- Vừa rồi, đứa con trai út của tôi đưa bạn gái về nhà ra mắt và xin cưới, hỏi ra mới biết gia đình bạn gái của con có họ với gia đình tôi, tính ra cũng 4 đời và đúng ra cô bé kia phải gọi chúng tôi là ông bà. Nhưng vì ở xa nhau ít có dịp gặp gỡ nên các cháu không biết nhau.
Chồng tôi thì nhất quyết không đồng ý vì nếu để con lấy thế không biết sẽ phải xưng hô với bố mẹ cô bé như thế nào? Còn con tôi thì một mực đòi cưới. Nhà tôi đang rất khó xử, xin hãy cho tôi lời khuyên. Bà Nguyễn Xuân Hà (Yên Mỹ, Hưng Yên).
Ảnh minh họa: IE. |
Bác Xuân Hà kính mến!
Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000 quy định, các trường hợp cấm kết hôn là những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người có họ trong phạm vi ba đời... Theo khoản 13, Điều 8 của luật này thì "những người có họ trong phạm vi ba đời" được giải thích như sau: "Là những người cùng một gốc sinh ra: Cha mẹ là đời thứ nhất; Anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; Anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba".
Theo đó, con trai bác và người yêu cậu ấy được các bác tính trong phạm vi 4 đời thì có thể kết hôn được. Vấn đề ở đây là việc làm thông tư tưởng của gia đình, dòng họ để đồng ý cho các con lấy nhau. Việc này, bác cần lấy ý kiến của các bậc cao niên trong dòng họ, suy xét một cách tổng thể, như gia đình cô bé kia không thuộc hàng theo cách tính trên, hơn nữa hai gia đình ở xa nhau nên cũng ít có dịp gặp gỡ, việc xưng hô cũng không quá quan trọng khi cả hai gia đình đều thống nhất được...
Khi luật pháp không cấm, nếu các bác đặt hạnh phúc của các con lên hàng đầu và vượt qua những định kiến của sự "có họ" thì việc đồng ý cho các con tiến tới hôn nhân không còn là nỗi băn khoăn nữa.
Khi luật pháp không cấm, nếu các bác đặt hạnh phúc của các con lên hàng đầu và vượt qua những định kiến của sự "có họ" thì việc đồng ý cho các con tiến tới hôn nhân không còn là nỗi băn khoăn nữa.
Chuyên gia Tâm lý học Trần Vũ
Bài đọc nhiều: