Chuyên gia Việt nói gì về việc Mỹ dỡ lệnh cấm bán vũ khí

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Ngoại giao), nhấn mạnh như vậy trước việc Mỹ bãi bỏ lệnh cấm mua bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Chuyên gia Việt nói gì về việc Mỹ dỡ lệnh cấm bán vũ khí
Ông đánh giá thế nào về việc Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm mua bán vũ khí sát thương với Việt Nam?
- TS Trần Việt Thái (ảnh trên): Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc quan hệ 2 nước thực sự trở lại bình thường; đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác mới, nhiều lựa chọn cho Việt Nam và Mỹ trong thúc đẩy quan hệ song phương cũng như cho những đóng góp tích cực và chủ động đối với hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Sự kiện này cũng tạo ra một dấu ấn cá nhân cho ông Obama trước khi kết thúc nhiệm kỳ; một dấu ấn đáng kể trong quan hệ Việt - Mỹ mà người ta sẽ nhắc đến ông nhiều với tư cách người đã góp phần đưa quan hệ Việt - Mỹ phát triển ngày càng toàn diện và có lợi cho cả hai phía, có lợi cho khu vực. Điều này cũng tạo tiền đề, cơ sở để củng cố nền tảng cho quan hệ Việt - Mỹ, góp phần xây dựng lòng tin giữa 2 nhà nước, 2 dân tộc.
Chuyen gia Viet noi gi ve viec My do lenh cam ban vu khi
 
Theo ông, hướng hợp tác quốc phòng giữa 2 nước trong thời gian tới khi lệnh cấm được dỡ bỏ hoàn toàn là gì?
- Việc có mua vũ khí hay không và mua vũ khí nào là quyết định của Bộ Quốc phòng cũng như lãnh đạo Đảng, nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay, có thể thấy Mỹ đang giúp Việt Nam nâng cao năng lực nhận thức trên biển, nhận thức được những gì đang diễn ra trên biển rất quan trọng. Bên cạnh đó, Mỹ là đối tác tích cực giúp Việt Nam xây dựng năng lực thực thi pháp luật trên biển. Do vậy, không nhất thiết phải là những vũ khí sát thương mà là những trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, tăng cường an ninh, an toàn hàng hải, hỗ trợ kiểm ngư…
Nhưng cũng phải hiểu, Mỹ không phải là nước duy nhất giúp Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam có hợp tác với Mỹ hay với các nước khác trong vấn đề này cũng là phục vụ cho mục đích bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở khu vực và giúp duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, chứ không nhằm mục đích chống lại một bên nào khác.
Liệu việc mua vũ khí từ Mỹ có góp phần đa dạng hóa hệ thống vũ khí của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ tốt hơn?
- Hiện tại, khoảng 90% vũ khí và các phương tiện quốc phòng của Việt Nam có xuất xứ từ Nga. Trong quá trình đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam cũng bắt đầu chuyển đổi sang sử dụng các nguồn khác như của Israel và một số nước phương Tây nhưng số lượng chưa nhiều.
Trước mắt, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương chưa thể ngay một lúc thay thế được hệ thống vũ khí vì thích nghi sử dụng vũ khí của Mỹ phải có quá trình, huấn luyện đào tạo, yếu tố con người… Do vậy, về ngắn hạn, việc này chỉ mang tính tượng trưng; còn về trung và dài hạn, nó mở ra những không gian, những sự lựa chọn mới cho Việt Nam tốt hơn.
Tôi cũng xin nhấn mạnh chính sách quốc phòng và đối ngoại của Việt Nam hoàn toàn mang tính chất tự vệ. Dân tộc Việt Nam trải qua quá nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh nên thấu hiểu và không muốn chiến tranh, cho dù có mua vũ khí của ai cũng chỉ nhằm mục đích tự vệ.
Báo chí nước ngoài: Bước đi lịch sử!
Báo chí quốc tế ngày 23/5 đồng loạt thông tin về quyết định chấm dứt hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam mà Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố trong cuộc họp báo cùng ngày với Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Báo The Washington Post (Mỹ) và Guardian (Anh) cùng gọi đây là bước đi lịch sử, qua đó nêu bật mối quan hệ song phương ngày càng nồng ấm giữa Mỹ và Việt Nam.
Theo New York Times, dỡ bỏ cấm vận vũ khí chính là điểm nhấn quan trọng nhất giữa 2 nước và đáng chú ý là nó được công bố ngay trong ngày đầu tiên của chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam của Tổng thống Obama.
Tập đoàn truyền thông McClatchy nhận định quyết định của người quyền lực nhất nước Mỹ đánh dấu bước ngoặt ấn tượng sau hơn 4 thập kỷ 2 nước kết thúc chiến tranh.
Còn theo đài CNN, Tổng thống Obama đã quyết bảo vệ quyết định dỡ bỏ cấm bán vũ khí cho Việt Nam bất chấp những ý kiến trái chiều đòi hỏi Việt Nam đáp ứng thêm một số điều kiện.
Reuters cho rằng dỡ bở lệnh cấm của Mỹ sẽ giúp tăng cường sức ép chiến lược lên Trung Quốc trong khi cải thiện thêm quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về quân sự Việt Nam của Học viện Quốc phòng Úc, Mỹ, cũng đưa ra bình luận: “Sự “mở cửa” của Mỹ giúp Việt Nam có đòn bẩy trong các thương vụ vũ khí trong tương lai với những nhà cung cấp truyền thống”.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 23/5 nói Bắc Kinh hy vọng việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ mang lại lợi ích cho hòa bình và phát triển trong khu vực. “Chúng tôi vui khi thấy Việt Nam và Mỹ phát triển quan hệ hợp tác bình thường” - bà Hoa nhấn mạnh.
Dù vậy, ông McClatchy cho rằng bất cứ quyết định bán vũ khí nào của Mỹ cho Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi sự tức giận của Trung Quốc. Trước đó, Bắc Kinh từng gọi quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí của ông Obama cho Việt Nam vào năm 2014 là can thiệp vào sự cân bằng sức mạnh của khu vực
Mời quý độc giả xem video Máy bay bị bắn hạ (nguồn Youtube):

Ảnh ông Bill Clinton tại lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt-Mỹ

Cựu Tổng thống Bill Clinton đã tham gia lễ kỷ niệm Quốc khánh Mỹ và 20 năm quan hệ ngoại giao Viêt-Mỹ tại trụ sở Đại sứ quán Mỹ.

Ảnh ông Bill Clinton tại lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt-Mỹ
Anh ong Bill Clinton tai le ky niem 20 nam quan he Viet-My
Tối 2/7, Phó Thủ tướng, Bộ trường Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (trái) nâng ly với cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton chúc mừng kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt- Mỹ (ảnh: AP) 

Infographic: 12 cột mốc trong quan hệ Việt - Mỹ

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama là dấu hiệu mới nhất cho thấy quan hệ Việt - Mỹ đang phát triển và gặt hái kết quả tích cực sau 22 năm bình thường hóa quan hệ.

Infographic: 12 cột mốc trong quan hệ Việt - Mỹ
Infographic: 12 cot moc trong quan he Viet - My
 
Quan hệ Việt - Mỹ sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama sẽ phát triển và gặt hái kết quả tích cực sau 22 năm bình thường hóa quan hệ.

Thói “ba hoa” quật ngã nông dân

Thỉnh thoảng, truyền thông lại “rồ” lên chuyện gạo nấu thành cơm, để lâu thành màu đỏ; sầu riêng có chất bảo quản gây ung thư...

Thói “ba hoa” quật ngã nông dân
Người xứ ta thật vô tình, thường cái gì thích thì làm, chỗ nào tiện thì đi, bất cần bất kể. Ở phố, người đi xe máy, hễ ùn tắc là trèo lên vỉa hè đi. Người ở quê thì thả sức phóng xe từ ngõ ra đường, rẽ phải, rẽ trái chẳng xi nhan. “Nết đi” là vậy! “Nết nói” thì chuyện lạ - thích nghe, nghe 1 nói 10, không cần kiểm chứng. Tin lành đã vậy. Tin dữ thì càng quá thể hơn, cứ cái thói “ba hoa chính chòe”, “thêm mắm dặm muối” không nghĩ đến hậu quả thế nào. Và không ít lần thói “ba hoa” ấy, đã quật ngã người nông dân về việc làm, thu nhập.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 
Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.

Tin mới

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.