Cách để không lây nhiễm nCoV khi sống cùng nhà với F0

Khi sống cùng nhà với F0, các F1 cần tuân thủ nguyên tắc cách ly, thông gió và sử dụng đồ dùng cá nhân riêng để tránh lây nhiễm nCoV.

Covid-19 là bệnh lây lan từ người bệnh sang người lành chủ yếu theo 2 cách. Một là người chưa nhiễm bệnh hít phải các giọt bắn do F0 thải ra khi bệnh nhân hít thở, nói chuyện, ho, hắt hơi. Hai là người lành chạm vào các bề mặt có giọt bắn chứa virus, sau đó chạm tay vào mũi, miệng, mắt, đồ ăn. Các hạt virus vẫn có thể lây nhiễm khi tồn tại trên bề mặt trong thời gian dài.

Ngoài ra, nhiều bằng chứng cũng cho thấy nCoV có thể lây lan qua đường không khí, qua các hạt sol khí nhỏ tồn tại trong môi trường.

Hiện nay, ngày càng nhiều gia đình phát hiện các thành viên mắc Covid-19. Nhất là ở chung cư, các F1 không có điều kiện tách biệt hoàn toàn với F0, vẫn phải sống chung trong một căn hộ.

Những người còn lại trở thành F1, khi sống chung nhà với F0 cần có biện pháp bảo vệ để không lây nhiễm nCoV. Dưới đây là những khuyến cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) để bảo vệ F1 khi sống cùng nhà với F0.

Cach de khong lay nhiem nCoV khi song cung nha voi F0

Bệnh nhân Covid-19 cần phải cách ly với các thành viên khác, ở phòng riêng, tốt nhất là có phòng tắm, nơi vệ sinh cá nhân riêng biệt. Ảnh: Adobe Stock.

Cách ly và thông gió

Đây là nguyên tắc đầu tiên CDC đưa ra trong bảng hướng dẫn khi sống cùng nhà với người mắc Covid-19. F0 nên có phòng ở và phòng tắm riêng để giảm thiểu tiếp xúc với người khác trong gia đình. Nếu không có phòng riêng, bệnh nhân Covid-19 nên giữ khoảng cách tối thiểu 2 m với các thành viên khác càng nhiều càng tốt.

Đặc biệt, bất kỳ ai trong nhà có nguy cơ mắc bệnh cao như người lớn tuổi, hệ miễn dịch suy yếu, trẻ em, cần có “hàng rào bảo vệ”, không tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với F0.

Thông thường, những người mắc Covid-19 từ mức độ nhẹ đến trung bình có khả năng lây nhiễm không quá 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Người có biểu hiện nặng hơn có khả năng lây nhiễm không quá 20 ngày sau khi phát bệnh. Đặc biệt, những người đã khỏi bệnh vẫn có thể cho kết quả dương tính trong tối đa 3 tháng sau khi nhiễm. Tuy nhiên, những cá nhân này không còn lây nhiễm trong thời gian đó.

Các F0 cần phải tuân thủ tuyệt đối quy định cách ly với người thân trong tối thiểu 7 ngày. Trong suốt quá trình này, F1 và F0 cần phải đeo khẩu trang vừa vặn, đúng cách. Khi tiếp xúc gần F0, F1 nên đeo khẩu trang N95 và KN95 để có khả năng bảo vệ tốt nhất.

Ngoài ra, các căn hộ cần mở cửa để thông gió càng nhiều càng tốt. Riêng phòng của F0 cần phải đóng kín cửa ra vào, mở cửa sổ để giảm thiểu sự di chuyển không khí chứa virus vào phần còn lại của ngôi nhà.

Vệ sinh cá nhân

Tất cả thành viên trong nhà, ngoại trừ F0, nên vệ sinh đường hô hấp thường xuyên như súc họng, miệng bằng nước muối, che chắn khi ho, hắt hơi và thải bỏ khăn giấy đã qua sử dụng.

F1 và F0 đều phải tuân thủ rửa sạch tay thường xuyên, đặc biệt trước và sau khi ăn hoặc tiếp xúc đồ vật có thể bị lây nhiễm virus. Khi rửa tay, chúng ta cần sử dụng xà bông và nước sạch hoặc chất khử trùng chứa ít nhất 60% cồn, rửa trong ít nhất 20 giây.

Các chất thải như khăn giấy, khẩu trang, găng tay đã qua sử dụng cần được bỏ vào thùng rác chuyên dụng, có nắp đậy, màu vàng (đánh dấu đây là rác thải y tế). Khi đổ rác, F1 cần mang găng tay để tránh tiếp xúc với virus.

Cach de khong lay nhiem nCoV khi song cung nha voi F0-Hinh-2

Khử trùng và sử dụng đồ cá nhân riêng là biện pháp giảm giảm nguy cơ lây nhiễm nCoV khi ở chung nhà với F0. Ảnh: Shutter Stock.

Không dùng chung đồ dùng cá nhân

Để ngăn ngừa khả năng lây lan qua các vật bị ô nhiễm, CDC khuyến cáo F1 không dùng chung khăn trải giường, khăn tắm, bàn chải đánh răng, cốc, ly, dụng cụ ăn uống hoặc các thiết bị điện tử với người mắc Covid-19.

Nếu bắt buộc phải sử dụng hoặc xử lý đồ dùng của F0, F1 cần đeo găng tay và rửa sạch đồ vật bằng nước nóng, chất tẩy rửa. Với những đồ vật không thể rửa, tiếp xúc với nước, bạn nên lau bằng cồn, chất tẩy rửa để làm sạch bề mặt.

Nếu không có nhà vệ sinh, phòng tắm riêng, sau khi F0 sử dụng, các bề mặt, tay nắm cửa, đồ dùng cần được khử trùng sạch. Các bề mặt dùng chung thường xuyên như tay nắm cửa, tủ, công tắc đèn, bồn cầu, bồn rửa mặt, vòi tắm cũng cần được làm sạch thường xuyên.

Nếu người bệnh không đủ sức khỏe để tự vệ sinh, một thành viên khác trong nhà nên đeo khẩu trang, găng tay để làm sạch và khử trùng khi cần thiết; đảm bảo phòng sinh hoạt chung được thông thoáng.

Với đồ vải F0 đã sử dụng, cần cho vào máy giặt và sấy khô ở nhiệt độ cao nhất có thể. Nếu không có máy sấy, đồ vải phải được phơi dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Nhiều bằng chứng đã cho thấy ánh sáng mặt trời có thể vô hiệu hóa virus.

Cach de khong lay nhiem nCoV khi song cung nha voi F0-Hinh-3

Các F0 cần được nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, khoa học. Ở trong nhà, các thành viên cũng phải đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây truyền virus. Ảnh: Shutter Stock.

Chăm sóc F0

Nếu bệnh nhân Covid-19 cần người chăm sóc, bạn cần đảm bảo thức ăn dinh dưỡng, được chế biến mềm, lỏng, dễ ăn. Bệnh nhân cần được uống đủ nước, bù chất lỏng do đổ mồ hôi, mất nước khi bị sốt.

Người nhiễm bệnh thường cảm thấy mệt mỏi do phản ứng miễn dịch của cơ thể, do đó, họ cần được nghỉ ngơi nhiều. F1 nên trang bị cho bệnh nhân và bản thân đủ thực phẩm, nước uống và thuốc, vitamin, vật dụng cần thiết khi họ tự cách ly.

Yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ bản thân đó là tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, các F1 cần bổ sung dưỡng chất, ăn ngủ nghỉ khoa học, uống đủ nước.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như ho, sốt, đau đầu, mệt mỏi, bạn nên làm xét nghiệm để biết bản thân có bị lây nhiễm virus hay không.

Trưa 4/9: Sáu yêu cầu với lực lượng tham gia chống dịch

Theo quy định của Bộ Y tế có 6 yêu cầu với lực lượng tham gia chống dịch COVID-19; TP HCM đưa ra yêu cầu khẩn về chăm sóc F0 tại nhà; Đồng Nai đang điều trị 266 ca COVID-19 nguy kịch, nặng.

Bộ Y tế: 6 yêu cầu với lực lượng tham gia chống dịch COVID-19
Bộ Y tế vừa có Công văn gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, hướng dẫn về quy định đảm bảo an toàn đối với các lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương.

12 dấu hiệu nhận biết người mắc COVID-19

Theo quy định của Bộ Y tế, các triệu chứng của người nhiễm nCoV gồm ho, sốt, đau đầu, rát họng, tiêu chảy...

Câu hỏi: Tôi đang bị ho, đau đầu, kèm theo tiêu chảy. Có phải tôi đã mắc COVID-19 không và tôi nên làm gì?

Làm gì để tránh nhiễm nCoV khi di chuyển bằng phương tiện công cộng?

Di chuyển trên phương tiện giao thông làm tăng nguy cơ lây nhiễm nCoV. Vì vậy, người dân cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch khi đi tàu xe.

Câu hỏi: Khi đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tôi cần lưu ý những gì khi di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng để tránh lây nhiễm nCoV?

Trả lời

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.