Diễn đàn Đổi mới toàn diện GD: Cần ghi tên người thẩm định

(Kiến Thức) - Vấn đề thẩm định sách phải đề cao tính công tâm, bởi không chỉ có đánh giá mà còn chọn lựa, thế nên cần ghi tên tất cả người thẩm định.

Diễn đàn Đổi mới toàn diện GD: Cần ghi tên người thẩm định
Tại Diễn đàn "Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông: Thời cơ, thách thức và những giải pháp thực hiện" do Liên hiệp Các Hội KH&KT Việt Nam vừa tổ chức, nhiều chuyên gia đã chia sẻ những ý kiến tâm huyết.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
GS Nguyễn Minh Thuyết đặt ra 4 câu hỏi khi đổi mới sách giáo khoa (SGK). Thứ nhất, nên thay đổi toàn bộ SGK hay chỉ thay đổi những quyển có nội dung không phù hợp? Thay đổi tức thì hay có lộ trình? Bộ GD&ĐT có nên viết SGK không? Câu trả lời của ông là không, vì không phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của bộ. Nhưng liệu sẽ không có ai viết SGK mới hay không? Câu trả lời là Bộ GD&ĐT hãy giao cho một đơn vị trực thuộc như Nhà xuất bản Giáo dục. Việc giao cho đơn vị thuộc Bộ sẽ đảm bảo điều kiện công bằng, bởi Bộ không đủ tiền để làm, lúc đó đơn vị thuộc bộ phải bỏ tiền ra làm, thiếu có thể vay Nhà nước và bán sách để trả nợ. 
Từng có nhiều năm giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, GS Nguyễn Khắc Phi cho biết, lâu nay chúng ta chỉ chăm chăm nhìn vào SGK mà chưa chú trọng đúng mức tới chương trình, do đó lần này xây dựng chương trình sẽ phức tạp gấp nhiều lần so với trước. Còn vấn đề thẩm định sách phải đề cao tính công tâm, bởi không chỉ có đánh giá mà còn chọn lựa. "Tôi đề nghị SGK lần này phải ghi tên tất cả những người thẩm định" GS Nguyễn Khắc Phi đề nghị.
Ông Nguyễn Đình Anh, Chủ tịch Hội Khoa học Giáo dục Nghệ An cho biết, khi nói tới làm SGK phải căn cứ vào 2 cơ sở, thứ nhất là điều kiện của đất nước và khoa học của việc làm sách. Vấn đề đặt ra ai sẽ là người biên soạn SGK phổ thông tốt nhất cho các trường? Đồng thời, cũng phải căn cứ vào tình hình thực tế đất nước để giao cho ai làm sách, chứ tuyệt đối không thể giao theo diện cảm tính như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa khác.
GS Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam bày tỏ, chương trình là "linh hồn" định hướng cho quá trình dạy và học, do đó một chương trình là hợp lý. Để triển khai tốt thì khâu kế hoạch, tổ chức và quản lý là quan trọng nhất, đây đang là điểm yếu làm cho nhiều công việc không có kết quả. Làm sách cần tập trung trí tuệ, lực lượng, còn việc tập hợp như thế nào là tùy. Nhưng trước mắt phải xây dựng được một chương trình tốt.
Trái ngược quan điểm cần nhiều bộ SGK, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho rằng: Chỉ cần một chương trình, một bộ sách thật chuẩn cập nhật những vấn đề của thời đại và kế thừa những điều chúng ta nuôi dưỡng từ bao đời nay. Điều này có nghĩa cần bộ sách có tính mở, phần mở là phần để phù hợp với những địa bàn, còn cốt lõi là theo cái chung chứ không nên để quá xa với trình độ dân tộc nói chung. Trên tinh thần như vậy, phải lập Ủy ban Quốc gia về biên tập SGK trong đó tập hợp những người có trí tuệ nhất để soạn bộ SGK chuẩn này. 

Diễn đàn Đổi mới toàn diện giáo dục: Vì sao phải đổi mới?

(Kiến Thức) - Theo Bộ GD&ĐT, đã đến lúc phải có một chương trình và sách giáo khoa phù hợp để đáp ứng với yêu cầu của mục tiêu giáo dục mới...

Diễn đàn Đổi mới toàn diện giáo dục: Vì sao phải đổi mới?
Chương trình và SGK phải đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển mô hình nhân cách, những phẩm chất và năng lực của học sinh. Vấn đề đầu tiên đặt ra cho việc xây dựng chương trình và biên soạn SGK là phải xác định hệ thống phẩm chất và năng lực cần phát triển ở học sinh Việt Nam trong giai đoạn tới là những phẩm chất, năng lực gì, tại sao lại là các phẩm chất và năng lực ấy, nội hàm của mỗi năng lực, các mức độ của mỗi năng lực ấy đối với từng trình độ, lứa tuổi...
 
Chương trình, SGK mới phải thiết lập được sự cân đối giữa "dạy học" và "giáo dục". Phải xác định đúng và có cách tiếp cận phù hợp các đặc trưng của từng lĩnh vực giáo dục, môn học, hoạt động trải nghiệm. Thực trạng mất cân đối giữa dạy chữ, dạy người và dạy nghề hiện nay có nguyên nhân chính là do chương trình chưa coi trọng xử lý hài hoà các đặc trưng đó. Chương trình, SGK được thiết kế tương ứng theo hai giai đoạn của giáo dục phổ thông: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn định hướng nghề nghiệp. Chương trình, SGK phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất giữa dạy học tích hợp và dạy học phân hóa. 

Trai giả gái bán dâm chèo khách công khai giữa Sài Gòn

(Kiến Thức) - Khi màn đêm buông xuống, dọc nhiều tuyến phố ở Q.10, hàng chục “chân dài” là trai giả gái đứng hai bên đường chèo kéo khách mua dâm...

Trai giả gái bán dâm chèo khách công khai giữa Sài Gòn
Dọc các tuyến đường như Lý Thường Kiệt, Bắc Hải... (quận 10, TP HCM), cứ tối đến, có hàng chục trai giả gái và những người chuyển giới đứng hai bên đường kiếm khách. Họ liên tục buông lời mời chào mỗi khi có người đàn ông nào đi qua.

Dọc các tuyến đường như Lý Thường Kiệt, Bắc Hải... (quận 10, TP HCM), cứ tối đến, có hàng chục trai giả gái và những người chuyển giới đứng hai bên đường kiếm khách. Họ liên tục buông lời mời chào mỗi khi có người đàn ông nào đi qua. 

Cảnh tượng chèo kéo, ngã giá công khai giữa đường phố.
Cảnh tượng chèo kéo, ngã giá công khai giữa đường phố.

Diễn đàn Đổi mới toàn diện giáo dục: Những việc cần làm

(Kiến Thức) - Theo quan điểm của Bộ GD&ĐT, để đổi mới toàn diện nền giáo dục, nhiều bộ sách giáo khoa phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

Diễn đàn Đổi mới toàn diện giáo dục: Những việc cần làm
Trước hết, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương này nhằm thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận cũng như huy động sự tham gia đánh giá, giám sát, phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục nói chung, chủ trương một chương trình và nhiều SGK nói riêng. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tiếp đó là phải thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia Đổi mới chương trình, SGK và các Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, SGK cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thành lập ở cấp quốc gia một số đơn vị như Ban Những vấn chung về chương trình, SGK; Ban Xây dựng chương trình tổng thể; các ban xây dựng chương trình môn học (trong đó mỗi ban đều có tổng chủ biên chương trình từ lớp 1 - 12); các Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình, SGK. 

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới