Tiết lộ mới về đối đầu Nga-Mỹ ở Syria

(Kiến Thức) - Tình trạng đối đầu Nga-Mỹ tiếp tục gia tăng sau khi Nga thực hiện đe dọa theo dõi chiến đấu cơ Mỹ trong không phận Syria ở phía tây sông Euphrates.

Tiết lộ mới về đối đầu Nga-Mỹ ở Syria
Tình trạng đối đầu Nga-Mỹ tiếp tục gia tăng, sau khi Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo tuần trước rằng "bất kỳ vật thể bay nào” - bao gồm chiến đấu cơ và máy bay không người lái của liên minh chống IS – bị phát hiện ở phía tây sông Euphrates đều bị các lực lượng Nga trên không và trên mặt đất “đặt vào tầm ngắm”.
Tiet lo moi ve doi dau Nga-My o Syria
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 hiện đại của Nga triển khai ở Syria. Ảnh: Pravda 
Thiếu tướng Charles Corcoran, chỉ huy phi đội viễn chinh 380 của Không quân Mỹ, nói với Military.com rằng Lầu Năm Góc thiên về sử dụng chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor (Chim ăn thịt) thế hệ thứ 5 vì "đó là loại máy bay duy nhất có thể tồn tại ở khu vực đó".
Thiếu tướng Corcoran nói thêm rằng F-22 Raptor là chiến đấu cơ “ duy nhất mà chúng tôi sẽ đưa vào đó" nếu Nga cố tình theo dõi các loại máy bay liên minh bằng radar của các hệ thống tên lửa đất đối không. Ông nhấn mạnh rằng để "tấn công ISIS" ở khu vực phía tây sông Euphrates, Mỹ có thể cần nhiều F-22 Raptor hơn và các loại vũ khí "phòng thủ trên không" tương tự.
F-22 Raptor là máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5. Ban đầu nó được thiết kế để giành ưu thế trên không trước Không quân Liên Xô, nhưng nó cũng có nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát.
Tiet lo moi ve doi dau Nga-My o Syria-Hinh-2
 Chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Mỹ. Ảnh: FAS.com
F-22 Raptor có thể xác định rõ các mục tiêu để cùng tham chiến với các chiến đấu cơ F-15 và F-16. Thậm chí, F-22 Raptor còn có thể xác định được việc hai máy bay đồng minh đang cùng dự định tấn công một mục tiêu, cảnh báo chúng lựa chọn một mục tiêu khác. Tướng Houston, cựu chỉ huy Không lực Hoàng gia Australia, đã tuyên bố trong năm 2004 rằng F-22 là “loại máy bay chiến đấu nổi bật nhất từng được chế tạo”.
Tiết lộ của Thiếu tướng không quân Corcocan được đưa ra giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Nga và Mỹ, sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump cáo buộc chế độ Assad “chuẩn bị cho một cuộc tấn công hóa học mới”.
Nhà Trắng cho biết tình báo Mỹ đã phát hiện "các công việc chuẩn bị cho một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học khác của chế độ Assad, có thể dẫn tới việc giết người hàng loạt”.
Tuyên bố của Nhà Trắng đã được giải thích là một nỗ lực để ngăn chặn một cuộc tấn công hóa học sắp xảy ra nhắm vào lực lượng đối lập ở miền đông hoặc miền nam Syria, nơi các nhóm phiến quân đã tấn công tuyến phòng thủ dọc theo con đường chính dẫn đến Damascus cuối tuần qua.
Tuyên bố của Nhà Trắng nói rõ rằng mặc dù Mỹ đến Syria để loại bỏ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo, nhưng sẽ không ngần ngại tấn công liên minh ủng hộ Assad khi họ "tiến hành một vụ giết người hàng loạt bằng vũ khí hoá học".
Sau đó, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp quốc Nikki Haley đã cảnh báo cả Nga và Iran, khi phát biểu trước Quốc hội ngày 27/6: "Mục đích vào thời điểm này không chỉ gửi cho (Tổng thống Assad) mà còn gửi cho Nga và Iran một thông điệp rằng nếu điều này xảy ra lần nữa, chúng ta sẽ không bỏ qua”.
Thông tin tình báo dẫn tới cảnh báo của Mỹ xuất phát từ quá trình thu thập của các máy bay do thám của Mỹ bay dọc theo bờ biển phía tây Syria.
Sự hiện diện của máy bay do thám Mỹ ở Syria không phải là điều bất thường, nhưng việc đưa máy bay trinh sát hiện đại RC-135 vào cùng với máy bay do thám P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ bay dọc bờ biển phía tây Syria cho thấy Lầu Năm Góc đang tìm kiếm một cái gì đó cụ thể.
Quân đội Mỹ có thể đang do thám một trạm nghiên cứu vũ khí tên lửa (và vũ khí hóa học) do Iran xây dựng ở tỉnh Tartus phía tây Syria, mới khai trương cách đây khoảng một năm.
Trang mạng Al-Zaman al-Wasl liên quan đến phe đối lập Syria cho biết Iran cũng đang phát triển tên lửa tầm xa và công bố hình ảnh vệ tinh cơ sở của Iran trên ranh giới giữa hai tỉnh Hama và Tartus.
Tỉnh Tartus cũng là nơi đặt căn cứ hải quân duy nhất của Nga ở Địa Trung Hải và là một trung tâm hậu cần chính cho sự can dự của Quân đội Nga vào cuộc chiến Syria.

Biên niên sử khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Theo đài Spunik, khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư.

Biên niên sử khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ
Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. Ngay từ đầu Liên bang Nga đã coi những vụ ném bom Nam Tư là hành động gây hấn xâm lược. Phản ứng đầu tiên là việc Thủ tướng Nga Evgeny Primakov hủy bỏ chuyến thăm chính thức Mỹ. Khi nghe tin về Nam Tư, Thủ tướng Evgeny Primakov lập tức ra lệnh cho chuyên cơ quay đầu khi đang ở trên Đại Tây Dương, không bay sang Mỹ mà trở về Moscow.  Liên bang Nga tạm ngừng hợp tác với NATO.
Bien nien su khung hoang quan he Nga-My
Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. 
Quan hệ Nga-Mỹ xấu đi bởi chiến dịch chống Iraq mà liên quân thực hiện vào tháng 3/2003, tiếp theo đó là cuộc xâm lược  của quân đội Mỹ vào Iraq. Chiến dịch quân sự ở Iraq đã không nhận được sự chia sẻ của ban lãnh đạo và dư luận xã hội Nga. Theo quan điểm của người dân Nga, mục đích chiến tranh của Mỹ là chiếm hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ và áp đặt quan điểm của họ về trật tự thế giới mà không thèm đếm xỉa đến vai trò của Liên Hợp Quốc.

Kinh hoàng IS tấn công bằng vũ khí hóa học ở Mosul

(Kiến Thức) - Nhiều nạn nhân là trẻ em trong vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học được cho là do phiến quân IS thực hiện ở thành phố Mosul, Iraq.

Kinh hoàng IS tấn công bằng vũ khí hóa học ở Mosul
Kinh hoang IS tan cong bang vu khi hoa hoc o Mosul
Daily Mail đưa tin ngày 4/3, phiến quân IS được cho là thủ phạm của vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học ở thành phố Mosul hôm 1/3. 12 người, bao gồm phụ nữ và trẻ em, xuất hiện những triệu chứng tương tự như tiếp xúc với chất hóa học. Trong ảnh là bé Dima Nazim, 2 tuổi, đang được điều trị tại một bệnh viện ở Irbil. 
Kinh hoang IS tan cong bang vu khi hoa hoc o Mosul-Hinh-2
 Người phụ nữ đang chăm sóc cho cô con gái Ranmea tại bệnh viện sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Mosul.
Kinh hoang IS tan cong bang vu khi hoa hoc o Mosul-Hinh-3
 Bé Thaier Hamed Nadm, 10 tuổi, nằm trên giường bệnh.
Kinh hoang IS tan cong bang vu khi hoa hoc o Mosul-Hinh-4
 Dima Nazim, 2 tuổi, là một trong những nạn nhân nhỏ tuổi nhất của vụ tấn công tàn bạo này.
Kinh hoang IS tan cong bang vu khi hoa hoc o Mosul-Hinh-5
Một bác sĩ ở Irbil ngày 4/3 cho biết, trong hai ngày qua, bệnh viện của ông tiếp nhận 10 bệnh nhân bị thương do các chất hóa học gây ra. Ảnh: Bé Yasser, 11 tuổi. 
Kinh hoang IS tan cong bang vu khi hoa hoc o Mosul-Hinh-6
Bé Thaier Nazim, 10 tuổi, cũng là một trong số các nạn nhân của vụ tấn công. 
Kinh hoang IS tan cong bang vu khi hoa hoc o Mosul-Hinh-7
 Cô Ekhlas Meshal, 30 tuổi, bế con gái Ranmea mới được 2 tháng tuổi. Cô con gái Dima của Ekhlas cũng đang phải điều trị trong bệnh viện.
Kinh hoang IS tan cong bang vu khi hoa hoc o Mosul-Hinh-8
 Cô Ekhlas bật khóc khi hai con gái cùng bị thương trong vụ tấn công được cho là do nhóm khủng bố IS tiến hành ở Mosul.
Kinh hoang IS tan cong bang vu khi hoa hoc o Mosul-Hinh-9
 Nazim Hamid đứng cạnh giường bệnh của con trai Yasir, 11 tuổi. Các tác nhân hóa học khiến nạn nhân có thể nổi mụn, đỏ mắt, ho và nôn mửa…  (Nguồn ảnh: Daily Mail)

Ông Assad có điên mới sử dụng vũ khí hóa học?

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, Tổng thống Syria có điên mới vũ khí hóa học để chống lại nhân dân và trên thực tế, ông Assad không phải là người mất trí.

Ông Assad có điên mới sử dụng vũ khí hóa học?
Về cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học chống người dân ở tỉnh Idlib, chuyên gia Iran Mosib Na'imi - một nhà Arập học và là giám đốc báo Iran Al-Vafag – nói với Sputnik:
“Nhìn chung, động thái của Mỹ và các đồng minh là có thể dự đoán nếu không quên thực tế dự án trước đây của họ nhằm gán mác ‘chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học’ đã bị thất bại. Điều quan trọng cần biết rằng không có dữ liệu chính thức để chứng minh về vụ tấn công hóa học trong trường hợp Idlib.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.