Gối thuốc trị bệnh cao huyết áp

(Kiến Thức) - Các nhà y học cổ truyền và hiện đại từ lâu đã dùng phương pháp dược chẩm (gối thuốc) để vừa phòng vừa chữa được nhiều bệnh. 

Gối thuốc trị bệnh cao huyết áp
Gối đầu xoa huyệt vị
Theo quan niệm của y học cổ truyền, đầu gáy là nơi hội tụ của các kinh dương, có rất nhiều huyệt vị quan trọng, liên quan mật thiết đến sự tuần hoàn của khí huyết và công năng hoạt động của các tạng phủ. Các dược vật chứa trong ruột gối sẽ cọ xát, tác động trực tiếp lên da và các huyệt vị vùng đầu cổ, thẩm thấu vào trong cơ thể mà phát huy tác dụng dược lý.
Để làm gối thuốc nên chọn các loại vải bông, vải sợi để làm vỏ ruột gối, không nên dùng vải pha nilon hay vải sợi hóa học nhằm đạt được yêu cầu mềm mại, thông thoáng và dễ hấp thụ chất thuốc. Tùy theo mục đích trị liệu mà lựa chọn hoa, lá, hạt, vỏ... của các dược vật cho phù hợp.
Bệnh cao huyết áp
Cúc hoa, đạm trúc diệp, tang diệp, sinh thạch cao, bạch thược, xuyên khung, từ thạch, mạn kinh tử, mộc hương, tằm sa, bạc hà, lượng vừa đủ nhồi vào trong vỏ ruột gối, mỗi ngày gối đầu ít nhất 6 giờ, 3 tháng là 1 liệu trình. Công dụng: Sơ phong thanh nhiệt, bình can tiềm dương, chủ trị cao huyết áp. Đây là phương gối thuốc do Lý Thời Trân sáng chế, được gọi là Lý Thời Trân dược chẩm.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Thạch quyết minh, hoa cúc trắng, hồng hoa, lượng vừa đủ, sấy khô tán vụn nhồi làm ruột gối. công dụng: Tiềm dương bình can, hoạt huyết an thần, giáng áp.
Phèn chua 300g, hoa cúc trắng và hạ khô thảo mỗi thứ 500g, sấy khô tán vụn nhồi làm ruột gối. Công dụng: Thanh nhiệt bình can, an thần giáng áp.
Đau đầu, mất ngủ
Cúc hoa, bạc hà, tang diệp, vỏ đậu xanh, lượng vừa đủ, sấy khô tán vụn, nhồi làm ruột gối, gối đầu ít nhất 8 giờ mỗi ngày, 1 tháng là 1 liệu trình. Công dụng: Sơ phong thanh nhiệt, chỉ thống, chuyên dùng để chữa chứng mất ngủ.
Cúc hoa 1.000g, xuyên khung 400g, đan bì 200g, bạch chỉ 200g. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, nhồi làm ruột gối. Công dụng: Sơ phong thanh nhiệt, hoạt huyết an thần, chuyên dùng đẻ chữa chứng mất ngủ, được gọi là An miên dược chẩm.
Quy bản, long cốt, viễn trí, xương bồ, lượng vừa đủ, sấy khô tán nhỏ, nhồi làm ruột gối. Công dụng: Dưỡng âm an thần, chuyên dùng để chữa suy nhược thần kinh và chứng mất ngủ, suy giảm trí nhớ.
Bệnh cột sống cổ
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đương quy, khương hoạt, cảo bảo, chế xuyên ô, hắc phụ phiến, xuyên khung, xích thược, hồng hoa, địa long, huyết kiệt, xương bồ, đăng tâm, tế tân, quế chi, đan sâm, phòng phong, lai phục tử, uy linh tiên, mỗi thứ 300g, nhũ hương và một dược mỗi thứ 200g, băng phiến 20g. Trừ băng phiến, các vị thuốc đem sấy khô tán nhỏ rồi nhồi cùng băng phiến làm ruột gối, mỗi ngày gối đầu từ 6 giờ trở lên, 3 tháng là 1 liệu trình. 
Công dụng: Hoạt huyết tán ứ, thông kinh chỉ thống, chuyên dùng để chữa bệnh lý cột sống cổ như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, vẹo cổ...
Viêm kết mạc
Quyết minh tử 120g, tằm sa 120g, bồ công anh 120g, sấy khô tán vụn, nhồi làm ruột gối, mỗi ngày gối đầu ít nhất 8 giờ. Công dụng thanh nhiệt giải độc, chuyên dùng để chữa viêm kết mạc cấp tính.
Box: Dược chẩm liệu pháp có hiệu quả chậm và kéo dài nên khi sử dụng phải kiên trì, liên tục và nhẫn nại. Nói chung, mỗi ngày ít nhất phải gối trên 6 giờ và liên tục trong 2 - 3 tuần. Đây là phương pháp mang tính chất phòng bệnh tích cực và hỗ trợ trị liệu, nhất là đối với các thể bệnh nặng. Dược chẩm chủ yếu dùng cho các bệnh lý có liên quan đến đầu, mắt và mặt. Liệu pháp này hầu như không có tác dụng phụ.

Cách làm gối thuốc phòng, chữa bệnh

Cách làm gối thuốc phòng, chữa bệnh
Gối là vật dụng không thể thiếu với mỗi người. Có người thích dùng gối cao, gối thấp hoặc gối cứng, gối mềm, nhưng ít ai chú ý đến chất liệu làm gối có ảnh hưởng tốt hay xấu đến sức khỏe của mình. Với trẻ sơ sinh, với người già yếu, ốm đau bệnh tật thì chiếc gối là vật bất ly thân. Vậy ruột gối nên làm bằng gì cho thích hợp mỗi người để nằm ngủ ngon giấc và phòng chữa được bệnh? 


Chế độ dinh dưỡng trong ngày Tết

(Kiến Thức) -Vui ba ngày xuân, người có bệnh, nhất là bệnh tim, đái tháo đường, gút cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để vẫn vui mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ...

Chế độ dinh dưỡng trong ngày Tết
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Theo BSCK I Nguyễn Thị Ánh Vân, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, người bệnh tim mạch, tăng huyết áp cần tránh thực phẩm có chứa nhiều muối như dưa kiệu, dưa hành, dưa món, lạp xưởng, giò lụa, thịt nấu đông, tai lợn ngâm nước mắm. Cạnh đó là thực phẩm chứa nhiều béo như mỡ gà, lợn, bò, da gà, da lợn, đồ lòng, phủ tạng, thức uống có chất kích thích như cà phê, bia, rượu, nước ngọt hoặc các nước ép trái cây có ga. 

6 liệu pháp làm đẹp nên thực hiện mỗi tuần

Mỗi tuần một lần, hãy thực hiện 6 liệu pháp làm đẹp sau đây. Bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ với kết quả của chúng.

6 liệu pháp làm đẹp nên thực hiện mỗi tuần
Hấp tóc. Sản phẩm dùng để hấp tóc có công dụng tương tự với sản phẩm xả nhưng độ đậm đặc và dưỡng chất cao hơn. Dù bạn thường xuyên dùng dầu xả sau khi gội nhưng vẫn nên hấp tóc 1 lần/tuần. Có hai cách hấp nóng và hấp nguội. Đối với tóc thường và hư tổn nhẹ, bạn nên hấp nóng còn đối với tóc hư tổn nặng do sử dụng nhiều hóa chất, bạn chỉ nên hấp nguội.
 Hấp tóc. Sản phẩm dùng để hấp tóc có công dụng tương tự với sản phẩm xả nhưng độ đậm đặc và dưỡng chất cao hơn. Dù bạn thường xuyên dùng dầu xả sau khi gội nhưng vẫn nên hấp tóc 1 lần/tuần. Có hai cách hấp nóng và hấp nguội. Đối với tóc thường và hư tổn nhẹ, bạn nên hấp nóng còn đối với tóc hư tổn nặng do sử dụng nhiều hóa chất, bạn chỉ nên hấp nguội.

Đọc nhiều nhất

Tin mới