Chậm trễ trong chọn sách giáo khoa, học sinh chịu thiệt

Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), trước ngày 5/4, các địa phương phải chọn xong sách giáo khoa (SGK) mới cho năm học tới. Tuy nhiên, đã quá thời hạn trên, mới có khoảng 30 tỉnh, thành báo cáo kết quả chọn sách về Bộ GDĐT. 

Chậm trễ trong chọn sách giáo khoa, học sinh chịu thiệt
Thiếu thông tin, chậm trễ trong việc công bố danh mục SGK được chọn đang khiến giáo viên và cơ sở giáo dục lo khó đảm bảo tiến độ tập huấn, hướng dẫn giáo viên sử dụng SGK mới - một khâu không thể xem nhẹ để đảm bảo dạy và học theo chương trình, SGK mới thành công.

Quá thời hạn vẫn chưa chọn xong SGK

Sau gần một năm học triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1, nhờ nỗ lực của đội ngũ giáo viên và những điểm mới, ưu việt của chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới... đã ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan từ khả năng tiếp thu của học sinh. Tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới, Bộ GDĐT đã công bố phê duyệt danh mục 32 SGK lớp 2, 40 SGK lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022 để các địa phương lựa chọn.

Theo Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT về lựa chọn sách giáo khoa trong trường phổ thông, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có quyền quyết định việc chọn sách cho học sinh trên địa bàn, thay vì giao việc chọn sách cho các cơ sở giáo dục như năm học trước.

Cũng theo quy định tại Thông tư 25, sau khi Bộ GDĐT công bố phê duyệt danh mục SGK lớp 2, lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, UBND các tỉnh, thành sẽ tiến hành các bước chọn sách và phải hoàn thành trước khai giảng năm học mới tối thiểu 5 tháng. Có nghĩa, trước 5.4, việc chọn SGK phải hoàn tất và báo cáo danh mục SGK lựa chọn về Bộ GDĐT trước ngày 10.4. Ngay sau khi có kết quả chọn sách, các sở GDĐT phải chủ động phối hợp với nhà xuất bản có SGK được lựa chọn để tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ giáo viên dạy lớp 2, lớp 6.

Kế hoạch rõ ràng, chi tiết là vậy, nhưng theo ghi nhận của Lao Động, hiện đã gần hết tháng 4, mới có khoảng 30 tỉnh, thành báo cáo kết quả chọn sách về Bộ GDĐT. Nhiều tỉnh còn chưa thành lập được hội đồng lựa chọn sách cấp tỉnh hoặc có hội đồng nhưng chưa tổ chức được buổi họp nào để thống nhất việc bỏ phiếu chọn SGK.

Tại Thanh Hóa, theo ông Trần Văn Thức - Giám đốc Sở GDĐT, hiện tỉnh vẫn đang tiến hành các bước chọn SGK. Dự kiến trong tuần này các hội đồng chọn SGK cấp tỉnh sẽ họp, thảo luận về việc chọn sách. Sau đó, từ danh mục SGK mà các hội đồng lựa chọn, UBND tỉnh sẽ ký quyết định phê duyệt và công bố công khai danh mục các SGK cho năm học tới.

Tương tự, tại Hà Tĩnh, giáo viên và phụ huynh vẫn chưa biết sẽ dạy và học theo SGK nào trong năm học mới. UBND tỉnh Hà Tĩnh mới có quyết định thành lập 22 hội đồng lựa chọn sách. Theo lãnh đạo Sở GDĐT Hà Tĩnh, với tiến độ này, dự kiến, trong tháng 5 tỉnh mới công bố được danh mục SGK lớp 2 và lớp 6 sử dụng cho năm học 2021-2022.

Thậm chí tại Thái Bình, đến thời điểm này, hội đồng lựa chọn sách cấp tỉnh vẫn chưa được thành lập. Thông tin từ Sở GDĐT tỉnh này, hiện Sở đã đề xuất danh sách hội đồng và trình UBND tỉnh. Dự kiến đầu tuần này, UBND tỉnh sẽ ban hành quyết định thành lập các hội đồng chọn sách. Khả năng đến đầu tháng 5, Thái Bình mới hoàn thành được việc chọn SGK và công bố danh mục các sách được chọn.

Gần 30 địa phương khác trên cả nước cũng chưa chọn xong, đồng nghĩa chưa thể công bố danh mục SGK để giáo viên và phụ huynh được biết. Lý do của việc chậm trễ này được các địa phương lý giải vì ảnh hưởng của dịch COVID-19; giáo viên tiếp cận bản mẫu SGK qua mạng, phải đọc nhiều bản mẫu trong khi vẫn phải thực hiện kế hoạch giảng dạy hằng ngày, nên việc nộp bản nhận xét, đề xuất chọn sách còn chậm. Ngoài ra, nhiều địa phương có sự xáo trộn về nhân sự từ lãnh đạo Sở GDĐT, cho đến lãnh đạo tỉnh cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ chọn SGK.

Cham tre trong chon sach giao khoa, hoc sinh chiu thiet
 

Sốt ruột “ngóng” kết quả chọn SGK

Chưa biết việc chọn SGK ở các địa phương đang mắc ở khâu nào, nhưng việc chậm công bố so với thời hạn mà Bộ GDĐT quy định đang khiến phụ huynh, giáo viên, cơ sở giáo dục thiếu thông tin. Các đơn vị xuất bản, biên soạn sách cũng rơi vào thế bị động trong việc in ấn, phát hành. Quan trọng hơn, việc chọn sách không theo đúng tiến độ sẽ rút ngắn thời gian tập huấn sử dụng SGK cho giáo viên, trong khi đây là khâu rất quan trọng để đảm bảo giáo viên làm quen với nội dung, phướng pháp, hình thức tổ chức dạy học theo SGK mới.

Bài học ở năm học trước, khi dư luận phản ánh về việc SGK lớp 1 có nhiều “sạn”, một trong những bất cập được chỉ ra là thời gian tập huấn giáo viên và thực nghiệm dạy theo SGK mới quá ngắn. Vì vậy, khi đưa vào giảng dạy chính thức trong nhà trường đã bộc lộ những bất cập như sách bị phản ánh có nhiều kiến thức khó, quá tải với học sinh lớp 1; có nhiều “sạn”, câu chuyện gây tranh cãi, bị phụ huynh phản ứng... Ngay bản thân giáo viên, đội ngũ được xác định là khâu then chốt, quyết định sự thành bại của việc đổi mới chương trình, SGK cũng còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ khi bắt đầu dạy học theo SGK mới. Chính đội ngũ còn có những lo lắng, băn khoăn, đã ít nhiều ảnh hưởng đến niềm tin của phụ huynh khi thực hiện đổi mới.

Rút kinh nghiệm từ năm học trước, với lớp 2 và lớp 6, Bộ GDĐT yêu cầu việc chọn SGK phải thực hiện xong từ tuần đầu tháng 4, để đảm bảo giáo viên sẽ có 5 tháng được tập huấn, làm quen với SGK mới. Tuy nhiên, tiến độ này đang bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ của các địa phương trong khâu chọn sách.

Hiện giáo viên, các cơ sở giáo dục đang rất “nóng ruột”, mong sớm có kết quả chọn sách của địa phương mình, để sắp xếp thời gian nghiên cứu, dạy thử nghiệm, xây dựng kế hoạch, tiến trình dạy học phù hợp với mạch kiến thức trong SGK mới. Đặc biệt, với lớp 6, lần đầu tiên xuất hiện một số môn học mới, theo hướng tích hợp như Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, giáo viên mong sớm được tập huấn trực tiếp trên SGK, theo hướng “cầm tay chỉ việc”, được dạy thực nghiệm, thay vì chỉ học qua lý thuyết như hiện nay.

“Chúng tôi rất cần tăng thời gian thực nghiệm SGK mới, vì chỉ khi thực hiện việc dạy học trong thực tế, mới phát hiện ra những điều chưa phù hợp để kịp thời điều chỉnh, trước khi đưa vào giảng dạy đại trà” - cô Lê Thị Thảo - Trường Tiểu học An Lư (Hải Phòng) cho biết.

Trao đổi với Báo Lao Động, các đơn vị xuất bản cũng cho biết đang rất “nóng ruột”, “ngóng” kết quả chọn sách mà các địa phương gửi về. Việc chọn sách chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến tiến độ in ấn, phát hành của các đơn vị xuất bản và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền được tiếp cận sớm với SGK của giáo viên. Trong khi việc được nghiên cứu, tập huấn sớm với SGK sẽ giúp giáo viên làm quen, thành thạo việc dạy học theo yêu cầu của chương trình GDPT mới.

Khi giáo viên bước vào năm học mới với tâm thế tự tin, vì đã có nhiều thời gian tập huấn, làm quen, dạy thử nghiệm theo SGK mới, người hưởng lợi trực tiếp sẽ là học sinh. Ngược lại, chỉ cần một khâu bị chậm trễ, hàng loạt khâu phía sau sẽ bị ảnh hưởng theo và người chịu thiệt cũng là học sinh.

Lùng khắp Hà Nội tìm mua sách giáo khoa đầu cấp

Khai giảng năm học mới cận kề, nhiều phụ huynh ở Hà Nội nháo nhác tìm đến các hiệu sách lớn để tìm mua sách giáo khoa cho con em. Một số hiệu sách "cháy hàng".

Lùng khắp Hà Nội tìm mua sách giáo khoa đầu cấp
Lung khap Ha Noi tim mua sach giao khoa dau cap
Sách giáo khoa đầu cấp khan hiếm, phụ huynh tại Hà Nội lo lắng tìm đến các hiệu sách để tìm mua trong những ngày qua. Nhiều người phải mua từng quyển sách lẻ từ các cửa hàng khác nhau mới có trọn bộ sách giáo khoa cho năm học mới

Vì sao người dân Nhật Bản ủng hộ sách giáo khoa điện tử?

(Kiến Thức) - Nhật Bản là một trong những nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Vào tháng 3/2018, nội các Nhật Bản đề xuất dự luật cho phép sử dụng sách giáo khoa điện tử. Chính phủ Nhật Bản quy định từ năm 2020 tất cả các trường đều phải có sách giáo khoa điện tử.

Vì sao người dân Nhật Bản ủng hộ sách giáo khoa điện tử?
Nền giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là tiên tiến. Học sinh theo học tại các bậc học ở Nhật Bản đều được đào tạo để trở thành những công dân hội tụ các phẩm chất: có đức, trí, thể, thực và trở thành công dân toàn cầu. Để thực hiện điều này, Nhật Bản đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc miễn học phí và cấp phát sách giáo khoa miễn phí cho học sinh từ lớp 1 - 9 (giáo dục nghĩa vụ). 

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT tách bạch các khâu làm sách giáo khoa

Chiều 28/2, một trong những nội dung được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu đối với Bộ GD&ĐT là tách bạch biên soạn nội dung với khâu in ấn, phát hành đối với chương trình SGK mới.

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT tách bạch các khâu làm sách giáo khoa
Pho thu tuong yeu cau Bo GD&DT tach bach cac khau lam sach giao khoa
 Tách bạch khâu biên soạn nội dung và khâu in ấn phát hành
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thanh Long cho rằng Bộ GD&ĐT cần đẩy nhanh tiến độ biên soạn sách giáo khoa theo chương trình mới, bởi “lo về chương trình một thì lo về sách giáo khoa gấp mười”.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.