Giải mã vũ khí chống tăng đáng sợ nhất trong Chiến tranh Việt Nam

Giải mã vũ khí chống tăng đáng sợ nhất trong Chiến tranh Việt Nam

(Kiến Thức) - Sở hữu cỡ nòng lên tới 105mm và tầm bắn xa nhất có thể lên tới hơn 6.000m, M40 từng là vũ khí chống tăng đáng sợ nhất của Mỹ trên chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên số phận của loại vũ khí này lại không hề may mắn.

Súng không giật M40 “recoilless rifle” là loại  vũ khí chống tăng dành cho bộ binh được Quân đội Mỹ giới thiệu vào giữa những năm 1950. Mặc dù cỡ nòng chính xác là 105 mm nhưng nó lại được mô tả bằng con số 106 mm để tránh việc phát nhầm đạn 105 mm không tương thích của “người tiền nhiệm” M27 thất bại trước đó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Súng không giật M40 “recoilless rifle” là loại vũ khí chống tăng dành cho bộ binh được Quân đội Mỹ giới thiệu vào giữa những năm 1950. Mặc dù cỡ nòng chính xác là 105 mm nhưng nó lại được mô tả bằng con số 106 mm để tránh việc phát nhầm đạn 105 mm không tương thích của “người tiền nhiệm” M27 thất bại trước đó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dù xuất hiện từ những năm 1950 nhưng mãi đến Chiến tranh Việt Nam, hình ảnh của M40 mới được biết tới rộng rãi khi nó được trang bị Quân đội Mỹ cũng như chư hầu tham chiến tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, vai trò của M40 khi đó không phải là để chống tăng mà được sử dụng như một thứ vũ khí chống bộ binh và các mục tiêu kiên cố. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dù xuất hiện từ những năm 1950 nhưng mãi đến Chiến tranh Việt Nam, hình ảnh của M40 mới được biết tới rộng rãi khi nó được trang bị Quân đội Mỹ cũng như chư hầu tham chiến tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, vai trò của M40 khi đó không phải là để chống tăng mà được sử dụng như một thứ vũ khí chống bộ binh và các mục tiêu kiên cố. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do có trọng lượng lên tới gần 210kg bao gồm cả giá đỡ và dài hơn 3 mét, M40 trong giai đoạn đầu hoạt động ở Việt Nam chỉ được trang bị cho các căn cứ quân sự hay các cao điểm phòng thủ của Quân đội Mỹ trên khắp miền nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do có trọng lượng lên tới gần 210kg bao gồm cả giá đỡ và dài hơn 3 mét, M40 trong giai đoạn đầu hoạt động ở Việt Nam chỉ được trang bị cho các căn cứ quân sự hay các cao điểm phòng thủ của Quân đội Mỹ trên khắp miền nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về hỏa lực M40 có thể bắn nhiều loại đạn từ đạn nổ lõm chống tăng (HEAT) đến đạn nổ mạnh sử dụng chất dẻo ở đầu đạn (HEP); góc nâng hạ tối đa từ -17 đến +65 độ; góc xoay ngang 360 độ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về hỏa lực M40 có thể bắn nhiều loại đạn từ đạn nổ lõm chống tăng (HEAT) đến đạn nổ mạnh sử dụng chất dẻo ở đầu đạn (HEP); góc nâng hạ tối đa từ -17 đến +65 độ; góc xoay ngang 360 độ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với việc sử dụng nhiều loại đạn khác nhau tầm bắn của M40 cũng tùy thuộc vào các loại đạn nó sử dụng từ đạn thông thường 1.350 mét tới tối đa 6.870 mét với đạn M344A1, sơ tốc đầu nòng lên đến M40 lên đến hơn 500m/s. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với việc sử dụng nhiều loại đạn khác nhau tầm bắn của M40 cũng tùy thuộc vào các loại đạn nó sử dụng từ đạn thông thường 1.350 mét tới tối đa 6.870 mét với đạn M344A1, sơ tốc đầu nòng lên đến M40 lên đến hơn 500m/s. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau một thời gian dài sử dụng M40 bắt đầu được Quân đội Mỹ cải tiến và tích hợp lên trên nhiều các phương tiện quân sự khác nhau như một giải pháp tăng khả năng cơ động của loại vũ khí này cũng như cải thiện sức mạnh hỏa lực của phương tiện cơ giới mang theo nó. Điển hình nhất trong số đó có thể kể tới xe bọc thép chở quân M113. Nguồn ảnh: militarymashup.com.
Sau một thời gian dài sử dụng M40 bắt đầu được Quân đội Mỹ cải tiến và tích hợp lên trên nhiều các phương tiện quân sự khác nhau như một giải pháp tăng khả năng cơ động của loại vũ khí này cũng như cải thiện sức mạnh hỏa lực của phương tiện cơ giới mang theo nó. Điển hình nhất trong số đó có thể kể tới xe bọc thép chở quân M113. Nguồn ảnh: militarymashup.com.
Trước đó, M40 cũng từng được trang bị lên trên các dòng xe Jeep của Quân đội Mỹ nhưng không thực sự hiệu quả, nhất là khi chúng phải tham chiến tại các khu vực có địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh như ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Trước đó, M40 cũng từng được trang bị lên trên các dòng xe Jeep của Quân đội Mỹ nhưng không thực sự hiệu quả, nhất là khi chúng phải tham chiến tại các khu vực có địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh như ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Tuy vậy, tên tuổi của súng chống tăng M40 không gắn liền với M113 mà lại là với mẫu xe quân sự đa dụng M274 của Quân đội Mỹ, với M274 khả năng cơ động của M40 được cải thiện đáng kể, nó thể được triển khai ở bất kỳ đâu từ núi cao cho tới rừng sau, hay thậm chí ngay trong những con hẻm nhỏ trong đô thị. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Tuy vậy, tên tuổi của súng chống tăng M40 không gắn liền với M113 mà lại là với mẫu xe quân sự đa dụng M274 của Quân đội Mỹ, với M274 khả năng cơ động của M40 được cải thiện đáng kể, nó thể được triển khai ở bất kỳ đâu từ núi cao cho tới rừng sau, hay thậm chí ngay trong những con hẻm nhỏ trong đô thị. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Và không phải ngẫu nhiên mà M40 lại có thể giúp lính Mỹ tác chiến hiệu quả trong môi trường đô thị ở miền Nam Việt Nam trong năm 1968, khi họ không thể cầu viện được sự giúp đỡ của không quân hay pháo binh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Và không phải ngẫu nhiên mà M40 lại có thể giúp lính Mỹ tác chiến hiệu quả trong môi trường đô thị ở miền Nam Việt Nam trong năm 1968, khi họ không thể cầu viện được sự giúp đỡ của không quân hay pháo binh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong ảnh là tổ đội súng không giật M40 của Thủy quân Lục chiến Mỹ tại Huế vào năm 1968. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong ảnh là tổ đội súng không giật M40 của Thủy quân Lục chiến Mỹ tại Huế vào năm 1968. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với xe đa dụng M274 kết hợp với M40, Quân đội Mỹ có thể triển khai các điểm hỏa lực ngay trong những khu phố hay con hẻm chật nhất, với sức mạnh không hề thua kém xe tăng hay lựu pháo tầm xa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với xe đa dụng M274 kết hợp với M40, Quân đội Mỹ có thể triển khai các điểm hỏa lực ngay trong những khu phố hay con hẻm chật nhất, với sức mạnh không hề thua kém xe tăng hay lựu pháo tầm xa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thành công là vậy, nhưng vai trò của M40 trên chiến trường Việt Nam cũng kết thúc đầy chóng vánh như nhiều loại vũ khí khác của Mỹ trong cuộc chiến này, và “kẻ thế chân” M40 tại Việt Nam không ai khác chính tên lửa chống tăng BGM-71 TOW. Nguồn ảnh: World in War.
Thành công là vậy, nhưng vai trò của M40 trên chiến trường Việt Nam cũng kết thúc đầy chóng vánh như nhiều loại vũ khí khác của Mỹ trong cuộc chiến này, và “kẻ thế chân” M40 tại Việt Nam không ai khác chính tên lửa chống tăng BGM-71 TOW. Nguồn ảnh: World in War.
Sự ra đời của các loại tên lửa hay súng chống tăng cá nhân khiến vai trò của những khẩu súng không giật như M40 dần trở nên dư thừa, nó dần mất đi chỗ đứng của mình trong Quân đội Mỹ cho đến khi được “hồi sinh” trở lại với mẫu xe tăng M50 Onto. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Sự ra đời của các loại tên lửa hay súng chống tăng cá nhân khiến vai trò của những khẩu súng không giật như M40 dần trở nên dư thừa, nó dần mất đi chỗ đứng của mình trong Quân đội Mỹ cho đến khi được “hồi sinh” trở lại với mẫu xe tăng M50 Onto. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Về bản chất xe tăng M50 Onto là sự kết hợp của 6 khẩu M40 được đặt trên khung gầm bọc thép của xe tăng hạng nhẹ M56 Scorpion, bản thân M50 cũng không có tháp pháo và cũng không thể thay đổi hướng bắn của M40 khi đang đứng yên. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Về bản chất xe tăng M50 Onto là sự kết hợp của 6 khẩu M40 được đặt trên khung gầm bọc thép của xe tăng hạng nhẹ M56 Scorpion, bản thân M50 cũng không có tháp pháo và cũng không thể thay đổi hướng bắn của M40 khi đang đứng yên. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Ngoài vị trí lái xe ngồi bên trong xe, thì pháo thủ cũng như nạp đạn của M50 phải ở bên ngoài xe khi nó tham chiến, bản thân khung gầm của M50 cũng quá nhỏ để có thể mang theo nhiều đạn và nó phải nhờ tới sự trợ giúp của một xe chở đạn riêng đi kèm. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Ngoài vị trí lái xe ngồi bên trong xe, thì pháo thủ cũng như nạp đạn của M50 phải ở bên ngoài xe khi nó tham chiến, bản thân khung gầm của M50 cũng quá nhỏ để có thể mang theo nhiều đạn và nó phải nhờ tới sự trợ giúp của một xe chở đạn riêng đi kèm. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Chính vì những hạn chế trên M50 dần thất sủng trong Quân đội Mỹ sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc và cũng kéo theo sự ra đi của M40 khi cả hai loại vũ khí này bị Quân đội Mỹ loại biên trong năm 1980. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Chính vì những hạn chế trên M50 dần thất sủng trong Quân đội Mỹ sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc và cũng kéo theo sự ra đi của M40 khi cả hai loại vũ khí này bị Quân đội Mỹ loại biên trong năm 1980. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Mời độc giả xem video: Lính Mỹ sử dụng súng chống tăng M40 tại chiến trường Việt Nam. (nguồn Critical Past)

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.