Dùng máu của mình nuôi đỉa khổng lồ như thú cưng

Một chàng trai khoe lên mạng clip quay cảnh một con đỉa khổng lồ hút máu trên cánh tay anh ta, vốn đã chi chít vết đỉa cắn.

Dùng máu của mình nuôi đỉa khổng lồ như thú cưng
Hầu hết mọi người đều muốn nuôi một con thú cưng trong nhà là chó hoặc mèo. Nhưng mới đây, một thanh niên đã đăng lên mạng đoạn video để khoe con “thú cưng” kỳ dị và đáng sợ của mình, đó là một con đỉa khổng lồ sống bằng máu của chính chủ nhân.
Trong đoạn video được quay dưới ánh sáng của một chiếc đèn pin này, con đỉa khổng lồ dài gần 40 cm và to gần bằng cổ tay người lớn này đang bám chặt vào tay của chủ nhân để hút máu. Trên cánh tay của thanh niên này cũng chi chít những vết cắn của đỉa, dấu tích của những lần hút máu trước đó.
Dung mau cua minh nuoi dia khong lo nhu thu cung
 Con đỉa khổng lồ đang mải mê hút máu trên cánh tay của chàng trai
Dù bị con đỉa khổng lồ bám vào tay và hút máu như vậy, chàng trai vẫn rất bình tĩnh rọi đèn pin để quay phim và không hề có bất cứ biểu hiện sợ hãi hay đau đớn nào.
Theo tờ Mirror của Anh, đoạn video trên được quay ở Nhật Bản. Tuy nhiên, địa điểm chính xác và danh tính của người thanh niên “khác người” trên vẫn chưa được tiết lộ.
Theo các chuyên gia, sau khi bám vào da người, loài đỉa sẽ tiết ra một loại chất chống đông máu và gây tê để liên tục hút máu của vật chủ cho đến khi no nê. Sau khi hút máu no, kích thước của đỉa có thể tăng gấp nhiều lần so với lúc ban đầu, và nó sẽ tự rơi xuống để hưởng thụ bữa ăn.
Theo thời gian, với lượng máu chúng hút vào, đỉa sẽ ngày càng trở nên lớn hơn, và một số con có thể đạt chiều dài tới 40 cm.
Dung mau cua minh nuoi dia khong lo nhu thu cung-Hinh-2
 Trên tay chàng trai chi chít những vết đỉa cắn từ trước đó
Tuy nhiên trái với những gì mọi người thường nghĩ, mặc dù là loài hút máu, nhưng đỉa không sống chủ yếu bằng máu người hay các loài động vật, mà chúng thích “ăn tươi nuốt sống” những loài động vật thân mềm nhỏ, chẳng hạn như giun.
Một số loài đỉa cũng được sử dụng để phục vụ mục đích y tế, chẳng hạn như để chống đông máu hoặc hút máu trong các cuộc phẫu thuật tái tạo.
Các bác sĩ tin rằng khi sử dụng đỉa để hút lượng máu “dư thừa” ra khỏi bệnh nhân, cơ thể của họ sẽ dược thanh lọc và trở nên khỏe mạnh hơn. Biện pháp này đã được người Ai Cập cổ đại sử dụng từ cách đây 2.500 năm.
Mới đây, một bệnh viện ở Trung Quốc ở Trung Quốc đã phát hiện ra một con đỉa dài tới 7 cm sinh sống bên trong cổ họng của một cậu bé. Con đỉa này đã lọt vào miệng cậu bé sau khi cậu dừng lại uống nước ở một hồ nước trên đường đến trường, và trú ngụ ở đó trong một thời gian dài cho đến khi lớn lên và làm cản trở đường thở của cậu bé.

Hỏng nát cả tinh hoàn vì tự chữa tiểu buốt

(Kiến Thức) - Khi anh K. đến bệnh viện thì đã bị viêm tinh hoàn nặng, tinh hoàn bên trái đã hoại tử, chỉ vì tự chữa khi thấy tiểu buốt, sưng đau.

Hỏng nát cả tinh hoàn vì tự chữa tiểu buốt
Anh  N.V.K. (42 tuổi, ngụ tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) mới phải phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị hoại tử. Trước đó, anh K. đi tiểu bị gắt buốt, tinh hoàn bên trái sưng, nóng, đau kèm sốt, lạnh run. Sau một tuần mắc bệnh, anh K. không đi khám mà tự mua thuốc uống. Bệnh trở nặng nên mới vào bệnh viện khám thì bác sĩ phát hiện anh bị viêm tinh hoàn và tinh hoàn bên trái đã hoại tử.
Hong nat ca tinh hoan vi tu chua tieu buot
 Ảnh minh họa.

Thực hư đỉa lúc nhúc trong bụng người ở BV Bạch Mai

Hình ảnh đỉa lúc nhúc trong bụng bệnh nhân, được một "bác sĩ" đăng lên Facebook khiến nhiều người hoang mang.

Thực hư đỉa lúc nhúc trong bụng người ở BV Bạch Mai
Những ngày vừa qua, dư luận khá hoang mang khi trên mạng Facebook, một tài khoản mang tên “Bác sĩ Tuấn Ninh” đã đăng nhiều bức ảnh rất ghê rợn về những con đỉa to, kèm ảnh về cuộc phẫu thuật. Bên cạnh những ảnh đó còn có ảnh những gói kẹo với lời kêu gọi mọi người hãy cảnh giác cao độ, “vì loại kẹo này (từ Trung Quốc) đã tràn sang Việt Nam, một bệnh nhân ở Tuyên Quang bị đau bụng do ăn kẹo này.

Đỉa khô tán nhuyễn trong thực phẩm sinh sôi trong cơ thể người?

(Kiến Thức) - Trước dư luận về việc đỉa khô tán nhuyễn trộn trong thực phẩm có thể sinh sôi trong cơ thể người, các chuyên gia đã vào cuộc giải đáp.

Đỉa khô tán nhuyễn trong thực phẩm sinh sôi trong cơ thể người?
Đỉa sấy khô tán bột phát triển thành con?
Liên quan tới tin đồn con đỉa sấy khô tán bột cấy vào các loại thực phẩm bánh kẹo, sinh sôi trong bụng người, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng cục ATTP khẳng định: "Việc cấy trứng đỉa, bột đỉa sấy khô vào thực phẩm như bánh quy, mỳ tôm, bim bim hay sữa bột... để sau khi con người ăn phải trứng và bào tử đỉa phát triển thành con đỉa trong cơ thể người, phá hủy nội tạng là không có cơ sở khoa học".
Đỉa sấy khô tán bột không thể nở thành đỉa con.
Đỉa sấy khô tán bột không thể nở thành đỉa con.
Cũng theo ông Phong, với sản phẩm mì ăn liền, các loại mì đều được sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín với những yêu cầu nghiêm ngặt về đảm bảo an toàn thực phẩm. Quá trình tạo ra sản phẩm đòi hỏi phải trải qua công đoạn hấp chín ở 100 độ C và chiên trong dầu ở nhiệt độ 150 độ C. Mì sau khi chiên xong được chạy qua hệ thống quạt để làm nguội, sau đó được phân loại và qua hệ thống kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói. Nếu có trứng đỉa hoặc bột đỉa trong đó thì cũng đã chín và không thể nở thành con đỉa được. 
Hơn nữa, mì ăn liền, bánh quy, bim bim là sản phẩm đã được chiên khô và đóng gói trong bao bì kín là môi trường đỉa và các vi sinh vật không thể phát triển.
Cũng liên quan tới vấn đề trên, PGS.TS Phạm Bình Quyền, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam cho biết: "Bào tử của đỉa qua quá trình chế biến thực phẩm không thể tồn tại được. Trứng đỉa chỉ có thể nở trong môi trường thích hợp, có độ ẩm như ruộng, đất, chứ không thể nở trong ruột, dạ dày. Con đỉa khi có lạc vào trong người cũng không thể sống được bởi trong ruột, trong dạ dày có độ pH, các men tiêu hủy...
 PGS.TS Phạm Bình Quyền cho biết thêm, đỉa là một bộ sinh vật sống dưới nước thuộc ngành giun đốt. Cơ thể của giun đốt nói chung cũng như dỉa nói riêng gồm một chuỗi các đơn vị giống nhau được gọi là các đốt. Giữa các đốt có vách ngăn. Với cấu trúc này khiến cho mỗi đốt là một phần của cơ thể, có thể điều chỉnh ở một mức độ nhất định hoạt động chung của toàn cơ thể. Đó là lý do chủ yếu cho việc khi cắt, gây tổn thương con đỉa ở một số vị trí nhất định thì cá thể đỉa cũng như giun đốt có khả năng tái sinh và hình thành nên cá thể mới. 
Tuy nhiên, sự tái sinh này là hữu hạn, nếu làm phá vỡ cấu trúc thể xoang thì dù chỉ cắt cá thể đỉa ra làm đôi,ì cá thể cũng không có khả năng tái sinh. Mặt khác, ngành giun đốt đã xuất hiện hệ thống tuần hoàn kín, nên đỉa cũng sẽ không có khả năng tái sinh trong điều kiện đã phơi khô hoặc đốt cháy.

Đọc nhiều nhất

Tin mới