Syria giết chết chính sách “xoay trục” sang Châu Á?

(Kiến Thức) - Kể từ khi chính sách “xoay trục” sang Châu Á được Mỹ công bố, người ta luôn tự hỏi: Liệu chính sách này có tồn tại lâu dài?

Syria giết chết chính sách “xoay trục” sang Châu Á?
Nhóm tàu sân bay tấn công Mỹ di chuyển về phía Tây Vịnh Arập, chuẩn bị đánh Syria.
Nhóm tàu sân bay tấn công Mỹ di chuyển về phía Tây Vịnh Arập, chuẩn bị đánh Syria.
“Tái cân bằng” hay “xoay trục” sang Châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Obama. Tổng thống Obama đã thể hiện cam kết với khu vực trong nhiệm kỳ thứ hai bằng việc tiếp đón 6 nhà lãnh đạo Châu Á tại Washington và công du Thái Lan, Myanmar, Campuchia trong chuyến đi thứ 5  đến khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, câu hỏi về tính bền vững của chính sách “tái cân bằng” ở Châu Á chắc chắn sẽ còn tiếp tục được đặt ra và việc Mỹ chuẩn bị can thiệp quân sự ở Syria có thể sẽ càng khiến cho người ta lo ngại về tình trạng phân tán chiến lược ở Washington.
Mức độ tác động của can thiệp quân sự ở Syria đối với chính sách “tái cân bằng” ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ phụ thuộc vào cường độ và thời gian can dự của Mỹ. Cho đến nay, mức độ can thiệp của Mỹ được cho là tương đối hạn chế.
Hai tàu sân bay và 5 tàu khu trục của Hải quân Mỹ đã túc trực trong khu vực xung quanh Syria. Mỹ dường như đã sẵn sàng tấn công Syria trong một nỗ lực để “ngăn chặn, trừng phạt và làm suy yếu” khả năng quân sự của chế độ Assad. Đáng chú ý là 2 tàu sân bay và 5 tàu khu trục (Mahan, Barry, Gravely, Ramage và Stout) mà Mỹ triển khai gần Syria ít liên quan đến khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Trong chuyến thăm Đông Nam Á gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đảm bảo rằng bất chấp các vấn đề ở Trung Đông, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương “sẽ tiếp tục là một phần quan trọng trong việc tái định hình các vấn đề quốc tế”. Ít ra, vào thời điểm hiện tại, sự hy sinh lớn nhất mà chính sách “xoay trục” sang Châu Á phải gánh chịu là các nhà lãnh đạo dân sự-quân sự cấp cao Mỹ chú ý hơn đến vấn đề Syria.
Thách thức thật sự đối với chính sách “tái cân bằng” ở Châu Á là khi can thiệp quân sự ở Syria có qui mô lớn và kéo dài. Can thiệp quân sự qui mô lớn và dài hạn của Mỹ ở Syria chắc chắn sẽ dẫn đến việc di chuyển các nguồn lực quân sự ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Điều này sẽ phát tín hiệu mạnh mẽ cho bạn bè cũng như đối thủ của Mỹ rằng sức mạnh của “cường quốc số 1 thế giới” là có hạn.
Có một số cách mà Washington có thể làm dịu bớt mối lo của các đồng minh Châu Á về cam kết bền vững của Mỹ đối với khu vực. Thứ nhất, Mỹ cần cung cấp viện trợ quân sự cho các đồng minh và các đối tác trong khu vực để tạo điều kiện cho họ đóng góp nhiều hơn vào ổn định khu vực, an ninh hàng hải và các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Tuy nhiên, Mỹ vẫn cần hiện diện đủ mạnh để duy trì ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Tăng cường sức mạnh quân sự mà không cam kết lãnh đạo, Mỹ chỉ tạo ra một công thức cho chạy đua vũ trang, cạnh tranh và mất ổn định trong khu vực.
Bổn phận của các nhà lãnh đạo Mỹ là phải nói một cách trung thực và rõ ràng về cam kết, về các mục tiêu của Mỹ ở Syria và trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ cần tránh can thiệp quân sự lâu dài ở Syria, một phần vì còn phải tập trung nguồn lực vào những nơi khác quan trọng hơn trên thế giới.
Việc giới học giả và các phương tiện truyền thông đặt câu hỏi về cam kết và quyền lực của Mỹ là điều tất yếu. Câu hỏi đó sẽ vẫn tồn tại, bất kể Mỹ có bao nhiêu vũ khí và quân lính triển khai ở Châu Á, bao nhiêu chuyến thăm của tổng thống Mỹ, bao nhiêu hiệp định tự do thương mại được ký kết và bao nhiêu tỷ USD được đầu tư vào khu vực.
Nhiệm vụ của các nhà chiến lược và hoạch định chính sách Mỹ không phải là để ngăn chặn các câu hỏi như trên, mà để đảm bảo rằng cam kết của Mỹ với Châu Á - trung tâm địa chính trị thế giới - vẫn được duy trì, bất kể các cuộc can thiệp quân sự và cam kết với những nơi khác trên thế giới.

Assad vẫn thắng bất kể Mỹ làm gì với Syria?

(Kiến Thức) - Bất kể Mỹ đánh hay không đánh Syria, Tổng thống Assad vẫn có những lý do chính đáng để kiêu hãnh vì cuối cùng, ông vẫn sẽ là người chiến thắng.

Assad vẫn thắng bất kể Mỹ làm gì với Syria?
Tổng thống Assad.
 Tổng thống Assad.

Nga sẽ giúp Syria, nếu xảy ra tấn công quân sự

(Kiến Thức) - Nga sẽ hỗ trợ Syria trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công quân sự từ bên ngoài vào quốc gia này.

Nga sẽ giúp Syria, nếu xảy ra tấn công quân sự
Tổng thống Nga Vladimir Putin: Nga sẽ hỗ trợ Syria trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công quân sự từ bên ngoài vào quốc gia này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin: Nga sẽ hỗ trợ Syria trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công quân sự từ bên ngoài vào quốc gia này.
Đây là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo hôm 6/9 về kết quả Hội nghị thượng đỉnh G20. Ông Putin nói thêm rằng ngay bây giờ Nga cũng đang giúp đỡ Syria, “cung cấp vũ khí, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế”.
Trong quá trình thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20, các nước Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Pháp, Saudi Arabia và Vương quốc Anh ủng hộ việc tấn công Syria. Còn Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Nam Phi và Italy tuyên bố phản đối hành động quân sự.

Phe đối lập Campuchia “tố” Trung Quốc

(Kiến Thức) - Trung Quốc đang trở thành một trong những mục tiêu chính của các cuộc biểu tình phản đối mà phe đối lập Campuchia tổ chức vào cuối tuần này.

Phe đối lập Campuchia “tố” Trung Quốc
Chính khách đối lập Son Chhay của Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) tố cáo người Trung Quốc đã lợi dụng và lừa dối nhân dân Campuchia.
Chính khách đối lập Son Chhay của Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) tố cáo người Trung Quốc đã lợi dụng và lừa dối nhân dân Campuchia.
Một số chính khách đối lập nói chính phủ hiện hành đã nhượng bộ Trung Quốc quá nhiều và lo ngại người Hoa sẽ tràn ngập Campuchia.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.