Bốn loại vũ khí dị nhất Mỹ từng sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam
(Kiến Thức) - Cuộc Chiến tranh Việt Nam xảy ra vào đúng thời điểm trình độ khoa học kỹ thuật của Mỹ đạt những bước tiến vượt bậc và nhờ đó, nhiều loại vũ khí tinh vi nhưng không kém phần kỳ lạ đã được Mỹ triển khai tới miền Nam Việt Nam.
Tuấn Anh
Thiết bị đánh hơi người
Khi mà chó săn – một loại động vật nguy hiểm và hung hãn nhưng lại rất dễ bị lực lượng Quân giải phóng qua mặt thì quân đội Mỹ đã phải phát minh ra hẳn một thiết bị điện tử chuyên để thực hiện nhiệm vụ của chó săn nhưng có độ chính xác cao hơn nhiều. Đó là thiết bị đánh hơi người.
Thiết bị đánh hơi người được binh lính Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam bị đánh gục bởi... nước tiểu.
Thiết bị đánh hơi người này được quân đội Mỹ sử dụng ở khu vực phi quân sự giới tuyến giữa hai miền Bắc – Nam để phát hiện người vượt tuyến từ miền Bắc Việt nam xuống phía Nam. Sau một thời gian thử nghiệm có vẻ hiệu quả, thiết bị này được phát tới các đơn vị lính Mỹ để phục vụ việc đi càn quét và phát hiện quân giải phóng trong rừng rậm.
Thiết bị này mang tên XM2 và bản nâng cấp XM3 bao gồm một hệ thống balo đeo trên lưng người lính với pin dự phòng và hệ thống điều khiển. Một vài hệ thống khác lớn hơn được trang bị trên máy bay trực thăng nhưng tỏ ra không hiệu quả do tốc độ di chuyển quá nhanh.
Theo tài liệu được Mỹ ghi nhận lại, đối phương (nghĩa là quân giải phóng) đã cực kỳ mưu mẹo khi hắt nước tiểu khắp đường đi càn của lính Mỹ, khiến các loại máy dò hơi người phát tín hiệu báo động liên tục khiến binh lính hoang mang tột. Chưa kể tới việc, ngoài đánh hơi được hơi người, XM2 còn nhạy tới mức đánh hơi được cả… hơi động vật. Kết quả cuối cùng là thiết bị này bị loại biên vì nó quá vô dụng, không những không phát hiện được quân giải phóng mà còn làm quân Mỹ hoang mang tột độ vì có cảm giác quân giải phóng ở khắp mọi nơi.
Phân điện tử
Chính xác thì đây là một thiết bị điện tử được nguỵ trang như một cục phân. Theo lý giải trong các bản báo cáo của quân đội Mỹ thì họ chọn phân vì đơn giản đây vốn dĩ là thứ bẩn thỉu, không ai động vào. Vậy nên ngay cả khi loại thiết bị này bị những người lính trong Quân Giải phóng nhìn thấy, họ chỉ đơn giản là… tránh xa ra thay vì lại gần để tìm hiểu.
Cận cảnh một cục "phân điện tử" được Mỹ dùng trong Chiến tranh Việt Nam.
Thiết bị này được sử dụng như một phần trong hệ thống hàng rào điện tử McNamara mà Mỹ dựng lên ở đường Trường Sơn trong Chiến tranh Việt Nam. Theo đó những cục phân này sẽ chứa một loạt các loại cảm biến điện tử và pin đủ để nó hoạt động trong nhiều ngày. Khi những đoàn quân giải phóng hành quân qua khu vực Mỹ rải thiết bị do thám, thiết bị này sẽ thu lại tiếng động và báo về tổng hành dinh của Mỹ.
Thậm chí nhiều phiên bản hiện đại hơn của “cục phân” còn có khả năng thu và phát tín hiệu radio từ những loại điện đàm của Quân Giải phóng. Với nhiều thiết bị được thả trong bán kính rộng, quân đội Mỹ có thể đoán ra đích xác hướng hành quân, thậm chí là quân số của quân ta khi di chuyển.
Để đối phó với thứ thiết bị trinh sát này, quân đội ta thường tìm cách di chuyển theo hướng khác sau khi phát hiện ra thiết bị hoặc đơn giản là “đi không dấu, nấu không khói, nói không câu” để đảm bảo tuyến đường hành quân không bị lộ bí mật.
Bom đinh
Đây là loại bom được chuyên sử dụng với mục đích sát thương người lính – thay vì giết chết anh ta ngay lập tức. Triết lý thiết kế của loại bom này cũng tương tự như các loại mìn bộ binh. Có nghĩa là một người lính khi bị thương sẽ khiến nhiều đồng đội của mình mất khả năng chiến đấu theo do phải sơ cứu, tải thương cho người bị thương đó – khác với việc nếu người lính hy sinh ngay lập tức, đồng đội của anh ta đơn giản là chỉ để mặc thi thể ở vị trí đó và tìm cách thu hồi sau khi cuộc giao tranh kết thúc.
Phía trên: Bom đinh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Phía dưới: Bom đinh trong Chiến tranh Việt Nam.
Về cơ bản, bom đinh là loại bom nhồi đầy phi tiêu và đinh ở bên trong. Thậm chí các loại đinh làm bằng kim loại phẩm chất kém cũng được sử dụng. Khi đinh bên trong quả bom làm bằng kim loại có phẩm chất kém, nó sẽ mau chóng bị rỉ sét trong quá trình vận chuyển và lưu kho. Khi sử dụng, đinh rỉ sét cắm vào đối phương sẽ khiến người bị thương nhiễm trùng nặng, đòi hỏi sự chăm sóc y tế phức tạp hơn so với thông thường.
Thậm chí một loại bom mà Mỹ sử dụng ở Chiến trường Việt Nam còn không có thuốc nổ. Loại bom này được nhồi đầy đinh sát và được thả từ các máy bay ném bom ở độ cao lớn (như B-52). Do thả từ độ cao lớn, quả bom sẽ tăng tốc liên tục cho tới khi chạm đất. Lúc này, sơ tốc của quả bom là cực lớn và dù không có thuốc nổ, nó vẫn gây ra một vụ nổ kinh hoàng, bắn những chiếc đinh sát thương ra tầm xa hàng km xung quanh nơi quả bom tiếp đật.
Dựa vào công nghệ thả rơi tự do này, quân đội Mỹ hiện nay còn phát triển một loại vũ khí thả từ ngoài vũ trụ, có sức công phá như bom nguyên tử nhưng không cần thuốc phóng và cũng không cần đầu đạn.
Tuy nhiên thời Chiến tranh Việt Nam, hiệu quả ném bom của Mỹ ở trong rừng Trường Sơn là không cao, chủ yếu do cách bố trí đơn vị di chuyển linh hoạt của quân giải phóng. Điều này khiến cho dù bom đinh được Mỹ sử dụng, nhưng nó cũng không quá hiệu quả trong cuộc chiến này.
Cuối cùng là máy cắt cỏ
Thực tế đây là một loại máy cắt cỏ khổng lồ, có nhiệm vụ… cắt cây – một trong những chướng ngại vật quân Mỹ bực mình nhất khi chiến đấu trên chiến trường Việt Nam. Câu thơ “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” hoàn toàn đúng trong chiến tranh Việt Nam và để quân giải phóng không còn gì che chắn, Mỹ đã nghĩ ra cả loại máy cỡ lớn chuyên biệt chỉ có nhiệm vụ cắt cây, phục vụ cho việc phát quang rừng rậm.
Sơ lược thiết kế của máy cắt cây do Quân đội Mỹ đặt làm, phục vụ riêng cho Chiến trường Việt Nam.
Thiết bị này được đánh giá là có hiệu quả sử dụng cao, ít tốn kém hơn so với thuốc diệt cỏ (hay chất độc da cam) vì thuốc diệt cỏ có thể bị nước mưa rửa trôi chỉ sau ít phút – mà mưa thì lại là đặc sản của rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Năm 1968, một công ty khai thác gỗ ở Mỹ đã chế tạo hai thiết bị loại này theo đơn đặt hàng của quân đội, thậm chí chúng còn được gửi tới Đông Nam Á và được gọi với cái tên cực kỳ mỹ miều đó là “Máy cắt cây chiến thuật”.
Mỗi phương tiện có trọng lượng lên tới 60 tấn với nhiều lưỡi cắt cây ở phía trước và hệ thống băng truyền di chuyển thân gỗ sau khi cắt ra phía sau. Ngay khi đến tay quân đội Mỹ, súng máy 12,7mm loại .50 Cal đã được gắn thêm để làm mục đích tự vệ. Mặc dù vậy cuối cùng quân đội Mỹ lại cho rằng các loại thiết bị này dù hiệu quả trong việc cắt cây, tuy nhiên tiếng ồn động cơ là quá lớn, thiết kế cồng kềnh khó di chuyển và dễ mắc kẹt trong mùa mưa. Phiên bản quân sự của máy cắt cỏ cỡ lớn này chưa từng được sản xuất hàng loạt dù bản dân sự đã có màn trình diễn khá tốt.
Mời độc giả xem Video: Quân đội Mỹ và chư hầu vất vả với địa hình của Việt Nam.
Giải mã vũ khí chống tăng đáng sợ nhất trong Chiến tranh Việt Nam
(Kiến Thức) - Sở hữu cỡ nòng lên tới 105mm và tầm bắn xa nhất có thể lên tới hơn 6.000m, M40 từng là vũ khí chống tăng đáng sợ nhất của Mỹ trên chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên số phận của loại vũ khí này lại không hề may mắn.
Súng không giật M40 “recoilless rifle” là loại vũ khí chống tăng dành cho bộ binh được Quân đội Mỹ giới thiệu vào giữa những năm 1950. Mặc dù cỡ nòng chính xác là 105 mm nhưng nó lại được mô tả bằng con số 106 mm để tránh việc phát nhầm đạn 105 mm không tương thích của “người tiền nhiệm” M27 thất bại trước đó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kinh hoàng kỷ lục "quan tài bay" của Mỹ trên chiến trường Việt Nam
(Kiến Thức) - Không chỉ có tỷ lệ tai nạn cao nhất trên chiến trường Việt Nam, dòng máy bay này của Không quân Mỹ còn phá kỷ lục thế giới với 889 chiếc bị phá hủy hoàn toàn trong các vụ tai nạn giết chết 324 phi công.
Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1953, ít ai khi đó dám nghĩ tới việc F-100 Super Sabra lại ghi dấu ấn trong lịch sử hàng không quân sự thế giới khi trở thành chiếc máy bay có thành tích tự rơi bất bại, cao nhất không chỉ trên chiến trường Việt Nam mà còn trong toàn lịch sử không quân thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.
Vì sao pháo tự hành M109 may mắn sống sót trên chiến trường Việt Nam?
(Kiến Thức) - Khác với nhiều dòng vũ khí pháo binh khác của Mỹ hay chư hầu, pháo tự hành M109 lại có sức sống khá mãnh liệt trên chiến trường Việt Nam bởi nó sở hữu thiết kế đặc biệt mà không phải mẫu pháo nào cũng có.
Với vẻ ngoài nặng nề cùng pháo chính 155mm, thế nhưng pháo tự hành M109 được Quân đội Mỹ và chư hầu mang sang tham chiến tại Việt Nam lại tỏ ra là thứ vũ khí pháo binh có khả năng chiến đấu linh hoạt và cơ động cao trên chiến trường. Nguồn ảnh: Australianmemorial.
(Kiến Thức) - Đầu tháng 7, theo báo cáo và những hình ảnh của Hải quân Mỹ, họ đã quan sát thấy sự xuất hiện của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên khu vực Biển Đông.
(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
(Kiến Thức) - Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, nước ta đã thu giữ được lượng lớn chiến đấu cơ Mỹ bỏ lại miền Nam và chúng ta còn hào phóng tặng cho Liên Xô một món quà vô giá.
(Kiến Thức) - Ngoài tàu ngầm Kilo 636 hiện đại mua của Nga, hiện nay Việt Nam còn một loại tàu ngầm khác không phải xuất xứ từ Nga mà từ một quốc gia đặc biệt.
Khi đoàn xe bọc thép Ukraine tràn vào tỉnh Kursk của Nga, các nhà quan sát phương Tây đã nín thở, chăm chú quan sát chiến dịch quan trọng này và nhận thấy Kursk là cái bẫy, khi quân Ukraine đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt.
(Kiến Thức) - Lực lượng đặc công Việt Nam có những "ngón nghề" vô cùng đặc biệt và không ít lực lượng đặc nhiệm nước ngoài đã sang nước ta để học hỏi. Đáng tiếc là dù ta sẵn sàng "truyền nghề", tuy nhiên không phải ai cũng học được.
Quân đội Ukraine cố gắng phản công vượt biên giới, nhưng đã đụng xe tăng T-90M mới nhất của Nga đánh cho tan tác; đây cũng là màn thực chiến đầu tiên của T-90M.
Máy bay ném bom chiến lược của Nga đã thực hiện tấn công vào mục tiêu của Ukraine sát với biên giới Ba Lan. Lộ rõ mục tiêu trọng điểm, khiến phương Tây không nghĩ tới.
Quân Nga ở mặt trận Kursk đã phải rút xuống hầm ngôi nhà thờ ở làng Pogrebki, và một trận cận chiến dữ dội nổ ra; thật khó hiểu đợt phản công theo kiểu “sấm to, mưa nhỏ” của AFU ở Kursk.
Công ty Inguar Defense của Ukraine cho biết, xe bọc thép Inguar-3 thuộc lớp MRAP đã vượt qua các cuộc thử nghiệm và được Lực lượng Vũ trang Ukraine đặt mua.
Vương quốc Anh có nghĩa vụ gửi đội ngũ quân sự của mình tới Ukraine như một phần của cái gọi là “lực lượng gìn giữ hòa bình”. Tuyên bố này được đưa ra bởi hai cựu bộ trưởng quốc phòng Anh, báo chí Anh đưa tin.
Được thành lập vào tháng 4/1993, JTF2 trực thuộc Bộ Tư lệnh Lực lượng Hoạt động Đặc biệt Canada (CANSOFCOM), đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia.
Hải quân Canada từng được biết đến như một lực lượng đáng gờm với các tàu chiến hiện đại, đảm bảo an ninh hàng hải và thực hiện nhiều nhiệm vụ quốc tế.
Một người đàn ông mặc đồ lính cứu hỏa đã bị bắt quả tang đang đột nhập vào một ngôi nhà ở khu vực Malibu, Los Angeles (Mỹ), nơi cháy rừng đang hoành hành.
Bỏ tất cả trứng vào một giỏ, Kiev huy động 14 lữ đoàn với 100.000 quân phản công ở mặt trận Kursk, với hy vọng lật ngược tình thế, nhưng họ đã mất tất cả.
Bộ Quốc phòng Nga lần đầu tiên tiết lộ những gì có vẻ là thiết kế thực của tên lửa hành trình siêu thanh Zircon trong cuộc tập trận hải quân ở Địa Trung Hải; nó có khác gì với miêu tả trước kia?
Rostec, tập đoàn quốc phòng nhà nước Nga, đã tiết lộ phiên bản nâng cấp của máy bay ném bom chiến lược Tu-95MSM, với những cải tiến từ kinh nghiệm của cuộc chiến ở Ukraine.
Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.
Mặt trận Kursk trong những ngày qua tiếp tục nóng bỏng, khi Quân đội Nga đạt bước tiến lớn nhất của họ tại đây; trong khi chiến dịch phiêu lưu của Ukraine ở Kursk có thể sắp kết thúc.
Cuối tháng 12/2024, các hợp đồng với tổng giá trị hơn 3,74 tỷ euro, bao gồm việc cung cấp gần 100 khẩu pháo tự hành Krab với hai phiên bản và xe hỗ trợ cho các mô-đun pháo K9A1 Thunder đã được ký kết tại Stalowa Wola.
Iran đã chính thức tiếp nhận hai máy bay chiến đấu Su-35 đầu tiên, một cột mốc quan trọng trong nỗ lực hiện đại hóa phi đội không quân đang già cỗi của nước này, và những chiếc F-14 sẽ phải ra đi để nhường chỗ.