Chiến thuật, thủ đoạn leo thang giàn khoan 981 của TQ

(Kiến Thức) - Trước sự cương quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo của các tàu chấp pháp cũng như quyết tâm bám biển tàu cá Việt Nam, Trung Quốc liên thay đổi chiến thuật và các thủ đoạn...

Chiến thuật, thủ đoạn leo thang giàn khoan 981 của TQ
“Lấy thịt đè người”
Vô cùng ngang ngược, các tàu Trung Quốc liên tục dùng vòi rồng để phun nước có áp suất lớn vào tàu của Việt Nam, phá vỡ nhiều cửa kính, khiến nhiều tàu bị hư hỏng, thậm chí làm bị thương một số nhân viên kiểm ngư Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ. Cùng với đó, các loa công suất lớn liên tục được bật, phát đi những nội dung có tính hăm dọa để uy hiếp tinh thần chiến đấu ngoan cường của các chiến sỹ Việt Nam.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu chấp pháp Việt Nam.
 Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu chấp pháp Việt Nam.
Thời gian đầu, Trung Quốc chỉ sử dụng tàu thuộc các lực lượng khác nhau, dùng vòi rồng thị uy các lực lượng chấp pháp Việt Nam. Nhưng trước sự kiên trì của Việt Nam, Trung Quốc bắt đầu tỏ vẻ hung hăng khi liên tục dùng tàu khiêu khích và thậm chí là đâm thẳng vào tàu Việt Nam, gây nhiều thiệt hại đáng kể. Bắc Kinh liên tục điều thêm nhiều tàu mới tới khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép và thậm chí, dùng máy bay bay với độ cao thấp, xâm phạm không phận của Việt Nam một cách trắng trợn để đe dọa tàu chấp pháp.
Thời gian gần đây, Trung Quốc điều thêm hàng loạt tàu bọc sắt ra khu vực giàn khoan để kết hợp với các tàu hiện có mặt tại đây, dàn hàng ngang, ngăn cản tàu chấp pháp của ta tiếp cận giàn khoan.
“Gọng kìm”
Sau một thời gian áp dụng chiến thuật hung hăng, Trung Quốc lập một vành đai bằng nhiều loại phương tiện như các tàu quân sự, hải cảnh, hải tuần, vận tải… xung quanh giàn khoan trái phép Hải Dương 981, với bán kính khoảng 7 hải lý nhằm ngăn không cho các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam như Cảnh sát biển, Kiểm ngư tiếp cận giàn khoan phi pháp này. Mỗi khi tàu của các lực lượng chấp pháp Việt Nam tiến lại gần, họ điều tàu của mình ra chặn trước, chặn sau, khiến tàu khó có thể di chuyển được.
Dùng tàu quân sự, hải cảnh, hải tuần... chán, Trung Quốc quay sang sử dụng tàu cá vỏ sắt để thực hiện các cú đâm va với tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của ta, đồng thời xua đuổi các tàu đánh cá của ngư dân khi xuất hiện tại khu vực giàn khoan.
Đến 3/6, hàng trăm tàu cá Trung Quốc được điều đến vùng biển Hoàng Sa và về hướng giàn khoan trái phép Hải Dương 981. Các tàu cá này không thực hiện việc đánh bắt, đồng loạt tiến đến phía các tàu Việt Nam chừng một hải lý thì vây quanh tạo thành vòng cung khép kín, khiến việc di chuyển của các tàu Việt Nam thêm phần khó khăn.
Tàu vỏ sắt dàn hàng ngang ngăn cản tàu chấp pháp Việt Nam tiếp cận giàn khoan trái phép Hải Dương 981.
Tàu vỏ sắt dàn hàng ngang ngăn cản tàu chấp pháp Việt Nam tiếp cận giàn khoan trái phép Hải Dương 981. 
Tắt đèn, thả trôi tàu
Ngày 28/5, Trung Quốc sử dụng chiến thuật mới. Đêm đến, các tàu quân sự tắt hết đèn, thả trôi tự do nhằm gây nguy hiểm cho các tàu Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi nắm được chiến thuật mới này của Trung Quốc, các chiến sỹ của ta đã dùng các thiết bị có trên tàu để chủ động tránh.
Soi đèn pha, phun vòi rồng
Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, đêm 4/6, rạng sáng 5/6, Trung Quốc lại dùng thủ đoạn mới nhằm triệt hạ các tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam.
Theo đó, Trung Quốc cho một tàu dùng đèn pha rọi vào tàu Việt Nam để tàu khác phun vòi rồng, hú còi. Mong muốn của Trung Quốc khi sử dụng chiến thuật này là làm cho lực lượng kiểm ngư “lóa”, không nhìn thấy xung quanh, các tàu Trung Quốc cũng dễ dàng phun vòi rồng. Tuy vậy, lực lượng chức năng của Việt Nam vẫn không nao núng và quyết tâm bám trụ đến cùng.
Đóng vai "kẻ cướp"
Bên cạnh viện ngăn cản tàu chấp pháp Việt Nam, Trung Quốc đồng thời tìm mọi cách đe dọa ngư dân Việt Nam đang đánh bắt tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa.
Tàu Trung Quốc va, đâm tàu cá Việt Nam.
 Tàu Trung Quốc va, đâm tàu cá Việt Nam.
Ngày 7/5, tàu quân sự của Trung Quốc đã truy đuổi, áp sát tàu của ngư dân Dương Văn Giàu ở xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi, thậm chí còn cho người nhảy sang tàu của ngư dân, dùng dùi cui đánh đập, phá hủy thiết bị trên tàu và cướp đi số hải sản mà ngư dân mới đánh bắt được.
Gần đây nhất, ngày 26/5, tàu vỏ sắt Trung Quốc còn hung hăng đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng).
Như vậy, với chiến thuật đầy thủ đoạn của Trung Quốc, dù thâm độc, nham hiểm thế nào, cũng đều bị các lực lượng chấp pháp của Việt Nam hóa giải, ngăn cản. Ngư dân cùng các chiến sỹ đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực giàn khoan luôn kiên định bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, kiên quyết bám giữ vùng biển trời thiêng liêng của Tổ quốc, kiềm chế trước những hành động gây hấn và khiêu khích quá đà của phía Trung Quốc.

“TQ sẽ có lợi khi rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam”

(Kiến Thức) -“Xét trên nhiều khía cạnh, vào thời điểm này, Trung Quốc sẽ có lợi nhiều hơn khi rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam”, Luật sư Hoàng Cao Sang nhận định.

“TQ sẽ có lợi khi rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam”
Mạnh miệng tuyên bố sẽ rút giàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam vào ngày 15/8 nhưng những hành động của Trung Quốc lại đang cho thấy điều ngược lại, nước này ngày càng gia tăng các hoạt động gây hấn vào các tàu chấp pháp của Việt Nam. 
Vậy khi nào Trung Quốc sẽ rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam? Việc Trung Quốc bất chấp sự phản đối của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới để gia tăng các hành vi ngang ngược trái pháp luật quốc tế, tự cô lập bản thân nhằm mục đích gì?

Kịch bản Trung Quốc sẽ làm tiếp sau hạ đặt giàn khoan?

(Kiến Thức) - “Kịch bản xung đột cường độ thấp sẽ còn diễn ra nhiều. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để khẳng định quyền sử dụng biển Đông một cách vô lối của họ...”, TS Đỗ Minh Cao, Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, cho biết.

Kịch bản Trung Quốc sẽ làm tiếp sau hạ đặt giàn khoan?
Nhiều mưu đồ phía sau
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng Biển Đông thuộc vùng chủ quyền của Việt Nam thể hiện sự bành trướng vô lối, bất chấp luật pháp của Trung Quốc. Là một người nghiên cứu về Biển Đông, quan điểm của ông thế nào?

Việt Nam chọn tòa quốc tế nào khởi kiện Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Để thuận lợi cho việc giải quyết chung của các bên liên quan đến Biển Đông, giống như Philippines, Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế...

Việt Nam chọn tòa quốc tế nào khởi kiện Trung Quốc?
Liên quan Trung Quốc ngày càng leo thang vụ giàn khoan Hải Dương 981 (HD981) tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trả lời hai hãng thông tấn AP và Reuters, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: "Việt Nam nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này (chủ quyền) để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.. Việt Nam đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế".
Để Trung Quốc chấm dứt hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, cần kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế.
 Để Trung Quốc chấm dứt hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, cần kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới