Đài Loan “bày mưu, tính kế” đối phó ADIZ của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Cho máy bay tiến hành tập trận trong khu vực phòng không của Đài Loan là một trong các biện pháp nước này đề ra đối phó với ADIZ của Trung Quốc.

Đài Loan “bày mưu, tính kế” đối phó ADIZ của Trung Quốc
Tại một hội nghị chuyên đề được tổ chức tại Đài Loan hôm qua, Tổng thống Mã Anh Cửu tuyên bố, Đài Loan sẽ đối phó với việc Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
Theo đó, Tổng thống Mã Anh Cửu đã đề xuất các biện pháp bao gồm: Đài Loan sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền của Đài Loan đối với quần đảo Điếu Ngư Đài (phía Nhật Bản gọi là Senkaku); máy bay của lực lượng vũ trang Đài Loan sẽ tiếp tục tiến hành các bài tập trong khu vực phòng không của Đài Loan, ngay cả khi một số khu vực có tranh chấp với Trung Quốc đại lục.
Máy bay quân sự Đài Loan tiếp tục tiến hành cuộc tập trận ở cả khu vực tranh chấp với Trung Quốc.
 Máy bay quân sự Đài Loan tiếp tục tiến hành cuộc tập trận ở cả khu vực tranh chấp với Trung Quốc.
Tổng thống Mã Anh Cửu khẳng định, Chính phủ Đài Loan sẽ bày tỏ quan điểm phản đối về việc Trung Quốc thiết lập ADIZ. Ngoài ra, sẽ ủng hộ tất cả các quốc gia sẵn sàng giải quyết tranh chấp lãnh thổ của các nước trong khu vực theo Sáng kiến hòa bình biển Hoa Đông do Tổng thống Mã Anh Cửu đề xuất.
Liên quan đến những phản ứng của Đài Loan, ngày 1/12, Bộ Quốc phòng nước này cho biết, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tiến tới thiết lập ADIZ trên Biển Đông sau khi Trung Quốc áp đặt ADIZ trên biển Hoa Đông.
Trong tuyên bố của mình được đệ trình lên Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Viện Lập pháp Đài Loan, Bộ Quốc phòng Đài loan nhấn mạnh: “Trung Quốc áp đặt ADIZ trên biển Hoa Đông vào ngày 23/11 vừa qua là để khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình tại quần đảo Điếu Ngư (Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài, Nhật Bản gọi là Senkaku) và các lợi ích kinh tế biển ở các khu vực lân cận. Động thái trên của Trung Quốc có ý định thách thức cơ chế an ninh khu vực do Mỹ lãnh đạo, cũng như cung cấp một nền tàng pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong trường hợp tòa án quốc tế phán quyết trong tương lai về chủ quyền tranh chấp trên biển Hoa Đông. ADIZ cho phép Trung Quốc ngăn cản các máy bay trinh sát điện tử Không quân và Hải quân Mỹ, Nhật Bản trong khu vực”.
 
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan về ADIZ đã được gửi cho các nhà lập pháp thuộc Viện Lập pháp Đài Loan nghiên cứu trước khi các quan chức từ Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Ủy ban An ninh sẽ ra điều trần trước cơ quan lập pháp Đài Loan.
Cùng ngày, phương tiện truyền thông Đài Loan dẫn nguồn tin Tuần san Châu Á xuất bản tại Hồng Kông cho biết, sau khi Trung Quốc thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông, Trung Quốc có thể chuẩn bị làm điều tương tự tại Biển Đông và Hoàng Hải.
“Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã quyết định phê duyệt phương án áp đặt ADIZ ở biển Hoa Đông trong phiên họp Quân ủy từ tháng 8/2013, đồng thời sắp tới Trung Quốc sẽ tiếp tục đơn phương áp đặt khu nhận diện phòng không ở Biển Đông và Hoàng Hải”, nguồn tin từ Quân ủy Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cho biết.
Theo Tuần san Châu Á, việc áp đặt ADIZ là một bước thay đổi trọng tâm của Trung Quốc. Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chiến lược đã trở nên quan trọng hơn một cuộc tranh giành tài nguyên với phạm vi từ quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát đến eo biển Miyako, một cửa ngõ tiến ra Tây Thái Bình Dương.

Vạch mặt máy bay TQ “diễu võ” ở khu vực phòng không

(Kiến Thức) - Nhật Bản đã công bố hình ảnh 2 loại máy bay trinh sát Trung Quốc thực hiện cuộc tuần tra khu vực nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông.

Vạch mặt máy bay TQ “diễu võ” ở khu vực phòng không
Phương tiện truyền thông quốc tế hôm qua đồng loạt đưa tin việc máy bay Trung Quốc thực hiện chuyến tuần tra đầu tiên trên khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông ngay sau quyết định thành lập công bố hôm 23. Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố những hình ảnh 2 loại máy bay trinh sát Trung Quốc xuất hiện ở Hoa Đông. Trong ảnh là chiếc Tu-154M biên chế trong Không quân Trung Quốc “diễu võ, dương oai” trên Hoa Đông.
 Phương tiện truyền thông quốc tế hôm qua đồng loạt đưa tin việc máy bay Trung Quốc thực hiện chuyến tuần tra đầu tiên trên khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông ngay sau quyết định thành lập công bố hôm 23. Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố những hình ảnh 2 loại máy bay trinh sát Trung Quốc xuất hiện ở Hoa Đông. Trong ảnh là chiếc Tu-154M biên chế trong Không quân Trung Quốc “diễu võ, dương oai” trên Hoa Đông.

Cận cảnh trực thăng đa năng “khủng” nhất Campuchia

(Kiến Thức) - 12 trực thăng Z-9 do Trung quốc chế tạo được coi là những chiếc trực thăng hiện đại nhất Không quân Hoàng gia Campuchia hiện nay.

Cận cảnh trực thăng đa năng “khủng” nhất Campuchia
Tại căn cứ không quân ở thủ đô Phnom Pênh vào ngày hôm qua đã diễn ra lễ bàn giao 12 trực thăng đa năng Z-9 do Trung Quốc sản xuất cho Campuchia theo hợp đồng ký kết năm 2011 trị giá 195 triệu USD.
 Tại căn cứ không quân ở thủ đô Phnom Pênh vào ngày hôm qua đã diễn ra lễ bàn giao 12 trực thăng đa năng Z-9 do Trung Quốc sản xuất cho Campuchia theo hợp đồng ký kết năm 2011 trị giá 195 triệu USD.

Trung Quốc dùng UAV J-6 tuần tra khu vực phòng không

(Kiến Thức) - Theo tờ BBC, Trung Quốc đã cải tiến tiêm kích có người lái J-6 thành máy bay không người lái để phục vụ tuần tra khu vực nhận dạng phòng không.

Trung Quốc dùng UAV J-6 tuần tra khu vực phòng không

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 
Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.

Tin mới

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.