BV Phú Nhuận TP.HCM: Gãy xương gò má, chụp phim sọ não

(Kiến Thức) - Bệnh nhân bị tai nạn giao thông, chấn thương vùng mặt, cấp cứu vào bệnh, bác sĩ chỉ định chụp phim X-quang xương gò má trái nhưng trên phim lại ghi là sọ não. 

BV Phú Nhuận TP.HCM: Gãy xương gò má, chụp phim sọ não
Bác sĩ "tắc trách" hay còn "non" nghiệp vụ?
Ngày 24/2, tòa soạn báo nhận được thư của anh Võ Nguyễn Minh Hoàng (185/16 Phan Đình Phùng, phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM) - chồng bệnh nhân Mai Bảo Ng. (32 tuổi, cùng ngụ địa chỉ trên) đang điều trị tại Bệnh viện Phú Nhuận TPHCM (BVPN). Vợ anh là chị Mai Bảo Ng. bị tai nạn giao thông trưa ngày 13/2 và Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Phú Nhuận TPHCM để cấp cứu, sau khi được bác sĩ khám và cho chỉ định đi chụp phim X-quang gò má trái cho vợ anh nhưng chẳng hiểu sao phim chụp lại để là phim sọ não và bác sĩ Khoa Cấp cứu xem xong thì bảo là không sao rồi cho về. 
Về nhà, chị Bảo Ng. uống thuốc không bớt mà ngày càng đau nhức nên đã quay lại BVPN tái khám. Bác sĩ phòng khám, Khoa Khám bệnh, BVPN bảo phải chuyển viện lên Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM vì bệnh nhân bị chấn thương như thế có thể là bị gãy xương.
Anh Hoàng rất lo lắng, hỏi: "Tại sao vợ tôi bị gãy xương mà bác sĩ khám cấp cứu không phát hiện ra, chụp phim cũng không phát hiện ra. Thấy vô lý nhất là trên phim lại để chữ sọ não chứ không phải là xương gò má. Do lo lắng cho vợ và tin tưởng bác sĩ nên tôi cũng không xem phim làm gì mà đưa ngay về cho bác sĩ cấp cứu đọc. Tại sao bác sĩ đọc phim mà không phát hiện ra phim chụp sai? Tại sao bác sĩ lại không biết? Bác sĩ và người chụp phim có tắc trách không?".
BSCK I Nguyễn Chí Cường, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM khám cho bệnh nhân Mai Bảo Ng. sau phẫu thuật.
BSCK I Nguyễn Chí Cường, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM khám cho bệnh nhân Mai Bảo Ng. sau phẫu thuật. 
Ký hiệu của Khoa Chẩn đoán Hình ảnh
Ngày 25/2, ThS.BS Hoàng Đức Quyền, Phó Giám đốc BVPN đã tiếp nhận thông tin phản ánh của gia đình bệnh nhân và tòa soạn. Theo ThS.BS Hoàng Đức Quyền giải thích, do quy định khi chụp phim X-quang vùng mặt như xương hàm trên, xương hàm dưới, xương đá, xương mũi... thì đều để ký hiệu là sọ não để dễ tính viện phí, tuy nhiên thế chụp cho bệnh nhân sẽ khác nhau. Cụ thể, trường hợp bệnh nhân Bảo Ng. là chụp thế HIRTZ là chụp xương gò má và trong trường hợp này thì kỹ thuật viên phải chụp thêm thế Blondeau thì mới gọi là chuẩn. 
Trong khi đó, bác sĩ N.N. (người tiếp nhận bệnh nhân Bảo Ng.) cho biết, do khi khám thấy bệnh nhân bị chấn thương vùng mặt và đã cho chỉ định chụp xương gò má, còn chuyện chụp như thế nào và kết quả ra sao là của Khoa Chẩn đoán hình ảnh chứ bác sĩ điều trị không thể can thiệp được và do họ có chuyên môn sâu hơn mình thì mình phải tin tưởng họ.
ThS.BS Hoàng Đức Quyền cũng ghi nhận sự thiếu sót của bệnh viện, của bác sĩ tiếp nhận và hướng dẫn bệnh nhân khiến bệnh nhân Bảo Ng. phải nhập viện muộn như vậy. 
Trao đổi với phóng viên về bệnh nhân Mai Bảo Ng. đang được theo dõi hậu phẫu tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM. BSCK I Nguyễn Chí Cường, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM - người khám tiếp nhận bệnh nhân Bảo Ng. cho hay, bệnh nhân bị gãy xương gò má nên phải phẫu thuật để nâng xương lên. Bệnh nhân phải nằm hậu phẫu tại bệnh viện khoảng 5 - 6 ngày. 
Theo BSCK I Nguyễn Chí Cường thì khi bị chấn thương vùng hàm mặt nên đến bệnh viện chuyên khoa về răng hàm mặt, tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị sớm. Trong các trường hợp gãy xương nói chung và xương hàm mặt nói riêng thì càng được phẫu thuật sớm càng tốt vì xương sẽ lành xương nhanh, tránh đau đớn, phù nề cho bệnh nhân. 
Đối với cách xử trí ban đầu của BVPN, thì BSCK I Nguyễn Chí Cường cho rằng, bác sĩ của BVPN chưa dặn dò cặn kẽ cho bệnh nhân, khi bệnh nhân bị chấn thương vùng mặt phải cho bệnh nhân chụp 2 phim ở thế HIRTZ và Blondeau thì mới được. 

Gãy xương ở vùng liên quan đến các tạng

Gãy xương ở vùng liên quan đến các tạng
- Hỏi: Tôi muốn hỏi gãy xương ở vùng gần các tạng có ảnh hưởng nhiều đến cơ quan tạng không? - Mai Thị Vui (Thanh Hóa).

 

PGS.TS Trần Đình Chiến, Bệnh viện 103 trả lời: Gãy xương ở vùng liên quan đến các tạng là các xương như xương đòn, xương sườn có thể gây tràn khí, tràn máu màng phổi. Gãy cột sống có thể gây chèn ép hoặc đứt tủy. Gãy khung chậu, đặc biệt gãy mu - chậu có thể gây thủng bàng quang hoặc đứt niệu đạo.

Gãy xương hở và cách sơ cứu

Gãy xương hở và cách sơ cứu
Băng bó cầm máu và cố định tạm thời

Anh Nguyễn Văn Ngọc (Thanh Oai, Hà Nội) bị gãy xương cẳng chân do ngã xe máy ở gần nhà. Tuy nhiên, người nhà không đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để băng bó, cầm máu cho anh mà bế anh tới bệnh viện luôn. Vì vậy, lượng máu mất khi trên đường khá lớn, đồng thời có nhiều những dị vật bẩn khiến vết thương loét, nhiễm khuẩn...

Vitamin E tăng gấp đôi nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến

(Kiến Thức) - Các loại Vitamin sẽ phản tác dụng nếu ta sử dụng không đúng cách. Đặc biệt là khi sử dụng Vitamin E cho nam giới.

Vitamin E tăng gấp đôi nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến
Một nghiên cứu mới nhất cho thấy đàn ông uống nhiều Vitamin E sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu khoảng 1700 người đàn ông mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến và 3100 người đàn ông bình thường. Những người đàn ông này đã từng tham gia vào một nghiên cứu thử nghiệm năm 2001, trong đó họ đã được chỉ định ngẫu nhiên để sử dụng một liều Vitamin E cao. Trước khi cho họ uống bổ sung Vitamin E, các bác sỹ đã đo lượng selen trong móng chân của họ để tiện theo dõi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới