Khuyến nghị mua DGC với giá mục tiêu 118.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì khuyến nghị MUA đối với CTCP Tập đoàn Hoá chất Đức Giang (DGC) và giữ nguyên giá mục tiêu 118.000 đồng/CP.
Dự báo lợi nhuận năm 2023 và số dư tiền mặt ròng tính đến quý 2/2022 của DGC cao hơn, nhưng bị ảnh hưởng bởi EV/EBITDA mục tiêu thấp hơn còn 8 lần so với 10 lần trong dự báo trước đây, là do mức tăng giả định lãi suất phi rủi ro và mức giảm lợi nhuận YoY dự báo trong giai đoạn 2023-2024.
VCSC nâng dự báo tổng EBITDA cốt lõi thêm 14% và tăng dự báo biên lợi nhuận gộp từ 40,2% lên 45,3% cho giai đoạn 2022-2024. Chủ yếu do giả định chi phí đầu vào thấp hơn nhờ (1) giá các nguyên liệu đầu vào không chứa photpho giảm mạnh và (2) tiết kiệm chi phí quặng apatit từ công nghệ của DGC tốt hơn dự kiến.
Giá quặng apatit toàn cầu đã tăng 60% tính từ đầu năm, hỗ trợ giá photpho và chênh lệch giá của DGC. Chênh lệch giá được hỗ trợ trong bối cảnh DGC tăng nguồn quặng apatit tự cung cấp. VCSC kỳ vọng mỏ quặng apatit thứ 2 của DGC sẽ được đưa vào khai thác trong quý 1/2023 và giúp tiết kiệm 30 triệu USD hàng năm (tương đương 14% dự báo LNST năm 2023).
DGC hiện có định giá hấp dẫn với P/E cốt lõi năm 2023/2024 là 8,5/9,5 lần so với trung vị P/E trượt trung bình 3 năm của các công ty cùng ngành là 14,2 lần.
Rủi ro đối với quan điểm tích cực: Chênh lệch giá thị trường giảm mạnh hơn dự kiến; những thay đổi về thuế xuất khẩu photpho trong nước hoặc nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận và khả năng cạnh tranh; giá điện cao hơn ở Việt Nam (chi phí đầu vào chính); rủi ro thực thi của dự án CAV sắp tới; các sự cố môi trường tiềm ẩn có thể làm gián đoạn hoạt động.
CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 26/8? |
Khuyến nghị mua TPB với giá mục tiêu 38.800 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1,0% xuống còn 38.800 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị MUA đối với Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB).
Giá mục thấp hơn chủ yếu là do (1) giảm P/B mục tiêu từ 1,6 lần xuống 1,55 lần và (2) tăng chi phí vốn CSH trong dự báo từ 12,5% lên 13,0%, được bù đắp một phần bởi tổng mức tăng 3,1% trong dự báo LNST giai đoạn 2022-2026.
VCSC điều chỉnh giảm LNST năm 2022 xuống 2,3% so với dự báo trước đó do (1) thu nhập từ lãi (NII) giảm 2,1%, (2) chi phí HĐKD (OPEX) dự phóng tăng 4,2% và (3) chi phí dự phòng tăng 10,5%. Các yếu tố này được bù đắp một phần bởi (1) thu nhập từ đầu tư chứng khoán tăng 69,2% và (2) thu nhập phí ròng (NFI) (bao gồm cả ngoại hối) tăng 8,0% do hoạt động dịch vụ giao dịch quốc tế của nhóm khách hàng SME tích cực khi tăng 30-40% YoY trong 6 tháng đầu năm 2022.
VCSC điều chỉnh tăng 3,1% tổng dự báo LNST giai đoạn 2022-2026F do (1) tổng NFI (bao gồm cả giao dịch ngoại hối) tăng 11,4% do dự báo dịch vụ thanh toán tích cực hơn và (2) dự phòng rủi ro cho vay giảm 4,8%, một phần bị ảnh hưởng bởi mức tăng tổng cộng 1,0% trong OPEX.
Rủi ro: TPB gặp khó khăn để (1) phát triển CASA ổn định từ khách hàng bán lẻ; (2) không đạt được hạn mức tăng trưởng tín dụng cao; (3) hoàn nhập dự phòng thấp hơn dự kiến cho các khoản cho vay tái cơ cấu; (4) nợ xấu cao hơn dự kiến.
Khuyến nghị mua VCB với giá mục tiêu 103.300 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh giảm giá mục tiêu đối với ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) 7,4% xuống 103.300 đồng/cổ phiếu nhưng duy trì khuyến nghị MUA.
Giá mục tiêu thấp hơn do dự báo tổng LNST giai đoạn 2022-2026 giảm 0,4% và chi phí vốn chủ sở hữu tăng từ 12,5% lên 13,0%, được bù đắp một phần bởi P/B mục tiêu tăng từ 3,37 lần lên 3,46 lần do dời giả định của VCSC đối với kế hoạch phát hành riêng lẻ của ngân hàng đến năm 2023.
Điều chỉnh giảm 5,3% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 xuống 29,2 nghìn tỷ đồng (+33,1% YoY) do (1) thu nhập phí ròng (NFI) giảm 9,0% (bao gồm hoạt động kinh doanh ngoại hối) và (2) chi phí dự phòng tăng 26,0%, một phần được bù đắp bởi thu nhập từ lãi (NII) tăng 1,4% sau khi tăng 1 điểm % trong giả định tăng trưởng cho vay lên 18%.
Dời thời gian giả định cho đợt phát hành dự kiến 307,6 triệu cổ phiếu thông qua phát hành riêng lẻ/ra công chúng sẽ diễn ra vào cuối năm 2023 so với giả định trước đó là vào tháng 10/2022; tuy nhiên, VCSC duy trì giả định định giá 100.000 đồng/cổ phiếu.
Rủi ro đối với quan điểm tích cực: (1) Việc tăng vốn không thành công; (2) rủi ro giảm tiền gửi USD, chủ yếu từ các doanh nghiệp lớn vốn không trả lãi và được cho là ít ổn định hơn CASA bán lẻ; (3) rủi ro phát sinh từ việc tham gia phục hồi tổ chức tín dụng gặp khó khăn.