Đỗ xe ôtô trên vỉa hè sẽ chịu mức phạt như thế nào?

Quy định chưa rõ ràng về đỗ xe "trái quy định" và "trái quy định của pháp luật" khiến việc xử lý hành vi đỗ ôtô trên vỉa hè gặp khó khăn.

Đỗ xe ôtô trên vỉa hè sẽ chịu mức phạt như thế nào?
 
Theo thông tư 04/2008/TT-BXD, hè, vỉa hè, hè phố là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.
Có thể thấy, Thông tư này chỉ rõ rằng vỉa hè phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và không quy định rõ ràng chỉ dành riêng cho người đi bộ và không cấm đỗ xe ôtô. Trong khi đó, Luật giao thông đường bộ mới nhất ban hành năm 2008 cũng có quy định: Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định. Tuy nhiên, định nghĩa "đỗ xe trên hè phố trái quy định" lại không được Luật quy định cụ thể.
Do xe oto tren via he se chiu muc phat nhu the nao?
Các văn bản ban hành liên quan cũng khiến người tham gia giao thông cảm thấy mơ hồ về lỗi đỗ ôtô trên vỉa hè.
Theo Luật giao thông đường bộ, chỉ có 11 vị trí không được dừng, đỗ xe (không có vỉa hè) và yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe, đỗ xe phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét (25 cm) và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông.
Dù quy định là vậy nhưng đến thời điểm hiện tại, việc xác định và xử lý hành vi đỗ xe trên hè, phố trái quy định vẫn còn gặp khó khăn do quy định về việc đỗ xe "trái quy định" và "trái quy định của pháp luật" vẫn chưa được làm rõ. Thêm vào đó các văn bản ban hành liên quan cũng khiến người tham gia giao thông cảm thấy mơ hồ về lỗi đỗ ôtô trên vỉa hè.
Do xe oto tren via he se chiu muc phat nhu the nao?-Hinh-2
 Việc xác định và xử lý hành vi đỗ xe trên hè, phố trái quy định vẫn còn gặp khó khăn do quy định về việc đỗ xe "trái quy định" và "trái quy định của pháp luật" vẫn chưa được làm rõ. 
Ví dụ cụ thể là UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2053/QĐ-UBND về việc phê duyệt 56 tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên địa bàn. Với quyết định này, liệu có thể hiểu rằng ngoài 56 tuyến phố cấm thì các tuyến phố còn lại liệu có được đỗ xe trên vỉa hè, phố mà không cần tuân thủ các quy định về dừng, đỗ xe hay không?
Mức xử phạt lỗi đỗ ôtô trên vỉa hè mới nhất năm 2021
Theo Nghị định 100, cụ thể là tại Khoản 3, Điều 5 quy định: Phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật, vi phạm Điểm e "Đỗ sát không theo lề đường, hè phố phía bên ngoài theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 mét; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy dịnh của pháp luật; đỗ xe nơi có biển "Cấm đỗ xe" hoặc biển "Cấm dừng xe và đỗ xe".
Đỗ ôtô trên vỉa hè trong trường hợp nào không bị phạt?
Để tránh bị phạt khi đỗ xe trên vỉa hè, bạn cần nắm rõ những biển báo, ký hiệu về Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ; hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp cho đơn vị được phép trông giữ xe theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Do xe oto tren via he se chiu muc phat nhu the nao?-Hinh-3
Theo Nghị định 100, cụ thể là tại Khoản 3, Điều 5 quy định: Phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật. 
Cụ thể, theo Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ năm 2019 (QCVN 41:2019/BGTVT), tài xế sẽ được đỗ xe một phần trên hè phố nếu gặp biển mang ký hiệu I.408a. Đây là biển chỉ dẫn cho phếp bạn đỗ một phần xe trên vỉa hè với yêu cầu phải đỗ từ 1/2 thân xe trở lên trên hè phố. Khoảng cách, chiều dài nơi đỗ xe có thể được xác định giới hạn bằng vạch kẻ trên đường phố. Trường hợp cần thiết có thể đặt thêm biển phụ chỉ hiệu lực của vùng cho phép đỗ.
Ngoài ra, trong trường hợp đơn vị thực hiện việc trông giữ xe theo vị trí đã được quy hoạch, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì bạn được phép dừng/đỗ xe theo quy định. Do đó, bạn cần kiểm tra xem khu vực mình đỗ xe có biển báo hoặc biển được cấp phép dừng/đỗ xe theo quy định hay không nhằm tránh bị phạt lỗi đỗ ôtô trên vỉa hè trái luật.

Thảm cảnh chợ xe máy Dịch Vọng thời “chính chủ“

Thảm cảnh chợ xe máy Dịch Vọng thời “chính chủ“
Chợ xe máy cũ vốn nhộn nhịp người mua, kẻ bán nhưng kể từ khi Nghị định 71 nâng mức xử phạt đối với xe không chính chủ lên tới 1 triệu đồng thì không một khách hàng nào bén bảng tới đây
Chợ xe máy cũ vốn nhộn nhịp người mua, kẻ bán nhưng kể từ khi Nghị định 71 nâng mức xử phạt đối với xe không chính chủ lên tới 1 triệu đồng thì không một khách hàng nào bén bảng tới đây.
Bên trong, chợ vắng như
Bên trong, chợ vắng như "chùa bà Đanh".

Xe máy đi sai làn tại Việt Nam bị phạt bao nhiêu?

(Kiến Thức) - Trong năm 2020, mức phạt đối với lỗi sai làn xe máy đã tăng mạnh. Mức phạt này được nêu tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019 và chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2020. 

Xe máy đi sai làn tại Việt Nam bị phạt bao nhiêu?
 
Theo Điều 13 về sử dụng làn đường quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Người đi xe máy không đội MBH sẽ bị phạt tới 600.000 đồng?

Mức phạt với hành vi không đội mũ bảo hiểm (MBH) đang được đề xuất tăng gấp 2 lần so với hiện nay, lên 600.000 đồng, trong khi đó hành vi che biển số đề xuất tăng 10 lần, lên 2 triệu đồng.
 

Người đi xe máy không đội MBH sẽ bị phạt tới 600.000 đồng?
Video: Đề xuất phạt 600.000 đồng người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
Mức phạt với hành vi không đội mũ bảo hiểm đang được đề xuất tăng gấp 2 lần so với hiện nay, lên 600.000 đồng, trong khi đó hành vi che biển số đề xuất tăng 10 lần, lên 2 triệu đồng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

 TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” vừa được Vingroup phát động ngày 10/1 không chỉ giúp Hà Nội giải quyết “giặc ô nhiễm” mà còn cho thấy tấm lòng đáng trân trọng.