Dạy con biết chịu trách nhiệm

(Kiến Thức) - Dạy cho trẻ biết sống có trách nhiệm nghĩa là bạn đang uốn nắn trẻ trở thành một người sống tốt hơn, và thành công hơn trong cuộc sống. 

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Nếu bạn dạy trẻ có trách nhiệm, trẻ sẽ biết nghĩ trước khi hành động, biết lường trước hậu quả của những việc mình làm. Trong học tập, một đứa trẻ có trách nhiệm cao chắc chắn sẽ có kết quả tốt ở lớp bởi đứa trẻ ấy biết tự giác, có tinh thần trách nhiệm trong việc học, làm bài tập chăm chỉ. Trẻ có trách nhiệm cũng sẽ biết cách xử lý vấn đề tiền bạc tốt hơn biết chi tiêu hợp lý, có tính minh bạch và sòng phẳng.
Để dạy trẻ biết chịu trách nhiệm, trước hết bạn hãy tạo lập thói quen chia sẻ công việc cho con. Căn cứ vào độ tuổi của con mà phân công những công việc thích hợp sẽ giúp trẻ tự ý thức và hình thành thói quen đảm nhận công việc của mình mỗi ngày và trẻ sẽ biết chịu trách nhiệm hoàn thành những việc đó. Khi giao việc, cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra, khích lệ, động viên để con hiểu rằng cha mẹ luôn bên con. 
Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể giúp đỡ con hoàn thành công việc nhưng tuyệt nhiên không làm hộ trẻ, kể cả khi con gặp trở ngại, tránh cho trẻ hình thành thói quen ỉ lại, ngại khó. Nếu trẻ làm điều gì đó sai trái, hãy nói rõ cho trẻ hiểu cần phải chịu trách nhiệm về việc đó và bố mẹ không thể lúc nào cũng chịu trách nhiệm thay con được. Một điều quan trọng nữa khi dạy về trách nhiệm cho trẻ em là chính cha mẹ phải làm gương cho con về việc biết chịu trách nhiệm trước mọi việc. Không bao giờ nên dạy trẻ những điều mà chính cha mẹ lại không thực hiện được.

Dạy con biết sống

Gần nhà tôi có bác bán trứng gia đình rất khó khăn. Vợ bị liệt một bên tay, một mình bác lăn lộn chợ búa hàng họ. Suốt ngày thấy bác chở hàng bằng cái xe đạp cũ mà mỗi tuần vài lần lại thấy phải mở ra để sửa. Nhà ở gầm cầu thang. Có lần tôi đã vào đó để mua trứng thì thấy rất ái ngại, ngổn ngang, bừa bộn và hôi hám vì trứng gà trứng vịt chất đầy trong phòng... Được cái hai cô con gái đều đang học đại học. 

Dạy con từng lứa tuổi theo quan điểm Phật giáo

Các nhà nghiên cứu Phật giáo đã chỉ ra sự hình thành và phát triển nhân cách con người diễn ra có tính quy luật theo từng lứa tuổi, bắt đầu từ khi thọ thai cho đến trưởng thành. 

Vì thế, giáo dục bao giờ cũng hướng vào con người cụ thể với những đặc điểm tâm lý riêng về lứa tuổi, giới tính... và những đặc trưng độc đáo trong nhân cách. Do đó, giáo dục phải xuất phát từ những đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng để đề ra các nội dung, cách thức phù hợp. Cụ thể là Phật giáo chủ trương giáo dục từ trong thai nhi cho đến khi lọt lòng, lớn lên và cả trưởng thành sau này mà có từng nội dung giáo dục, phương thức giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới