Chiến lược “xoay trục” của Mỹ vướng nhiều trở ngại

(Kiến Thức) - Giới phân tích cho rằng chiến lược “xoay trục” sang Châu Á của chính quyền Obama sẽ  đối mặt với nhiều trở  ngại trong năm 2016.

Chiến lược “xoay trục” của Mỹ vướng nhiều trở ngại
Nhà Trắng  sẽ đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo các nước Châu Á-Thái Bình Dương trong năm tới, giữa lúc Mỹ tiếp tục nỗ lực gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng trong khu vực này. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng chiến lược “xoay trục” sang Châu Á của chính quyền Obama sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong lúc tìm cách tăng cường quan hệ  với khu vực này mà không làm gia tăng những mối căng thẳng với Trung Quốc.
Chien luoc “xoay truc” cua My vuong nhieu tro ngai
Tổng thống Barack Obama tuyên bố Mỹ phải kết nối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. 
Theo thông tín viên của đài VOA, Tổng thống Barack Obama tuyên bố Mỹ phải kết nối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ông nói: "Châu Á-  Thái Bình Dương vô cùng quan trọng cho việc tăng cường an ninh, thịnh vượng và phẩm giá của con người trên khắp thế giới. Đó chính là lý do tại sao tôi bỏ ra rất nhiều công sức trong chính sách đối ngoại để gia tăng thêm nữa sự giao thiệp của Mỹ với khu vực này".
Trong một cố gắng để củng cố vị thế lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á -Thái Bình Dương, Tổng thống Obama đã đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo khu vực tại Nhà Trắng và gặp gỡ các nhà lãnh đạo khác trong nhiều nhiều chuyến viếng thăm Châu Á.
Nhưng mục tiêu của Mỹ nhằm xây dựng một khu vực Châu Á- Thái Bình Dương hoà bình và thịnh vượng cũng còn tùy thuộc rất nhiều vào quốc hội và vấn đề quốc hội có phê chuẩn Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm 2016 hay không. Hiệp định thương mại qui mô lớn này đang gặp phải sự chống đối khá mạnh tại Quốc hội Mỹ.
Ông Christopher Johnson, một nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, cho rằng TPP không chỉ liên quan tới vấn đề kinh tế, thương mại. Ông giải thích: "Đối với hầu hết các nước Châu Á, kinh tế chính là an ninh".
Ông Marc Noland, một nhà nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông cũng sẽ tiếp tục là một thách thức lớn: "Những yêu sách chủ quyền và những hành động khác của Trung Quốc đã tạo ra sự lo lắng cho nhiều người ở những nước nhỏ hơn trong khu vực, cho nên họ hoan nghênh sự có mặt của Mỹ. Nhưng đồng thời họ cũng không muốn bị lôi kéo vào những vụ đối đầu  Mỹ-Trung Quốc".
Nhà phân tích Johnson cho rằng Mỹ cần phải hành xử một cách thận trọng: "Có thể nói hành động cân bằng này sẽ là cân bằng giữa hai mục tiêu: một bên là tìm cách trấn an các đối tác và các đồng minh trên khắp Châu Á, nhất là Đông Nam Á, rằng Mỹ có mặt ở đó, duy trì những cam kết về đồng minh quân sự trước những hoạt động mỗi ngày một ráo riết hơn của Trung Quốc trong khu vực. Đồng thời, không làm cho Trung Quốc nghĩ rằng đây là một chiến lược bao vây để tìm cách gây thiệt hại cho quyền lợi của Trung Quốc trong khu vực".
Mỹ đã cam kết giúp đỡ các nước Đông Nam Á tăng cường khả năng phòng vệ biển và yêu cầu Trung Quốc ngừng xây đảo nhân tạo, ngừng xây dựng những công trình mới trên đó và ngừng quân sự hóa những khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Ông Johnson nói an ninh mạng cũng sẽ tiếp tục là một vấn đề dễ gây mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc. Washington tin rằng Bắc Kinh dính líu tới nhiều hoạt động gián điệp mạng nhắm vào chính phủ và doanh nghiệp Mỹ. Trung Quốc bác bỏ cáo giác đó.
Về vấn đề này, nhà phân tích Johnson nhận định: "Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy nhiều áp lực chính trị hơn đối với chính phủ Obama, đòi họ trừng phạt những kẻ hưởng lợi từ hoạt động gián điệp mạng. Một khi điều đó xảy ra, Trung Quốc có chắc chắn sẽ trả đũa".
Sau chuyến công du Đông Nam Á hồi tháng trước, Tổng thống Obama cho biết quan hệ của Mỹ với khu vực này sẽ được tăng cường hơn nữa và 10 nhà  lãnh đạo các nước ASEAN sẽ đến thăm Nhà Trắng trong năm 2016.

Mỹ-Trung: “Xoay trục” và chạy đua vũ trang

(Kiến Thức) - Chiến lược “xoay trục” sang Châu Á-Thái Bình Duơng đang thúc đẩy Mỹ và Trung Quốc lao vào một cuộc chạy đua vũ trang, tập trung vào vũ khí quy ước.

Mỹ-Trung: “Xoay trục” và chạy đua vũ trang
Hàng không mẫu hạm USS Carl Winson
Hàng không mẫu hạm USS Carl Winson 
Khi được hỏi về chiến lược “xoay trục” sang Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tướng Thường Vạn Toàn, đã nhắc lại câu nói của Chủ tịch Tập Cận Bình: “Thái Bình Dương có đủ chỗ cho hai cường quốc lớn là Trung Quốc và Mỹ”.
Trong khi đó, Trung Quốc lại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các đồng minh của Mỹ trong khu vực: với Philippines ở Biển Đông và với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông.

Syria giết chết chính sách “xoay trục” sang Châu Á?

(Kiến Thức) - Kể từ khi chính sách “xoay trục” sang Châu Á được Mỹ công bố, người ta luôn tự hỏi: Liệu chính sách này có tồn tại lâu dài?

Syria giết chết chính sách “xoay trục” sang Châu Á?
Nhóm tàu sân bay tấn công Mỹ di chuyển về phía Tây Vịnh Arập, chuẩn bị đánh Syria.
Nhóm tàu sân bay tấn công Mỹ di chuyển về phía Tây Vịnh Arập, chuẩn bị đánh Syria.
“Tái cân bằng” hay “xoay trục” sang Châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Obama. Tổng thống Obama đã thể hiện cam kết với khu vực trong nhiệm kỳ thứ hai bằng việc tiếp đón 6 nhà lãnh đạo Châu Á tại Washington và công du Thái Lan, Myanmar, Campuchia trong chuyến đi thứ 5  đến khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Trung Quốc: Cải tổ quân đội làm tăng nguy cơ xung đột

(Kiến Thức) - Kế hoạch cải tổ quân đội Trung Quốc làm gia tăng nguy cơ xung đột với các nước láng giềng và Mỹ, vì để cho các chỉ huy cấp thấp lộng hành.

Trung Quốc: Cải tổ quân đội làm tăng nguy cơ xung đột
Đó là nhận định trong một bài viết của chuyên gia Joseph A. Bosco đăng trên trang mạng The Diplomat. Ông Joseph A. Bosco làm việc cho Center for National Interest ( Mỹ) và là cộng sự viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế (CSIS).
Trung Quoc: Cai to quan doi lam tang nguy co xung dot
Thông qua kế hoạch cải tổ Quân đội Trung Quốc (PLA), ông Tập Cận Bình muốn PLA sẵn sàng chiến đấu hơn. 
Kế hoạch cải tổ quân đội Trung Quốc đã được chủ tịch Tập Cận Bình loan báo hôm 26/11tại một cuộc họp kín quy tụ hơn 200 quan chức cao cấp của chính phủ và quân đội.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.