dụng nhãn hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao với các sản phẩm của Tập đoàn Asanzo.

Hành trình nghi vấn Asanzo hàng Trung Quốc “gắn mác” thương hiệu Việt
Hanh trinh nghi van Asanzo hang Trung Quoc “gan mac” thuong hieu Viet
Sáng 21/6, tờ Phụ nữ TP.HCM đăng tải bài viết "Công ty 'ma' nhập hàng Trung Quốc cho thương hiệu Việt chất lượng cao" khiến không ít người tiêu dùng quan tâm.  

CEO Asanzo Phan Văn Tam nói gì giữa nghi vấn hàng Trung Quốc gắn mác Việt?

(Kiến Thức) - CEO Asanzo khẳng định hình ảnh mà một số báo đăng tải sản phẩm tivi có tem nhãn "made in China" thực chất chỉ là tem nhãn của linh kiện sườn. Ông Phan Văn Tam cũng nhấn mạnh sản phẩm của Asanzo chỉ nhập linh kiện từ Trung Quốc, không nhập nguyên chiếc.

CEO Asanzo Phan Văn Tam nói gì giữa nghi vấn hàng Trung Quốc gắn mác Việt?

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới