Kinh hoàng kỷ lục "quan tài bay" của Mỹ trên chiến trường Việt Nam

Kinh hoàng kỷ lục "quan tài bay" của Mỹ trên chiến trường Việt Nam

(Kiến Thức) - Không chỉ có tỷ lệ tai nạn cao nhất trên chiến trường Việt Nam, dòng máy bay này của Không quân Mỹ còn phá kỷ lục thế giới với 889 chiếc bị phá hủy hoàn toàn trong các vụ tai nạn  giết chết 324 phi công.

Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1953, ít ai khi đó dám nghĩ tới việc F-100 Super Sabra lại ghi dấu ấn trong lịch sử hàng không quân sự thế giới khi trở thành chiếc máy bay có thành tích tự rơi bất bại, cao nhất không chỉ trên  chiến trường Việt Nam mà còn trong toàn lịch sử không quân thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.
Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1953, ít ai khi đó dám nghĩ tới việc F-100 Super Sabra lại ghi dấu ấn trong lịch sử hàng không quân sự thế giới khi trở thành chiếc máy bay có thành tích tự rơi bất bại, cao nhất không chỉ trên chiến trường Việt Nam mà còn trong toàn lịch sử không quân thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.
Được bắt đầu triển khai lần đầu tiên ở chiến trường Việt Nam từ năm 1961, nhiều tướng lĩnh Không quân Mỹ khi đó thậm chí còn thắc mắc không hiểu tại sao một chiếc máy bay với thành tích bay kém như chiếc F-100 này lại có mặt ở một chiến trường có địa hình cực kỳ phức tạo như ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Aviation.
Được bắt đầu triển khai lần đầu tiên ở chiến trường Việt Nam từ năm 1961, nhiều tướng lĩnh Không quân Mỹ khi đó thậm chí còn thắc mắc không hiểu tại sao một chiếc máy bay với thành tích bay kém như chiếc F-100 này lại có mặt ở một chiến trường có địa hình cực kỳ phức tạo như ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Aviation.
Trước đó, vào năm 1958, chiếc chiến đấu cơ F-100 Super Sabre đã đạt kỷ lục "vô tiền khoáng hậu" khi chỉ tính riêng trong năm này, đã có 116 vụ tai nạn với chiếc F-100, giết chết 47 phi công. Cũng cần phải nhắc thêm, 116 vụ tai nạn này đều xảy ra khi bay thử, bay tập chứ không phải là bay thực chiến. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trước đó, vào năm 1958, chiếc chiến đấu cơ F-100 Super Sabre đã đạt kỷ lục "vô tiền khoáng hậu" khi chỉ tính riêng trong năm này, đã có 116 vụ tai nạn với chiếc F-100, giết chết 47 phi công. Cũng cần phải nhắc thêm, 116 vụ tai nạn này đều xảy ra khi bay thử, bay tập chứ không phải là bay thực chiến. Nguồn ảnh: Warhistory.
Các máy bay F-100 được Mỹ mang tới Việt Nam với nhiệm vụ cường kích và chiếm ưu thế trên không cũng như tuần tra vùng trời ở khu vực giáp ranh. Ngoài ra, các máy bay F-100 cũng được sử dụng vào nhiệm vụ bảo vệ bên cạnh các đội hình bay F-105 của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: USAF.
Các máy bay F-100 được Mỹ mang tới Việt Nam với nhiệm vụ cường kích và chiếm ưu thế trên không cũng như tuần tra vùng trời ở khu vực giáp ranh. Ngoài ra, các máy bay F-100 cũng được sử dụng vào nhiệm vụ bảo vệ bên cạnh các đội hình bay F-105 của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: USAF.
Ngày 18/8/1964, chiếc F-100 đầu tiên của Không quân Mỹ đã bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không của Việt Nam, phi công trung Úy Colin A. Clarke đã nhảy dù thoát hiểm thành công. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Ngày 18/8/1964, chiếc F-100 đầu tiên của Không quân Mỹ đã bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không của Việt Nam, phi công trung Úy Colin A. Clarke đã nhảy dù thoát hiểm thành công. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Tới năm 1965, các chiến đấu cơ F-100 của Mỹ đã lần đầu tiên đụng độ với các máy bay MiG-17 của Không quân Nhân dân Việt Nam trong một cuộc hỗn chiến trên bầu trời Thanh Hóa khi các máy bay Mỹ cố đánh đứt cầu Hàm Rồng. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Tới năm 1965, các chiến đấu cơ F-100 của Mỹ đã lần đầu tiên đụng độ với các máy bay MiG-17 của Không quân Nhân dân Việt Nam trong một cuộc hỗn chiến trên bầu trời Thanh Hóa khi các máy bay Mỹ cố đánh đứt cầu Hàm Rồng. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Bốn chiếc MiG-17 của Không quân Việt Nam đã bắn hạ hai trên tổng số bốn chiếc F-100 của Không quân Mỹ khi những chiếc F-100 này hoảng hốt quay đầu bỏ chạy ra biển trước hỏa lực phòng không mạnh mẽ của quân và dân ta và bị các tiêm kích MiG-17 áp sát. Nguồn ảnh: USAF.
Bốn chiếc MiG-17 của Không quân Việt Nam đã bắn hạ hai trên tổng số bốn chiếc F-100 của Không quân Mỹ khi những chiếc F-100 này hoảng hốt quay đầu bỏ chạy ra biển trước hỏa lực phòng không mạnh mẽ của quân và dân ta và bị các tiêm kích MiG-17 áp sát. Nguồn ảnh: USAF.
Nhận thấy việc không thể sử dụng F-100 vào các cuộc hỗn chiến trên không, Không quân Mỹ đã gần như ngay lập tức giao nhiệm vụ "quần chiến" với MiG cho các chiến đấu cơ F-4C, F-100 khi này chỉ được chuyển sang sử dụng làm nhiệm vụ tấn công mặt đất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nhận thấy việc không thể sử dụng F-100 vào các cuộc hỗn chiến trên không, Không quân Mỹ đã gần như ngay lập tức giao nhiệm vụ "quần chiến" với MiG cho các chiến đấu cơ F-4C, F-100 khi này chỉ được chuyển sang sử dụng làm nhiệm vụ tấn công mặt đất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù vậy, cũng có tới 198 chiếc F-100 bị bắn hạ trong toàn bộ thời gian nó có mặt ở Việt Nam. Ngoài ra, còn khoảng hơn 70 chiếc F-100 khác được báo cáo là đã bị phá hủy do tai nạn hoặc bị tấn công hư hỏng nặng khi đang nằm ở sân bay. Nguồn ảnh: Flickr.
Mặc dù vậy, cũng có tới 198 chiếc F-100 bị bắn hạ trong toàn bộ thời gian nó có mặt ở Việt Nam. Ngoài ra, còn khoảng hơn 70 chiếc F-100 khác được báo cáo là đã bị phá hủy do tai nạn hoặc bị tấn công hư hỏng nặng khi đang nằm ở sân bay. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong số 2294 chiếc F-100 Super Sabre từng được sản xuất, đã có tới 889 chiếc được ghi nhận là hỏng hoàn toàn do tai nạn, 200 chiếc bị rơi ở chiến trường Việt Nam. Số còn lại được Mỹ chuyển cho Không quân nhiều nước trên thế giới sau khi bị loại biên. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong số 2294 chiếc F-100 Super Sabre từng được sản xuất, đã có tới 889 chiếc được ghi nhận là hỏng hoàn toàn do tai nạn, 200 chiếc bị rơi ở chiến trường Việt Nam. Số còn lại được Mỹ chuyển cho Không quân nhiều nước trên thế giới sau khi bị loại biên. Nguồn ảnh: Flickr.
Trung bình, mỗi chiếc F-100 của Mỹ sẽ có 21 tai nạn trên tổng số 100.000 giờ bay - tỷ lệ lớn nhất từng được ghi nhận trong thời đại máy bay phản lực chiến đấu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trung bình, mỗi chiếc F-100 của Mỹ sẽ có 21 tai nạn trên tổng số 100.000 giờ bay - tỷ lệ lớn nhất từng được ghi nhận trong thời đại máy bay phản lực chiến đấu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ở Việt Nam, tới năm 1971, các máy bay F-100 của Không quân Mỹ chính thức dừng hoạt động. Số giờ bay chiến đấu và số phi vụ của F-100 trên chiến trường Việt Nam thậm chí còn nhiều hơn về cả số giờ bay và phi vụ được P-51 Mustangs trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ở Việt Nam, tới năm 1971, các máy bay F-100 của Không quân Mỹ chính thức dừng hoạt động. Số giờ bay chiến đấu và số phi vụ của F-100 trên chiến trường Việt Nam thậm chí còn nhiều hơn về cả số giờ bay và phi vụ được P-51 Mustangs trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: F-100 của Mỹ tham chiến trên bầu trời Việt Nam

GALLERY MỚI NHẤT