Dịch sởi bùng phát: hệ quả từ nỗi ám ảnh vắc-xin?

(Kiến Thức) - Bùng phát dịch sởi tại nhiều địa phương có thể coi là hệ quả của việc các bậc cha mẹ dùng dằng không cho con đi tiêm chủng khi liên tiếp có các ca tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem và viêm gan B.

Dịch sởi bùng phát: hệ quả từ nỗi ám ảnh vắc-xin?
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất: chính những tai biến liên tiếp sau khi tiêm vắc xin, những hoang mang, nghi ngờ, những câu hỏi về chất lượng vắc xin của chương trình tiêm chủng mở rộng, nguyên nhân cái chết của các cháu bé sau khi tiêm vắc xin đã trở thành nỗi ám ảnh tâm lý cho nhiều bà mẹ. Họ hoang mang, sợ hãi và mất niềm tin vào việc tiêm phòng cũng như chất lượng vắc xin, chất lượng tiêm chủng.
Nhiều chuyên gia tâm lý khác cũng đồng tình rằng thực tế hiện nay tiêm chủng đang trở thành nỗi ám ảnh tâm lý quá lớn của các bà mẹ. Chính những ám ảnh tâm lý, nỗi sợ hãi không giải tỏa được mới dẫn tới tình trạng trẻ được tiêm phòng bệnh giảm. Nhiều bà không đưa con đi tiêm chủng phòng bệnh dẫn tới có dịch bệnh con bị phát bệnh, lây bệnh một cách dễ dàng. 
Chính những ám ảnh tâm lý của các bậc cha mẹ lại đang hại con trẻ với cơ thể không được bảo vệ trước các loại dịch bệnh có thể phòng tránh được.
Dịch sởi đang bùng phát ở nhiều địa phương.
 Dịch sởi đang bùng phát ở nhiều địa phương.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nguyên nhân sâu xa của việc nhiều ông bố bà mẹ không đưa con đi tiêm phòng cũng đều vì sự an toàn của trẻ. Vì mất niềm tin nên nhiều ông bố bà mẹ chọn phương án mà họ cho làm an toàn hơn đó là không đưa con đi tiêm. Tuy nhiên, cũng phải nhìn thẳng vào vấn đề, liệu bạn có thể đặt niềm tin vào tiêm chủng không khi mà có nhiều đứa trẻ khỏe mạnh nhưng chỉ vài giờ sau khi đi tiêm chủng phòng bệnh đã đột ngột tử vong một cách đau đớn, tức tưởi.
Chị Thanh Mai ở Sóc Sơn, Hà Nội chia sẻ: “Mỗi khi lên báo đọc được thông tin về một vụ tử vong của trẻ sau khi tiêm vắc xin, rồi liên tiếp sau đó là nhưng bài phân tích liên quan… tôi bị hỗn loạn giữa mê trận thông tin. Hàng loạt câu hỏi và sự lo lắng. Tôi phải làm gì, nên làm gì và làm như thế nào để con mình khỏe mạnh an toàn?
Đưa con đi tiêm, hay không đưa con đi tiêm? Tiêm ở đâu? Tiêm vắc xin của nước nào?... Qủa thực tôi rất hoang mang sợ hãi và ám ảnh mỗi khi nghĩ tới hai chữ tiêm chủng và lịch tiêm chủng của con. Nó là nỗi sợ hãi, như quả tạ ngàn cân của tôi cũng như nhiều bà mẹ có con nhỏ khác”.
 
Trong khi đó, lý giải về nguyên đầu năm 2014 dịch sởi bùng phát mạnh mẽ, các chuyên gia đều cảnh báo, sự bùng phát bất thường của dịch bệnh này chủ yếu là do nhiều phụ huynh không đưa con đi tiêm phòng đầy đủ, bỏ tiêm phòng. 
Bệnh sởi là bệnh rất dễ lây và tất cả mọi người cho dù ở nhóm tuổi nào cũng đều có khả năng mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch trước đó. Những ai nếu trước đó chưa từng mắc bệnh sởi, hoặc chưa từng được tiêm vắcxin sởi bao giờ thì đều có nguy cơ mắc bệnh này.

Ông Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết: “Quy trình tiêm vaccine phòng bệnh sởi đúng, đủ 2 mũi tiêm. Mũi 1 được tiêm vào lúc trẻ được 9 tháng tuổi và mũi 2 nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi.

Tuy nhiên, đánh giá trên các bệnh nhân mắc sởi được ghi nhận tại Hà Nội cho thấy, có đến 40% số ca mắc bệnh do chưa được tiêm phòng và 12,5% chưa tiêm phòng đầy đủ 2 mũi vắc xin sởi theo quy định.
Riêng ở Hà Nội thì đây, luôn là địa phương có tỷ lệ tiêm phòng cao, đạt từ 95% trở lên, nhờ đó mà nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nói chung, dịch sởi nói riêng trong 3 năm trở lại đây được khống chế tốt. Tuy nhiên, từ khi xảy ra những sự cố tai biến sau khi tiêm vaccine Quinvaxem hồi đầu năm 2013, tỷ lệ tiêm phòng các loại vaccine tại Hà Nội giảm xuống, đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến bệnh sởi tái xuất trên diện rộng.
Thực tế không chỉ riêng Hà Nội mà đáng báo động là gần đây ở nhiều địa phương trong cả nước, tỷ lệ tiêm chủng giảm đi đáng kể do nhiều bà mẹ lo lắng trước những thông tin về các trường hợp phản ứng sau tiêm vắc xin viêm gan B, Quinvaxem... Chính vì vậy, nhiều bậc phụ huynh lo sợ, sợ hãi nên đã không cho trẻ đi tiêm phòng vắcxin".
Không tiêm chủng thì trẻ không được phòng bệnh và sẽ dễ mắc các dịch bệnh? Tiêm chủng thì trẻ có thể gặp những phản ứng không lường và rất dễ dẫn đến tử vong? Vòng luẩn quẩn khiến cho các bậc phụ huynh thêm một lần nữa vướng vào ma trận không biết lựa chọn như thế nào. Trong khi đó, theo Ông Nguyễn Trần Hiển: "Nếu trẻ em không được bảo vệ trước các bệnh có thể dự phòng bằng vắcxin thì nguy cơ các dịch bệnh quay trở lại rất lớn".
Đến thời điểm này dịch sởi đang có nguy cơ lan rộng và diễn biến phức tạp với hơn 630 trường hợp mắc từ đầu năm 2014 đến nay trong đó Yên Bái có 253 trường hợp, TP.HCM gần 150 trường hợp...
Trong tháng 1/2014, có 67 trẻ phải nhập viện vì sởi có biến chứng. Đặc biệt, trong 10 ngày đầu tháng 2/2014 số bệnh nhân tăng vọt với 80 cháu bị mắc. Bệnh nhân tập trung nhiều nhất ở Hà Nội, tiếp đến là Yên Bái, Phú Thọ, Nam Định… với nhiều trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi – chưa đến tuổi tiêm chủng đã mắc sởi. Đến thời điểm hiện này diễn biến dịch sởi vẫn phức tạp với số trẻ mắc mới vẫn tăng lên ở một số địa phương khiến người dân vô cùng hoang mang lo sợ.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đây là lần đầu tiên dịch sởi bùng phát trên địa bàn Hà Nội sau 3 năm liền không ghi nhận bệnh nhân.

Hàng chục trẻ mắc sởi vẫn được coi là thành tựu y tế?

(Kiến Thức) - Dù thời gian qua ghi nhận hàng chục ca mắc sởi ở Hà Nội, nhưng đó vẫn được coi là một thành tựu y tế Thủ đô.

Hàng chục trẻ mắc sởi vẫn được coi là thành tựu y tế?
Trước tình hình dịch bệnh mùa đông xuân có chiều hướng gia tăng, nhất là bệnh sởi, ngày 8/2, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội đã tiến hành Hội Nghị triển khai phòng và chống dịch mùa Đồng xuân năm 2014.
Đánh giá về tình hình dịch bệnh trong thời gian qua, ông Nguyễn Nhật Cảm, GĐ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, hiện ngành y tế Dự phòng Hà Nội đang tích cực triển khai ngăn chặn sự phát tán của cúm A (H5N1), đề cao cảnh giác đối với dịch cúm A (H7N9),mặc dù cho đến thời điểm hiện tại, ở nước ta chưa ghi nhận trường hợp nào mắc loại dịch cúm này.

Tránh uống rượu khi “động phòng” sinh con

(Kiến Thức) - Theo y học cổ truyền phương Đông, trong giai đoạn chuẩn bị có thai rất quan trọng để sinh ra những đứa con minh mẫn, khoẻ mạnh... 

Tránh uống rượu khi “động phòng” sinh con
Hỏi: Tôi đang định có thai vào cuối năm để mùa thu sang năm sinh cháu nhưng có người bạn làm Đông y lại bảo kiêng vào thời gian cuối đông và kiêng rượu. Xin hỏi, tại sao lại kiêng như vậy? - Nguyễn Văn Hồng (Phú Xuyên, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Tái tạo xương chậu bằng titan nhờ vào công nghệ in 3D

Một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình ở Anh đã thành công trong việc sử dụng công nghệ in 3D tiên tiến nhất để tạo khung xương chậu mới cho một bệnh nhân nam từng phải cắt bỏ một nửa khung xương chậu do ung thư. 

Tái tạo xương chậu bằng titan nhờ vào công nghệ in 3D
Công nghệ in 3D cho phép tái tạo gần như mọi hình thể ba chiều từ dữ liệu máy tính và được xem là có tiềm năng sử dụng to lớn trong lĩnh vực y học.
Công nghệ in 3D có thể mô phỏng chính xác bộ phận cơ thể người (Nguồn: DM)
Công nghệ in 3D có thể mô phỏng chính xác bộ phận cơ thể người (Nguồn: DM)

Đọc nhiều nhất

Tin mới