Mở vị thế mua POW quanh vùng giá 10.000-10.500 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): POW đang nằm trong xu hướng tăng giá sau khi hình thành mô hình 2 đấy từ ngưỡng giá 9.000 đồng/cp và 9.500 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ nhịp hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh vùng giá 10.000-10.500 đồng/cp và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu trở về vùng giá 12.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 9.500 đồng/cp.
Khuyến nghị phù hợp thị trường cho BID với giá mục tiêu 41.100 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá cổ phiếu thêm 18,8% lên 41.100 đồng/cp và nâng khuyến nghị lên phù hợp thị trường từ kém khả quan dành cho Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BID).
Giá mục tiêu chủ yếu đến từ mức giảm trong giả định vốn CSH thấp hơn và hiệu ứng tích cực từ cập nhật mô hình định giá đến cuối 2021. Trong mô hình thu nhập thặng dư, VCSC điều chỉnh giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2021-2024 xuống 1,6%. Trong khi đó, duy trì mô hình định giá P/B mục tiêu ở mức 1,81 lần.
Chọn cổ phiếu nào phiên 30/11? |
Mức điều chỉnh giảm trong lợi nhuận giai đoạn 2021-2024 đến từ mức giảm trung bình 3,8% trong dự báo thu nhập lãi ròng (NII), phần nào được bù đắp bởi dự phóng chi phí HĐKD thấp hơn trung bình 4,7%.
VCSC điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng tín dụng 2020 từ 9% còn 4% đồng thời điều chỉnh dự báo NIM giảm 6 điểm cơ bản. Kết quả này dẫn đến mức giảm 4,4% trong dự báo NII 2020.
Diễn biến này phần nào được bù đắp bởi dự phóng thấp hơn 0,2% và 3,1% lần lượt cho chi phí dự phòng và chi phí HĐKD, dẫn đến mức tăng nhẹ trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS lên 0,2% của trong năm 2020.
Dự phóng ROE và ROA năm 2021 đạt 14,2% và 0,8% so với trung vị ngành là 17,2% và 1,9%. Do đó, chúng tôi cho rằng BID hiện đã có định giá phù hợp với P/B 2021 đạt 1,8 lần so với trung vị ngành là 1,1 lần.
Rủi ro chính: (1) cần tăng vốn để duy trì tăng trưởng cho vay trong tương lai, dẫn đến rủi ro pha loãng; (2) các diễn biến tiêu cực của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến chi phí tín dụng BID.
Khuyến nghị phù hợp thị trường cho HDB với giá mục tiêu 22.900 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá mục tiêu của Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDB) thêm 23% lên 22.900 đồng/cp nhưng duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường khi giá cổ phiếu của HDB đã tăng 26% trong 3 tháng qua.
Mức tăng giá mục tiêu đến từ (1) cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến cuối 2021, (2) điều chỉnh giảm giả định vốn CSH và (3) nâng dự phóng tổng thu nhập ròng trong giai đoạn 2020-2024 thêm 5% so với dự báo trước đây.
Các khoản vay tái cơ cấu đạt 4,8% tổng khoảng vay tính đến cuối quý 3 so với 3,4% trong quý 2. VCSC duy trì giả định các khoản vay tái cơ cấu sẽ không vượt quá 5,0% khoản vay gộp trong năm 2020.
VCSC nâng thu nhập ròng 2020 thêm 5% đạt 4,5 nghìn tỷ đồng (+12,6% YoY) so với dự báo trước đây do (1) mức tăng 4% trong LN trước dự phòng, giúp bù đắp cho (2) mức tăng 1% trong phí dự phòng.
VCSC nâng dự báo tăng trưởng huy động 2020 lên 35% YoY so với 22% trước đây sau khi tăng trưởng huy động tính từ đầu năm đến hết 9 tháng 2020 cao hơn dự kiến đạt gần 34%. Ban lãnh đạo cho rằng mức tăng trưởng mạnh mẽ trong huy động 2020 là cần thiết để hỗ trợ duy trì tăng trưởng cho vay năm 2021.
Cho rằng P/B 2021 hiện tại ở 1,2 lần, cao hơn 9% so với trung vị các ngân hàng khác là 1,1 lần, là khá thấp cho HDB khi ngân hàng có đủ dư địa vốn quy định cần thiết để tận dụng các cơ hội tăng trưởng.
Mức P/B mục tiêu 2021 là 1,32 lần, tương đồng với P/B 2021 đạt 1,35 lần của VPB. Rủi ro: không thể kiểm soát chi phí tín dụng; rủi ro thực hiện trong triển khai mảng thẻ tín dụng tại HD Saison (HDS); khả năng dịch COVID-19 xuất hiện trở lại làm gia tăng nợ xấu.