Cuộc chiến ngoại giao “khốc liệt” Mỹ - Nga bước sang giai đoạn mới

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ra lệnh đóng cửa 3 cơ sở ngoại giao Nga ở Mỹ,  sau khi phía Nga trục xuất một số nhà ngoại giao Mỹ.

Cuộc chiến ngoại giao “khốc liệt” Mỹ - Nga bước sang giai đoạn mới
Theo Washington Post, thông tin trên do Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo vào hôm 31/8.
Các cơ sở ngoại giao này gồm tổng lãnh sự quán Nga ở San Francisco, một cơ sở ngoại giao ở thủ đô Washington và một cơ sở lãnh sự ở thành phố New York. Việc đóng cửa phải được hoàn tất vào ngày 2/9.
Cuoc chien ngoai giao “khoc liet” My - Nga buoc sang giai doan moi
 Tổng thống Nga Vladimir Putin không còn tin tưởng Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh ghép: Daily Express
Các cuộc trả đũa Mỹ-Nga, hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân,  có thể sẽ còn tiếp diễn và làm cho hy vọng của ông Trump về việc thắt chặt quan hệ với Nga trở nên xa vời hơn.
Mặc dù vậy, cũng vào ngày 31/8 thư ký Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders khẳng định Nhà Trắng muốn “ngừng chiều hướng đi xuống” trong quan hệ Mỹ-Nga.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết, Mỹ hy vọng khi Nga đã đạt được sự quân bình về số lượng nhân viên ngoại giao giữa 2 nước, thì Mỹ có thể tránh thêm các hành động trả đũa qua lại giữa đôi bên.
Ngoại trưởng Mỹ Tillerson điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov vào hôm 31/8 và thông báo rằng Mỹ đã tuân thủ yêu cầu của Nga vào hạn chót 31/8. Một quan chức ngoại giao Mỹ cho biết, ông Tillerson đã thông báo cho ông Lavrov về các yêu cầu mới của Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trước đó cho biết quan hệ Mỹ-Nga đã xuống tới mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh và an ninh quốc gia đòi hỏi Mỹ phải cải thiện mối quan hệ này (nhưng chính quyền ông Trump chưa thực sự thành công trong mục tiêu đó).
Hiện Mỹ đang điều tra về cái gọi là sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 theo hướng bất lợi cho ứng viên Hillary Clinton và có lợi cho ứng viên Trump.
Nga kiềm chế
Anatoly Antonov, người vừa được chỉ định làm Đại sứ Nga tại Washington, cảnh báo hai bên cần tránh những động thái vượt vòng kiểm soát.
Hãng thông tấn Nga TASS dẫn lời ông Antonov nói: “Chúng ta cần xử lý vấn đề này một cách bình tĩnh và chuyên nghiệp. Tôi và các đồng nghiệp sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách chuyên nghiệp”.
Dmitry Suslov, giám đốc chương trình tại Câu lạc bộ Bàn luận Quốc tế Valdai ở Moscow, nói: “Sau đó, tình hình tùy thuộc Mỹ có muốn trả đũa hay không. Tôi hy vọng rằng lần này chúng ta sẽ đặt dấu chấm hết cho vòng luẩn quẩn công kích và trả đũa này, hoặc ít nhất hai bên quản lý được mối quan hệ”.
Trong thông cáo của mình, Bộ Ngoại giao Nga nói rằng ông Lavrov “đã bày tỏ ông lấy làm tiếc về việc leo thang căng thẳng trong quan hệ song phương, mà phía khởi xướng không phải là chúng tôi”.
Trong khi phía Mỹ giải thích rằng họ làm vậy để đáp trả việc Nga yêu cầu cắt giảm nhân viên ngoại giao Mỹ ở Nga thì Nga quy trách nhiệm cho Mỹ về việc châm ngòi cho vòng luẩn quẩn trừng phạt và trả đũa vẫn chưa có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc.
Tổng thống Putin không còn tin ông Trump?
Khi Nga trục xuất các nhà ngoại giao vào mùa hè 2017, họ nói rằng đây là để trả đũa cho các lệnh trừng phạt của Mỹ và việc Mỹ tịch thu hai cơ sở ngoại giao lớn của Nga ở Mỹ. Phía Nga thì cho biết, phản ứng của họ là cân bằng số nhân viên ngoại giao làm việc ở mỗi nước. Tuy nhiên giới quan sát xem đây là dấu hiệu rõ ràng ông Putin đã không còn tin vào triển vọng có mối quan hệ thân thiện với Mỹ dưới thời Tổng thống Trump.
Tổng thống Nga Putin từng hy vọng việc ông Trump vào Nhà Trắng sẽ là sự khởi động mới và giúp đảo ngược các lệnh trừng phạt kinh tế mà Tổng thống Mỹ Obama đã áp đặt lên Nga do vai trò của Nga trong vấn đề Ukraine.
Thời ông Obama, trước các đánh giá của cơ quan tình báo Mỹ cho rằng Nga đã nỗ lực tác động đến bầu cử Mỹ 2016, chính quyền Mỹ đã trục xuất một số nhà ngoại giao Nga. Để thể hiện thiện chí với tân Tổng thống Mỹ Trump, ông Putin đã trì hoãn trong nhiều tháng việc trả đũa các hành động trục xuất từ phía Mỹ cũng như việc Mỹ tịch thu 2 cơ sở nghỉ dưỡng của ngành ngoại giao Nga ở Mỹ.
Thế nhưng ông Putin đã không trì hoãn mãi được. Đến tháng 7 vừa rồi, chính quyền Nga đã ra tay trục xuất một số nhà ngoại giao Mỹ. Và ngày 31/8, phía Mỹ đã đáp trả.
Vòng luẩn quẩn chưa chấm dứt sớm?
Ngoại trưởng Nga Lavrov nói với người đồng cấp Tillerson rằng Moscow sẽ xem xét kỹ lưỡng các động thái mới của Mỹ và sẽ công bố phản ứng của phía Nga.
Tương tự, phát ngôn viên Nauert của Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo Mỹ cũng có biện pháp khi cần thiết.
Nga vẫn giữ lại 3 lãnh sự quán khác và các cơ sở ngoại giao nhỏ hơn ở Mỹ.
Nga có nhiều cơ sở ngoại giao ở Mỹ hơn là Mỹ có ở Nga. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố họ không yêu cầu sự cân bằng tuyệt đối (về số nhân viên và cơ sở ngoại giao giữa 2 bên), coi đó là cách mở cánh cửa cải thiện quan hệ giữa đôi bên.
Trong ba cơ sở ngoại giao của Nga mà Mỹ vừa yêu cầu đóng cửa, có hai cơ sở thuộc sở hữu của Nga, và một cơ sở là do Nga thuê. Nga vẫn giữ quyền sở hữu các cơ sở này nhưng không được phép sử dụng chúng cho mục đích ngoại giao.
Các cơ sở ngoại giao của Nga ở Washington và New York là về thương mại, còn văn phòng lớn hơn ở San Francisco chuyên xử lý vấn đề visa và các công tác ngoại giao rộng hơn.
Hai nước này tố cáo lẫn nhau sử dụng các cơ sở ngoại giao cho hoạt động tình báo. Các quan chức Mỹ tuyên bố hai cơ sở nghỉ dưỡng mà họ tịch thu của Nga vào tháng 12/2016 đã bị Nga sử dụng sai mục đích, còn cơ sở ở San Francisco bị nghi thực hiện hoạt động tình báo kinh tế.
Edward Price, một cựu chuyên gia phân tích của cơ quan tình báo Mỹ CIA nói: “Việc đóng cửa cơ sở ngoại giao ở San Francisco sẽ làm suy giảm khả năng của Moscow trong việc theo dõi ngành công nghệ Mỹ thông qua các sĩ quan tình báo trong vỏ bọc ngoại giao. Việc đóng cửa đó sẽ buộc Nga phải lựa chọn một cách khó khăn giữa việc ưu tiên hoạt động ngoại giao hay tiến hành hoạt động thu thập tình báo ngầm”./.

Biên niên sử khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Theo đài Spunik, khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư.

Biên niên sử khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ
Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. Ngay từ đầu Liên bang Nga đã coi những vụ ném bom Nam Tư là hành động gây hấn xâm lược. Phản ứng đầu tiên là việc Thủ tướng Nga Evgeny Primakov hủy bỏ chuyến thăm chính thức Mỹ. Khi nghe tin về Nam Tư, Thủ tướng Evgeny Primakov lập tức ra lệnh cho chuyên cơ quay đầu khi đang ở trên Đại Tây Dương, không bay sang Mỹ mà trở về Moscow.  Liên bang Nga tạm ngừng hợp tác với NATO.
Bien nien su khung hoang quan he Nga-My
Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. 
Quan hệ Nga-Mỹ xấu đi bởi chiến dịch chống Iraq mà liên quân thực hiện vào tháng 3/2003, tiếp theo đó là cuộc xâm lược  của quân đội Mỹ vào Iraq. Chiến dịch quân sự ở Iraq đã không nhận được sự chia sẻ của ban lãnh đạo và dư luận xã hội Nga. Theo quan điểm của người dân Nga, mục đích chiến tranh của Mỹ là chiếm hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ và áp đặt quan điểm của họ về trật tự thế giới mà không thèm đếm xỉa đến vai trò của Liên Hợp Quốc.

Nga không nên tự lừa dối mình về Donald Trump

(Kiến Thức) - Nga không nên tự dối mình và không nên trông đợi sớm có những thay đổi cơ bản trong quan hệ Mỹ-Nga dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Nga không nên tự lừa dối mình về Donald Trump
Đó là ý kiến của Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Chính trị Alexander Gusev, Giám đốc Viện Kế hoạch Chiến lược và Dự báo (Nga).
Nga khong nen tu lua doi minh ve Donald Trump
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ảnh Salon 

Tiết lộ mới về đối đầu Nga-Mỹ ở Syria

(Kiến Thức) - Tình trạng đối đầu Nga-Mỹ tiếp tục gia tăng sau khi Nga thực hiện đe dọa theo dõi chiến đấu cơ Mỹ trong không phận Syria ở phía tây sông Euphrates.

Tiết lộ mới về đối đầu Nga-Mỹ ở Syria
Tình trạng đối đầu Nga-Mỹ tiếp tục gia tăng, sau khi Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo tuần trước rằng "bất kỳ vật thể bay nào” - bao gồm chiến đấu cơ và máy bay không người lái của liên minh chống IS – bị phát hiện ở phía tây sông Euphrates đều bị các lực lượng Nga trên không và trên mặt đất “đặt vào tầm ngắm”.
Tiet lo moi ve doi dau Nga-My o Syria
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 hiện đại của Nga triển khai ở Syria. Ảnh: Pravda 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.