Con số 34 nghìn tỷ đồng: Sơ suất đáng tiếc?

(Kiến Thức) - Bộ GD&ĐT cho rằng: "Đây là sơ suất rất đáng tiếc và Bộ xin nhận trách nhiệm". Nghe khó tin nhưng nếu đó là sự thật thì sẽ hơi buồn về cung cách làm việc.  

Con số 34 nghìn tỷ đồng: Sơ suất đáng tiếc?
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đây là ý kiến của ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo trả lời phỏng vấn báo chí về con số 34.000 tỷ đồng phục vụ cho Đề án: Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông do Bộ trực tiếp trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 
Theo ông Luận thì trong tờ trình và các tài liệu liên quan gửi lên Ủy ban, con số 34.000 tỷ đồng chỉ là tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của các nhóm chuyên gia khác nhau dựa theo các nội dung của Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Ông cũng cho biết, cá nhân ông và lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo chưa xem xét, thảo luận về các chi phí thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Nói như vậy thì vị đại diện lãnh đạo Bộ báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trao đổi thông tin trong buổi họp báo về con số 34.000 tỷ đồng là tùy hứng, chỉ là ý kiến cá nhân vị đó? Nếu đúng là như vậy thì cách làm việc xem ra có vấn đề trong nội bộ lãnh đạo của Bộ. 
Nếu con số 34.000 tỷ đồng là tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của các nhóm chuyên gia khác nhau thì không biết, các nhóm chuyên gia này do cơ quan nào quản lý, chỉ đạo? Họ làm việc theo yêu cầu hay cũng chỉ là để nghiên cứu chung chung mà chưa xác định mục đích rõ ràng? Và tại sao vị đại diện lãnh đạo Bộ lại tùy tiện sử dụng con số này để trao đổi tại hội nghị trong khi chưa có sự xem xét,  thảo luận trong lãnh đạo? Người nghe không thể không có những băn khoăn về những thông tin nói trên.
Khi dư luận lên tiếng thì người đứng đầu Bộ lại cho rằng: "Đây là sơ suất rất đáng tiếc và Bộ Giáo dục & Đào tạo xin nhận trách nhiệm về việc này". Nghe có vẻ khó tin nhưng nếu đó là sự thật thì sẽ hơi buồn về cung cách làm việc.  
Mong sao không còn những sơ suất rất đáng tiếc xảy ra trong quá trình thực hiện Đề án.

BT Vũ Luận: 100 tỷ biên soạn SGK, PGS Văn Như Cương: chỉ 35 tỷ!

(Kiến Thức) - Trong số hơn 34.000 tỷ đồng, theo Bộ Trưởng Phạm Vũ Luận, nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỷ đồng biên soạn SGK. Thế nhưng, PGS Văn Như Cương chỉ 35 tỷ đồng là đủ.

BT Vũ Luận: 100 tỷ biên soạn SGK, PGS Văn Như Cương: chỉ 35 tỷ!
Trong chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” ngày 20/4, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận đã trả lời về con số 34.275 tỷ đồng được cho là kinh phí để đổi mới chương trình, SGK phổ thông mà dư luận đang rất quan tâm.
"Con số 34.275 tỷ đồng, sau khi tìm hiểu, thì chúng tôi được biết là được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhiều nhóm chuyên gia khác nhau. Trong số này, các nhóm chuyên gia đề xuất không chỉ biên soạn SGK mà còn bao gồm đào tạo lại đội ngũ giáo viên, mua sắm trang thiết bị và nhiều công việc khác. Riêng về biên soạn chương trình và SGK, nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỷ đồng", Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ GĐ-ĐT, việc đại diện của Bộ GD-ĐT nhắc đi nhắc lại con số hơn 34.000 tỷ đồng này trong cuộc họp của UBVTQH và cuộc họp báo thường kỳ của Bộ GD-ĐT là một sai sót, sơ xuất đáng tiếc và khẳng định, khi đại diện của Bộ trình bày Tờ trình và hồ sơ gửi sang UBTVQH không có con số này. Để xảy ra sơ xuất này thì trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT. "Chúng tôi xin nhận trách nhiệm này", ông Phạm Vũ Luận nói.
Tuy nhiên, đặt vấn đề về nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỷ đồng biên soạn chương trình, SGK, Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội):
- Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận là Đề án đổi mới chương trình - SGK với chi phí ngân sách dự kiến là 34.275 tỷ đồng. Dự kiến dự thảo nghị quyết và đề án được Quốc hội xem xét thông qua ngay tại kỳ họp tháng 5 tới đây. Ông đánh giá thế nào về đề án này, thưa PGS Văn Như Cương? 
Khi tôi nghe về đề án này thì tôi thấy rất lạ. Vừa mới đây, Quốc hội đã thông qua Đề án chiến lược về đổi mới toàn diện nền giáo dục, giờ này đưa ra đề án đổi mới chương trình - SGK thì không hiểu là để làm gì, mục đích ra sao. Hơn nữa, nghe từ các nguồn thông tin thì rõ ràng đề án này không đưa ra được các con số chi tiết cụ thể như thế nào. Trước đây, Đề án Đổi mới toàn diện nền giáo dục cũng phải xem xét đi xem xét lại mới thông qua được vì nó quá sơ sài. Đến giờ lại đưa ra đề án này, không hiểu Bộ GD&ĐT vội vàng cái gì mà làm gì cũng sơ sài, đại khái, qua loa như vậy. 
- Nhiều người tỏ ra rất ngỡ ngàng bởi đây là một số tiền quá lớn cho việc xây dựng chương trình, SGK. Đã từng tham gia viết SGK, ông thấy thế nào?
Hơn 34 nghìn tỷ đồng, một con số không thể tưởng tượng nổi. Tôi không thấy trong báo cáo của Bộ GD&ĐT là số tiền đó chi vào các khoản gì cụ thể cả. Trong khi đáng lẽ ra khi đề xuất số tiền đó phải nói rõ chi cho xây dựng chương trình là bao nhiêu, SGK là bao nhiêu, tổ chức nhân sự làm thế nào, thẩm định, dạy thử, biên tập, thậm chí là đi tập huấn nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài ra sao, tuyên truyền... Tôi không thấy những cái đó. Còn với tư cách là người đã từng viết SGK, tôi có thể khẳng định, đảm bảo rằng chỉ cần 35 tỷ đồng là xong luôn. Tôi nhắc lại là 35 tỷ đồng, tôi có thể tổ chức viết lại toàn bộ SGK.
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội).
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội). 
- Ông dựa trên tính toán nào để đưa ra con số 35 tỷ đồng này?
Ngày xưa khi tôi tham gia viết sách, ví dụ là sách Toán lớp 12. Chương trình có 100 tiết học thì tiền để chi cho tác giả hồi đó là 300.000 - 400.000đ/tiết. Giờ giá cả tăng lên, tôi giả sử đến 1 triệu đồng/tiết thì để viết xong SGK Toán lớp 12 chỉ cần chi 100 triệu đồng. Nhân với 12 lớp thì cứ cho là đến hẳn 3 tỷ đồng đi. Nhân tiếp với 11 môn học nữa thì cũng chỉ khoảng 35 tỷ đồng. Nghĩa là nó chỉ bằng một phần nghìn số tiền mà dự án đưa ra. Thế thì còn 999/nghìn kia thì dùng để làm gì? Phải chăng là dùng để thẩm định xem cái nội dung đã viết kia có ổn hay không?
- Một bộ SGK thường có tuổi thọ bao lâu ạ?
Thế giới họ sử dụng các bộ SGK thường chỉ trong khoảng 7 - 8 năm là sẽ thay. 
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, khi xây dựng đề án, Bộ dự trù kinh phí 34.275 tỷ đồng bao gồm thực hiện công việc đổi mới chương trình, SGK, đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý gồm cả kinh phí tuyên truyền về đổi mới chương trình và SGK, đó là chưa kể đến tiền xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị ở những trường còn thiếu...

Làm sao có thể nhầm lẫn 34.000 tỷ biên tập SGK?!

(Kiến Thức) - “Sao người ta lại có thể nhầm lẫn lên tới con số 34 nghìn tỷ! Người dân thấy cực kỳ lạ! Đến những người buôn thúng bán mẹt, không có trình độ cũng bức xúc!” – ông Thanh chia sẻ.

Làm sao có thể nhầm lẫn 34.000 tỷ biên tập SGK?!
Sự nhầm lẫn trị giá… 34 nghìn tỷ
Là một cử tri, ông nhìn nhận thế nào về phát ngôn “đá” nhau của tư lệnh và phó tư lệnh ngành giáo dục?

Cảnh sát cơ động, CSHS... tham gia “xử” xe quá tải 24/24h

(Kiến Thức) - Lãnh đạo UBND TP HCM quyết tâm siết chặt xử lý phương tiện quá tải trên các tuyến quốc lộ và tăng cường lực lượng CSCĐ, CSHS... cùng phối hợp thực hiện.

Cảnh sát cơ động, CSHS... tham gia “xử” xe quá tải 24/24h

Từ hôm nay, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67) phối hợp với Thanh tra Sở GTVT tiến hành kiểm tra tải trọng khép kín 24/24 (kể cả thứ Bảy và Chủ nhật) tại 3 điểm trên địa bàn thành phố.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới