Cá rô đồng chữa suy nhược

(Kiến Thức) - Thịt cá có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu. 

Cá rô đồng chữa suy nhược
Món kho đậm đà 
Thịt cá rô thơm, bùi, béo mà không ngậy, dễ tiêu hóa. Món cá rô nướng ăn với đọt non của cây nhãn lồng (lạc tiên), có hương vị đậm đà chất dân dã hay món cá rô kho tộ với thịt ba chỉ... Món ăn này có tác dụng bổ dưỡng khí huyết, mạnh gân cốt, ích tỳ vị, nhuận trường, an thần. Rất tốt cho người suy nhược cơ thể, ăn uống kém, mất ngủ, suy nhược thần kinh, gân cốt yếu mỏi. 
Cách làm: Cá rô 500g, thịt ba chỉ 200g, nước dừa lấy từ 1 quả dừa, tỏi, nước hàng, hạt nêm, nước mắm. Cá đánh vẩy, làm sạch, cắt khúc hoặc để nguyên con. Ướp cá với 2 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa cà phê hạt nêm, trong khoảng 15 - 30 phút. Thịt ba chỉ cắt miếng mỏng vừa ăn, tỏi bóc vỏ, đập dập. Cho một ít dầu ăn vào nồi đất, phi thơm tỏi. 
Khi tỏi thơm thì trút thịt ba chỉ vào. Đảo đều tay với lửa to để thịt ra bớt mỡ và hơi sém cạnh thì tắt bếp. Xếp từng lát cá vào nồi vừa đảo thịt, thịt ở dưới, cá ở trên, rưới cả phần nước ướp cá lên rồi bật lại bếp. Trút nước dừa vào nồi cá, vặn lửa to, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ, đun tới khi nồi cá gần cạn nước thì nêm nếm lại cho vừa ăn rồi đun tiếp. Ăn nóng với cơm.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Món canh bổ dưỡng
Ngoài món kho khô, còn có món cá rô nấu với hành củ và rau răm hay món canh cá rô nấu miến (cá rô nấu với miến, nấm hương, hành củ, rau răm) là những món rất ngon lại bổ dưỡng khí huyết, lợi ích cho tỳ vị.
Món canh cá rô nấu với rau cải (cải bẹ xanh) và gừng có tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, tiêu thực, làm ra mồ hôi, giải độc. Món ăn này rất tốt cho những người khí huyết suy, cơ thể gầy yếu, ăn uống không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa, ho đàm. Tuy nhiên, những người đang bị sốt, ra nhiều mồ hôi thì không nên dùng.
Món canh cá rô rau nhút, mùi thơm ngon đặc trưng mà lại có tác dụng bổ dưỡng, ích tỳ vị, trợ tiêu hóa, nhuận trường, an thần. Rất tốt cho người ăn ngủ kém, suy nhược thần kinh, táo bón. Cá rô 500g, chọn con béo, to, làm sạch. Đem luộc chín cá, vớt ra gỡ lấy thịt, ướp với nước mắm, muối, tiêu. 
Phần xương cá có thể đem giã nhỏ, lọc lấy nước nấu chung với nước luộc cá. Rau nhút 300g, bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, cắt khúc 3 - 4cm. Nấu nước luộc cá sôi, cho thịt cá vào, đến khi sôi lại thì cho rau nhút vào. Canh sôi lại thì nêm thêm nước mắm, muối, bột ngọt cho vừa ăn. Múc canh ra tô, rắc ít tiêu và hành lá xắt nhỏ lên trên. Ăn nóng trong bữa ăn.

Cà rốt chữa suy nhược cơ thể

Cà rốt chữa suy nhược cơ thể
Khi cơ thể suy nhược, nấu cháo gạo nếp với cà rốt, gừng tươi, thịt gà, tiêu, hành, ăn lúc còn nóng sẽ giúp phục hồi sức khỏe.
 

Củ cà rốt thường được hầm với xương làm món canh trong bữa cơm gia đình. Dân gian thường dùng loại củ này để trị một số chứng bệnh như:

- Suy nhược cơ thể: Nấu cháo với nguyên liệu gồm 2 củ cà rốt, một củ gừng tươi, nắm gạo nếp, 100 đến 200 gr thịt gà. Lưu ý, cà rốt nên để nguyên vỏ, rửa sạch, xắt lát mỏng. Cho tất cả nguyên liệu vào xoong nấu nhừ thành cháo rồi bỏ thêm hành lá, tiêu hột, ăn lúc nóng cho ra mồ hôi.

- Trị giun sán: Cà rốt để nguyên vỏ, thái mỏng, sao khô, tán thành bột. Dùng bột này pha với ít nước, uống 4 muỗng vào mỗi buổi sáng trước khi ăn điểm tâm.

- Kiết lỵ: Cà rốt luộc chín, ăn củ và uống nước luộc sẽ khỏi.

- Xuất huyết: Củ cà rốt thái mỏng theo chiều dọc. Bắc chảo lên bếp cho cà rốt vào xào với dầu mè, hạt mè (vừng) rang. Mỗi ngày ăn khoảng 3 củ cà rốt xào sẽ hết bệnh.

Theo VnExpress
[links()]

Lẩu cá rô, bông súng chữa yếu sinh lý

(Kiến Thức) - Món ăn có tác dụng bổ ích cho tỳ vị, chữa chứng tràng phong hạ huyết ích khí lực, lợi gân xương, làm cho người cảm thấy khoẻ khoắn, bớt đau đầu nhức mỏi...

Lẩu cá rô, bông súng chữa yếu sinh lý
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Tính thành phần dinh dưỡng 100g thịt cá rô đồng ăn được chứa chất đạm 20,3g, chất béo 1,5g, canxi 26,0mg, photpho 131,2mg, sắt 0,03mg và các loại vitamin B1, B2, B3, B12, PP. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc và cách chế biến từ cá rô đồng.

Top bệnh nguy hiểm lây từ mẹ sang con

(Kiến Thức) - Những bệnh này có thể truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai và để lại di chứng sức khỏe cho con sau khi sinh.

Top bệnh nguy hiểm lây từ mẹ sang con
Nhiễm HIV. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới lây nhiễm theo đường từ mẹ sang con. Trẻ có thể bị nhiễm khi còn là thời kì bào thai, trong lúc sinh hoặc khi cho con bú…
 Nhiễm HIV. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới lây nhiễm theo đường từ mẹ sang con. Trẻ có thể bị nhiễm khi còn là thời kì bào thai, trong lúc sinh hoặc khi cho con bú…

Đọc nhiều nhất

Tin mới