Chung cư “hai không”, chưa nghiệm thu vẫn để dân vào ở

Dù chưa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng, Công ty CP Tập đoàn ĐTXD và DL Bảo Sơn vẫn bàn giao căn hộ tại Tòa nhà dịch vụ thương mại, căn hộ cao cấp cho gần 500 khách hàng.

Do vướng mắc các thủ tục pháp lý hơn 5 năm qua, cư dân tòa nhà ở số 72 Lê Lợi, phường Hưng Bình, TP Vinh, Nghệ An, “mòn mỏi” đi đòi quyền lợi vì chủ đầu tư không cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, dù họ đã đóng tiền đầy đủ. Cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An phải “gỡ rối” cho doanh nghiệp nhưng vẫn chưa có kết quả.

Xây chung cư khi chưa có chủ trương đầu tư

Dự án Tòa nhà dịch vụ thương mại, căn hộ cao cấp Bảo Sơn ở số 72 Lê Lợi, phường Hưng Bình, TP Vinh (Nghệ An), do Công ty Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Du lịch Bảo Sơn (gọi tắt là Tập đoàn Bảo Sơn, có địa chỉ tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội) làm chủ đầu tư. Tòa nhà gồm 31 tầng nổi, diện tích xây dựng 1.940,0 m2, nhà ở thấp tầng (liền kề) cao 4 tầng, 1 tum; tổng số 13 lô, diện tích đất xây dựng 1.101,1 m2.

Năm 2017, dù mới được cấp đất, chưa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Tập đoàn Bảo Sơn vẫn ngang nhiên xây dựng dự án chung cư cùng các hạng mục phụ trợ.

Tại văn số 3456/SKHĐT-DN ngày 14/8/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An khẳng định, Tập đoàn Bảo Sơn xây dựng dự án khi chưa được cấp quyết định chủ trương đầu tư là không đúng quy định về trình tự thủ tục về đầu tư.

Chung cu “hai khong”, chua nghiem thu van de dan vao o

Dù chưa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Tập đoàn Bảo Sơn vẫn thi công, hoàn thiện và đưa căn hộ chung cư bàn giao cho khách hàng. 

Trong văn bản số 582/TTR-P4 ngày 17/8/2023, Thanh tra tỉnh Nghệ An chỉ rõ, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan triển khai các bước chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án chung cư khi chưa có quyết định chủ trương đầu tư là trái quy định pháp luật.

Dự án chưa nghiệm thu đã để dân vào ở

Năm 2018, sau khi cơ bản hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng công trình Dự án toà nhà dịch vụ thương mại, căn hộ cao cấp, Tập đoàn Bảo Sơn có công văn đề nghị Cục Giám định Chất lượng Công trình (Bộ Xây dựng) nghiệm thu công trình. Cục này phát hiện hồ sơ pháp lý của dự án thiếu quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Đơn vị này đề nghị chủ đầu tư xin UBND tỉnh Nghệ An cấp bổ sung quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc thay thế bằng văn bản xác nhận đầu tư dự án.

Ngày 29/09/2018, Tập đoàn Bảo Sơn có văn bản số 386/2018/CV-TĐBS gửi UBND tỉnh Nghệ An, đề nghị xem xét cấp bổ sung Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu thương mại dịch vụ và chung cư, nhà ở tại 72 Lê Lợi.

Ngày 9/10/2018, UBND tỉnh Nghệ An có văn bản số 7739/UBND-CN gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An về Quyết định chủ trương đầu tư tại Dự án 72 Lê Lợi. 

Ngày 11/12/2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An có văn bản số 4019/SKHĐT-DN gửi UBND tỉnh Nghệ An và Tập đoàn Bảo Sơn phúc đáp: “Dự án 72 Lê lợi đã được triển khai xây dựng trên thực địa; do đó không có căn cứ, cơ sở để tham mưu giải quyết”.

Chung cu “hai khong”, chua nghiem thu van de dan vao o-Hinh-2

Một số người dân ở được hơn 5 năm, nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa cấp được sổ hồng cho cư dân.

Bị Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An khước từ, Tập đoàn Bảo Sơn tiếp tục gửi công văn lên các cơ quan chức năng, xin được xem xét, giải quyết nhưng đều không được chấp thuận. Trong lúc đó, hàng trăm cư dân mua nhà tại dự án này liên tục biểu tình, căng băng rôn phản ánh chủ đầu tư không cấp bìa cho họ, dù đã nộp tiền đầy đủ và sinh sống thời gian dài.

Một cư dân tại tòa nhà dịch vụ thương mại, căn hộ cao cấp, nhà ở Bảo Sơn, bức xúc nói: “Gia đình tôi mua căn chung cư rộng 79 m2, giá hơn 1 tỷ đồng. Dù chúng tôi thanh toán hết các khoản chi phí, chuyển vào ở hơn 5 năm, đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa hoàn tất thủ tục để cấp sổ đỏ…”.

Trước tình thế đó, ngày 6/5/2023, Tập đoàn Bảo Sơn tiếp tục có công văn số 31/2023/CV-TĐBS gửi Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Sở Kế hoạch và Đầu tư “Xin xác nhận chủ trương đầu tư Dự án Toà nhà thương mại, căn hộ, nhà ở tại 72 Lê Lợi”.

Căn cứ Thông báo 516/TB-BVS ngày 14/9/2023 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Nghệ An, ngày 29/9/2023, Thanh tra tỉnh Nghệ An có Quyết định số 334 về việc thành lập Tổ công tác liên ngành, rà soát toàn diện hồ sơ, thủ tục của “Dự án Tòa nhà dịch vụ thương mại, căn hộ cao cấp, nhà ở tại số 72 đường Lê Lợi, phường Hưng Bình, TP Vinh”.

Tổ công tác phải báo cáo Thanh tra tỉnh để tham mưu UBND tỉnh xem xét, xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật trước ngày 31/10/2023. Tuy nhiên, do vụ việc quá phức tạp, Tổ công tác phải xin gia hạn thời gian tiếp tục rà soát tổng thể dự án.

Chung cu “hai khong”, chua nghiem thu van de dan vao o-Hinh-3
 Người dân căng băng rôn yêu cầu chủ đầu trả sổ hồng cho họ.

Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo Thanh tra tỉnh Nghệ An, thông tin: “Chúng tôi chuẩn bị có báo cáo gửi UBND tỉnh, khi nào có chỉ đạo sẽ cung cấp thông tin cụ thể cho báo chí”.

“Chiêu” thâu tóm đất vàng 

Trước đó, ngày 19/11/2015, Tập đoàn Bảo Sơn có tờ trình số 83/2015/CV-TĐBS trình Bí thư Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nghệ An xin phép đầu tư khu dịch vụ thương mại và chung cư nhà ở tại khu “đất vàng” 72 Lê Lợi (TP Vinh), do Công ty Cổ phần Muối và Thương mại Nghệ An quản lý, sử dụng.

Ngày 30/11/2015, Tập đoàn Bảo Sơn ký hợp đồng mua bán tài sản trên đất cùng giá trị quyền sử dụng đất thuê tại vị trí 72 Lê Lợi, TP Vinh của Công ty Cổ phần Muối và Thương mại Nghệ An. Hợp đồng đã được Hội đồng quản trị của hai công ty phê duyệt.

Cuối năm 2015, Công ty Cổ phần Muối và Thương mại Nghệ An làm thủ tục trả lại “đất vàng” cho UBND tỉnh Nghệ An, đồng thời đề nghị UBND tỉnh xem xét giao lại khu đất tại số 72 đường Lê Lợi cho Tập đoàn Bảo Sơn thực hiện dự án.

Ngày 20/1/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận việc mua bán diện tích 4.342,2 m2 đất tại 72 Lê Lợi để thực hiện Dự án Khu thương mại dịch vụ và chung cư.

Chung cu “hai khong”, chua nghiem thu van de dan vao o-Hinh-4
 Để đảm bảo an ninh trật tự, lực lượng công an đến tuyên truyền, vận động người dân không tụ đông người.

Sau khi nhận được văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư, ngày 19/4/2016, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 288/QĐ-ĐC thu hồi toàn bộ đất của Công ty Cổ phần Muối và Thương mại Nghệ An giao cho Tập đoàn Bảo Sơn. Ngay trong ngày, UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục ban hành Quyết định số 289/QĐ-UBND- ĐC cho phép Tập đoàn Bảo Sơn thuê lại 4.342,2 m2 đất tại 72 Lê Lợi, phường Hưng Bình (TP Vinh), thời hạn đến năm 2046.

Ngày 20/4/2016, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 1720/QĐ-UBND-XD phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại dự án 72 Lê Lợi. Dự án có các hạng mục chính, gồm: Khối tòa nhà dịch vụ thương mại, căn hộ cao cấp cao 31 tầng nổi, 1 tầng hầm và 1 tầng bán hầm, diện tích xây dựng 1.940,0 m2; Nhà ở thấp tầng (liền kề) cao 4 tầng, 1 tum, tổng số 13 lô, diện tích đất xây dựng 1.101,1 m2. Mật độ xây dựng toàn khu lên tới 70,38%.

Ngày 1/7/2016, Tập đoàn Bảo Sơn ký Hợp đồng thuê đất số 92/HĐ-TĐ với UBND tỉnh Nghệ An do ông Võ Duy Việt - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường - ký. Ngày 21/9/2016, Quyết định số 738/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An cho phép Tập đoàn Bảo Sơn chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất tại dự án 72 Lê Lợi.

Đến ngày 29/9/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Tập đoàn Bảo Sơn.

Liên quan sự việc, dư luận đặt câu hỏi, UBND tỉnh Nghệ An cho Tập đoàn Bảo Sơn thuê lại, chuyển đổi mục đích sử dụng đất như vậy có đúng quy định pháp luật? Vì sao chưa có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Tập đoàn Bảo Sơn vẫn thi công, hoàn thiện và đưa căn hộ chung cư bàn giao cho khách hàng? Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Nghệ An ở đâu trong vụ việc này? Nếu có sự cố đáng tiếc xảy ra tại tòa chung cư, ai chịu trách nhiệm?

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước họp với doanh nghiệp bất động sản về tín dụng

Sáng nay 8/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị, gặp gỡ các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn liên quan đến tín dụng bất động sản.

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước họp với doanh nghiệp bất động sản về tín dụng
Hội nghị sẽ diễn ra tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước, với sự tham dự của lãnh đạo một số doanh nghiệp, hiệp hội bất động sản.

Kiếm lời từ đầu tư bất động sản cũ rồi xây sửa lại

Nhà đầu tư bất động sản có một cách kiếm được lợi nhuận nhiều và nhanh hơn nhờ liên tục thực hiện các giao dịch đầu tư lướt sóng bất động sản cũ rồi xây sửa lại.

Kiếm lời từ đầu tư bất động sản cũ rồi xây sửa lại

Nhà đầu tư có thể từng thấy ở đâu đó một khu chung cư cũ hoặc một bất động sản đã xuống cấp.

Nếu nhận được câu hỏi liệu có đầu tư vào bất động sản này không, câu trả lời nhiều người đưa ra hẳn là không. Bởi thiết kế lỗi mốt, cấu trúc xập xệ, xuống cấp và tại sao phải bỏ tiền vào bất động sản này khi có đủ tài chính để mua và đầu tư một tài sản hấp dẫn khác.

Thị trường trầm lắng, môi giới tay ngang tháo chạy

Số lượng môi giới bất động sản nghỉ việc giữa lúc thị trường bất động sản trầm lắng tăng cao, tại một số khu vực lên tới 80%.

Thị trường trầm lắng, môi giới tay ngang tháo chạy

Theo đó, phần lớn môi giới tháo chạy đều thuộc nhóm "lính mới" hoặc tay ngang, điển hình là nhóm bắt sóng các đợt sốt ảo…

Thị trường vẫn trầm lắng

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới