Vì sao người dân Nhật Bản ủng hộ sách giáo khoa điện tử?

(Kiến Thức) - Nhật Bản là một trong những nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Vào tháng 3/2018, nội các Nhật Bản đề xuất dự luật cho phép sử dụng sách giáo khoa điện tử. Chính phủ Nhật Bản quy định từ năm 2020 tất cả các trường đều phải có sách giáo khoa điện tử.

Vì sao người dân Nhật Bản ủng hộ sách giáo khoa điện tử?
Nền giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là tiên tiến. Học sinh theo học tại các bậc học ở Nhật Bản đều được đào tạo để trở thành những công dân hội tụ các phẩm chất: có đức, trí, thể, thực và trở thành công dân toàn cầu. Để thực hiện điều này, Nhật Bản đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc miễn học phí và cấp phát sách giáo khoa miễn phí cho học sinh từ lớp 1 - 9 (giáo dục nghĩa vụ). 
Để giúp học sinh học tập hiệu quả hơn, vào tháng 4/2016, các chuyên gia giáo dục tại Nhật Bản đề xuất bãi bỏ hoàn toàn việc sử dụng sách giáo khoa in giấy để chuyển sang sách giáo khoa điện tử trong một vài môn học như: Khoa học tự nhiên và tiếng Anh.
Một đề xuất khác được các chuyên gia giáo dục Nhật Bản đưa ra khi ấy là các trường có thể kết hợp giữa việc sử dụng sách giáo khoa in giấy làm công cụ giảng dạy chính trong khi sách giáo khoa điện tử làm công cụ bổ trợ.
Vi sao nguoi dan Nhat Ban ung ho sach giao khoa dien tu?
Nhật Bản quy định sử dụng sách giáo khoa điện tử từ năm 2020. Ảnh: Phys.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng sách giáo khoa điện tử có nhiều ưu điểm trong việc giúp học sinh nghe hoặc xem video phát âm của người bản xứ khi học ngoại ngữ hoặc xem video các thí nghiệm khoa học, phản ứng hóa học, vật lý trong khoa học tự nhiên, hình ảnh được biểu diễn dưới dạng đồ thị sống động... Thêm nữa, sách giáo khoa điện tử còn có ưu điểm là có thể điều chỉnh kích cỡ số liệu, bảng biểu.
Các chuyên gia giáo dục Nhật Bản cũng đề nghị Chính phủ hạ giá các thiết bị giáo khoa điện tử xuống mức thấp nhất có thể trong ngắn hạn, tiến tới phát miễn phí cho học sinh.
Đến tháng 3/2018, Nội các Nhật Bản đề xuất dự luật cho phép sử dụng sách giáo khoa điện tử trong các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Chính phủ Nhật Bản mong muốn dự luật cải cách này sẽ sớm được thông qua để bắt đầu từ tháng 4/2019, sách giáo khoa truyền thống sẽ dần dần được thay thế. Dự luật cũng nêu rõ những học sinh khuyết tật thị giác hoặc bất cứ dạng khuyết tật nào khác cũng có thể tiếp cận và sử dụng sách điện tử mới thông qua máy tính bảng hoặc các thiết bị tương tự.
Chính phủ Nhật Bản quy định từ năm 2020 tất cả các trường đều phải có sách giáo khoa điện tử. Thế nhưng, hiện có nhiều trường tiểu học và trung học ở Nhật Bản đã sử dụng sách giáo khoa điện tử thay thế cho sách giáo khoa in giấy.

Mời độc giả xem video: Sẽ đưa chiến tranh biên giới, hải đảo vào sách giáo khoa (nguồn: VTC1)

Sau đó, Nhật Bản đã tiến hành cuộc thăm dò ý kiến của người dân về đề xuất trên. Kết quả cuộc thăm dò cho thấy số người ủng hộ sử dụng sách giáo khoa điện tử là khá cao, gấp đôi so với số người phản đối. Một trong những lý do được những người ủng hộ học sinh sử dụng sách giáo khoa điện tử là nó giúp thay đổi triệt để phương pháp giảng dạy, cũng như cách học sinh tiếp nhận kiến thức.
Để sách giáo khoa điện tử được sử dụng phổ biến trong các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ 3 tỷ Yen (khoảng 29 triệu USD) cho các trường học để mua sắm thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng. Những động thái trên của chính phủ Nhật Bản nhận được sự quan tâm lớn và sự ủng hộ của người dân.

Vì sao người Việt có thói ăn to, nói lớn?

(Kiến Thức) - Không giống như các ngôn ngữ khác, tiếng Việt có âm sắc, huyền, hỏi, ngã nên nhiều người có thói quen “ăn to, nói lớn”...

Vì sao người Việt có thói ăn to, nói lớn?
Không giống như các ngôn ngữ khác, tiếng Việt có âm sắc, huyền, hỏi, ngã nên nhiều người có thói quen “ăn to, nói lớn”, thậm chí nói oang oang như quát chỗ đông người đã khiến địa điểm công cộng, nơi điểm trang nghiêm cần sự yên tĩnh trở thành… cái chợ.
Cái chợ hồn nhiên

Thầy Văn Như Cương qua đời: Nụ cười đã tắt và những điều còn mãi

Thông tin mới nhất, thầy Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh đã qua đời ở tuổi 80 sau khoảng thời gian chống chọi với bệnh tật.

Thầy Văn Như Cương qua đời: Nụ cười đã tắt và những điều còn mãi
Thầy Văn Như Cương (SN 1937). Ông là tiến sĩ toán học, được phong học hàm phó giáo sư.

Người để lại "dáng đứng VN trên đường băng Tân Sơn Nhứt" là ai?

"Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất"... Người chiến sĩ đã lưu dấu ấn của mình trong trí nhớ đồng đội, gợi nên cảm hứng cho những câu thơ đi vào lòng nhiều thế hệ ấy là ai?

Người để lại "dáng đứng VN trên đường băng Tân Sơn Nhứt" là ai?
 Lấy ý tưởng về hình ảnh anh Nguyễn Công Mẹo - Dáng đứng Việt Nam để làm tượng đài 82 liệt sĩ hi sinh năm Mậu Thân 1968 tại khu vực bến xe Tây Ninh cũ thuộc quận Tân Bình - Ảnh: TỰ TRUNG.
"Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt

Đọc nhiều nhất

Tin mới