Hạn chế tới chỗ đông người để phòng đau mắt đỏ

(Kiến Thức) - Rất nhiều gia đình cả nhà đi khám vì đau mắt; có những đám giỗ trong một buổi có tới trên 20 người bị lây đau mắt từ một đứa trẻ. 

Hạn chế tới chỗ đông người để phòng đau mắt đỏ
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Trong thời gian này, tại Bệnh viện Mắt T.Ư mỗi ngày có từ 200-300 bệnh nhân đến khám vì bị đau mắt đỏ (còn gọi là đau mắt dịch, viêm kết mạc theo chẩn đoán của bác sĩ). 
Rất nhiều gia đình cả nhà đi khám vì đau mắt; có những đám giỗ trong một buổi có tới trên 20 người bị lây đau mắt từ một đứa trẻ. Mặc dù không phải là một bệnh nặng có thể dẫn đến mù lòa nhưng đau mắt dịch là một bệnh nguy hiểm do tính chất dễ lây và ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và học tập của người bệnh.
Bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây nhiễm rất cao thông qua tiếp xúc với những vật mang virus như tay, khăn mặt, khăn lau, dịch tiết, dử mắt, bông lau, lọ thuốc tra mắt, ho hoặc hắt hơi khi viêm đường hô hấp kèm theo do virus... Đau mắt đỏ do virus có khả năng lây lan từ khi ủ bệnh và trong suốt thời gian bị bệnh. Còn đau mắt do vi khuẩn có khả năng lây lan từ khi phát bệnh cho đến 1 ngày sau khi đã bắt đầu dùng kháng sinh. Vì thế, trong những ngày này, nên hạn chế đến chỗ đông người để tránh lây nhiễm. 
Trong gia đình, cần hạn chế tiếp xúc, sử dụng vật sinh hoạt như khăn tay, chậu rửa, đồ trang điểm... Đặc biệt, cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là sau khi tiếp xúc với mắt bị đau, các vật có thể truyền bệnh. Rửa tay bằng xà phòng sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả lây nhiễm đau mắt dịch kể cả do virus hoặc vi khuẩn.
Khi biết bị đau mắt, người bệnh nên đi khám bác sĩ mắt để có chẩn đoán đúng và được kê đơn thuốc phù hợp. Nên nhớ, bệnh mỗi người, mỗi lứa tuổi cần được điều trị bằng thuốc phù hợp theo từng loại nguyên nhân. Vì thế, không được tự ý mua thuốc hoặc mua theo lời khuyên của những người không phải là bác sĩ chuyên khoa mắt. 
Khi điều trị, cần tra thuốc theo hướng dẫn, không nên ngừng thuốc sớm vì bệnh có thể nặng trở lại nếu ngừng thuốc sớm. Tuyệt đối không xông mắt bằng lá trầu, lá dâu, rửa mắt với những dung dịch tự chế (kể cả nước muối) vì có thể làm cho bệnh nặng lên hoặc xuất hiện biến chứng như viêm giác mạc. 
Tại gia đình, nên lau sạch đồ chơi, vật dụng của trẻ bị bệnh với dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng để tránh lây nhiễm. Dù trong nhà có vài người đau mắt phải sử dụng thuốc giống nhau thì cũng nên dùng riêng biệt, không nên sử dụng chung lọ thuốc vì có thể lây nhiễm chéo các chủng vi khuẩn hoặc virus từ người này sang người khác. 

Bài thuốc trị đau mắt đỏ bằng đông y

(Kiến Thức) - Bên cạnh việc điều trị căn bệnh này bằng tây y, đông y cũng có những bài thuốc chữa hiệu quả.

Bài thuốc trị đau mắt đỏ bằng đông y
Trong 2 tuần vừa qua, bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) ngày càng có những diễn biến phức tạp, số người mắc bệnh ra tăng nhanh chóng, có nhiều địa phương, thành phố lớn bùng phát dịch trên diện rộng.

Kinh hoàng nứt toác chân vì bóng đèn huỳnh quang

(Kiến Thức) - Thông tin về một người đàn ông suýt bị cưa chân do dẫm phải lớp bột trắng có trong bóng đèn huỳnh quang compact bị vỡ khiến nhiều người lo lắng. 

Kinh hoàng nứt toác chân vì bóng đèn huỳnh quang
Các chuyên gia cho biết, cũng giống như đèn huỳnh quang ống tuýp kiểu cũ, bên trong đèn compact có chứa thành phần bột huỳnh quang. Vì thế, người sử dụng cần chú ý khi xử lý bóng cũ, bóng hỏng, bóng vỡ để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ bỏng do hóa chất.
Bỏng phốt pho do vỡ bóng đèn
Thông tin được dẫn từ các trang web kể về trường hợp một người đàn ông bị nứt toác chân sau khi dẫm phải mảnh vỡ bóng đèn huỳnh quang compact. Theo đó, người đàn ông này khi trèo lên ghế để thay bóng đèn huỳnh quang compact bị cháy thì tuột tay làm rơi cái bóng đèn xuống đất vỡ choang. Ông ta vội leo xuống ghế thì vô tình dẫm phải những mảnh vỡ của bóng đèn lẫn lớp bột trắng có ở trong bóng. Ít phút sau, ông cảm thấy gan bàn chân bỏng rát, sau đó đỏ rộp và có hiện tượng bị loét. Đi bệnh viện, sau 2 tuần hút hết các mô tế bào bị chết, vết thương mới liền lại, nếu không ông sẽ phải cưa chân.

Những người già siêu... khỏe

(Kiến Thức) - Những tưởng các môn thể thao mạo hiểm đòi hỏi sức khỏe cao chỉ dành cho những người trẻ. Thế nhưng rất nhiều cụ già không chỉ hứng thú với chúng mà còn đạt kỉ lục thế giới. 

Những người già siêu... khỏe
Bạn có dám mạo hiểm tập yoga với xe đạp trên vách đá mà không có bất cứ điều kiện bảo hiểm nào? Trong ảnh là ông Keefe, 61 tuổi, người dành chức vô địch xe đạp Ấn Độ năm 1972.
 Bạn có dám mạo hiểm tập yoga với xe đạp trên vách đá mà không có bất cứ điều kiện bảo hiểm nào? Trong ảnh là ông Keefe, 61 tuổi, người dành chức vô địch xe đạp Ấn Độ năm 1972.
Người phụ nữ này đã 78 tuổi.Hầu hết ở tuổi này người già phải dùng kính để có thể xem ti vi hay đọc sách báo, nhưng bà thậm chí còn đánh bại các cảnh sát trong cuộc thi bắn súng để giành chức vô địch bộ môn này. Bà đã từng 25 lần vô địch quốc gia và được mệnh danh là "nữ xạ thủ".
Người phụ nữ này đã 78 tuổi.Hầu hết ở tuổi này người già phải dùng kính để có thể xem ti vi hay đọc sách báo, nhưng bà thậm chí còn đánh bại các cảnh sát trong cuộc thi bắn súng để giành chức vô địch bộ môn này. Bà đã từng 25 lần vô địch quốc gia và được mệnh danh là "nữ xạ thủ".

Đọc nhiều nhất

Tin mới