Cảnh báo đáng sợ về nạn hạn hán ở Cape Town, Nam Phi

(Kiến Thức) - Ông Greg Pillay, người đứng đầu Trung tâm ngăn ngừa thiên tai Cape Town, Nam Phi, cho hay thành phố này đang phải đối mặt với trận hạn hán nghiêm trọng, có thể khiến người dân đối mặt với nhiều rủi ro trong đó có bệnh dịch hoành hành.

Cảnh báo đáng sợ về nạn hạn hán ở Cape Town, Nam Phi
Thành phố Cape Town, Nam Phi đang trải qua trận hạn hán tồi tệ nhất sau 384 năm. Theo các chuyên gia, trong 3 năm qua, lượng mưa tại thành phố này là cực kỳ thấp.
Trước tình hình này, chính quyền phải ra quy định buộc người dân tiết kiệm nước thay vì kêu gọi như trước đây. Cụ thể, chính quyền Cape Town từng phải ban bố quy định mỗi người được sử dụng 50 lít nước sinh hoạt mỗi ngày. Việc sử dụng nước được tiết kiệm tối đa bằng cách hạn chế dùng nước sạch để dội nhà vệ sinh.
Người dân Cape Town xếp hàng lấy nước. Ảnh: Nic Bothma/EPA.
Người dân Cape Town xếp hàng lấy nước. Ảnh: Nic Bothma/EPA. 
Theo The Guardian, liên quan đến vấn đề "nóng" dư luận trên, Greg Pillay, người đứng đầu Trung tâm ngăn ngừa thiên tai Cape Town cho hay, đang phác thảo một kế hoạch mà bản thân không bao giờ mong muốn sử dụng đến là: kế hoạch đối phó với nạn hạn hán kỷ lục mà thành phố này đang trải qua là khiến Cape Town trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới phải tạm cắt hoàn toàn nguồn nước máy sinh hoạt.
“Chúng tôi xác định 4 rủi ro: thiếu nước, dịch tễ không bảo đảm, bệnh dịch hoành hành và sự đối đầu vì tranh giành nguồn lực khan hiếm”, ông Pillay cho biết.
Theo ông Pillay, trong 40 năm đối phó với những tình huống khẩn cấp, ông phải thừa nhận đợt hạn hán này là cuộc khủng hoảng lớn nhất. Ông và các chuyên gia đã chuẩn bị nhiều kịch bản cho việc gián đoạn cung cấp nước nhưng chưa tính đến kịch bản không còn giọt nước nào.
Kế hoạch mà ông Pillay đề cập đến bao gồm: quân đội, các chuyên gia bệnh dịch và y tế, đang ráo riết chuẩn bị đối phó với Ngày Zero, thời điểm mà lượng nước dự trữ trong 6 đập nước lớn sẽ rơi xuống mức 13,5% công suất. Mức độ nghiêm trọng này được dự báo sẽ xảy ra vào ngày 16/4.
Khi tình huống này xảy ra, các kỹ sư sẽ phải đóng van nước đến khoảng một triệu gia đình, tức 75% của thành phố Cape Town.
Mời quý độc giả xem video Kinh hãi cá sấu phơi xác, chết la liệt vì hạn hán (nguồn: VTC News):
Christine Colvin, quản lý chương trình nước sạch của Quỹ Bảo tồn Hoang dã thế giới (WWF) cho biết: “Người dân sẽ rất hoảng loạn khi một ngày họ vặn van nước mà nước không chảy ra”.
Để thay thế cho nguồn nước máy, chính quyền Cape Town sẽ thiết lập 200 điểm lấy nước rải rác trong thành phố, áp đặt quy định rằng, đảm bảo mỗi người có tối đa 25 lít nước/ngày để sử dụng.
Kế hoạch này cũng sẽ trở thành gánh nặng lớn với chính quyền địa phương. Nguyên do là vì chi phí để lắp đặt và vận hành những điểm lấy nước này trong 3 tháng ước tính vào khoảng 200 triệu rand (khoảng 17 triệu USD). Và thay vì bán nước, việc cung cấp nước cho người dân hoàn toàn miễn phí sẽ tốn kém hơn 1,4 tỷ rand (khoảng 115 triệu USD).

10 đợt hạn hán kỷ lục trong lịch sử nhân loại

(Kiến Thức) - Lịch sử từng ghi nhận nhiều đợt hạn hán kỷ lục gây hậu quả nghiêm trọng như hàng triệu người chết, kéo theo đó là nạn đói...

10 đợt hạn hán kỷ lục trong lịch sử nhân loại
10 dot han han ky luc trong lich su nhan loai
 Hạn hán ở Trung Quốc năm 1941 là một trong những đợt hạn hán kỷ lục trong lịch sử. Hậu quả của trận hạn hán này khiến hàng triệu cây trồng bị chết, gây ra tình trạng thiếu lương thực và khoảng 3 triệu người chết.

Nhà thờ 400 tuổi nổi lên mặt nước sau trận hạn hán

Hạn hán nghiêm trọng ở Mexico hé lộ nhà thờ 400 năm tuổi còn gần như nguyên vẹn.

Nhà thờ 400 tuổi nổi lên mặt nước sau trận hạn hán

Bật mí những điều bất ngờ về nền văn minh Maya

(Kiến Thức) - Nền văn minh Maya nổi tiếng thế giới với những tiến bộ vượt bậc cũng như những tập tục đặc biệt.

Bật mí những điều bất ngờ về nền văn minh Maya
Bat mi nhung dieu bat ngo ve nen van minh Maya
 Cho đến nay, giới chuyên gia, nhà khoa học vẫn chưa giải mã được nguyên nhân vì sao nền văn minh Maya sụp đổ. Trước khi người Tây Ban Nha đặt chân đến nhiều thành phố của người Maya thì những nơi này đã bị bỏ hoang phế từ lâu. Nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải sự việc này như hạn hán, nạn đói, dịch bệnh... Tuy nhiên, tất cả chỉ là giả thuyết chưa có bằng chứng xác thực.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới