Binh sĩ Triều Tiên tại Kursk: Chiến thuật liều lĩnh khiến Ukraine chao đảo
Trong những tháng gần đây, sự xuất hiện của khoảng 11.000 binh sĩ Triều Tiên tại chiến trường Kursk đã tạo ra một bước ngoặt đáng kể trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Dương Ngân
Với chiến thuật độc đáo và tinh thần chiến đấu kiên cường, lực lượng này đã gây ra nhiều khó khăn cho quân đội Ukraine.
Khác với binh sĩ Nga, lính Triều Tiên tiến hành các cuộc tấn công mà hầu như không có sự hỗ trợ của xe bọc thép. Họ di chuyển thành các nhóm từ 40 người trở lên, băng qua các cánh đồng đầy mìn dưới hỏa lực dữ dội. Khi chiếm được vị trí, họ không cố thủ mà rút lui, để lại nhiệm vụ phòng thủ cho quân tiếp viện Nga, sau đó chuẩn bị cho đợt tấn công tiếp theo.
Để đối phó với máy bay không người lái (UAV) của Ukraine, binh sĩ Triều Tiên triển khai chiến thuật đặc biệt. Họ cử một binh sĩ làm mồi nhử để đánh lạc hướng UAV. Nếu bị thương nặng và bị truy đuổi, binh sĩ này có thể kích nổ lựu đạn để tự sát, nhằm tránh bị bắt và gây sát thương cho đối phương khi họ tiếp cận.
Mặc dù được triển khai để hỗ trợ quân đội Nga tại Kursk, các đơn vị Triều Tiên hoạt động như một lực lượng chiến đấu riêng biệt do sự khác biệt về ngôn ngữ, huấn luyện và văn hóa quân sự. Bà Celeste Wallander, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nhận định: “Sở dĩ binh sĩ Triều Tiên có lối đánh khác biệt là bởi họ chưa bao giờ được đào tạo hoặc hoạt động cùng với quân đội Nga. Bên cạnh đó, văn hóa quân sự của Nga cũng không giống với Triều Tiên”.
Dù chịu tổn thất nặng nề, với khoảng 1/3 số binh sĩ thương vong kể từ đầu tháng 12, các đơn vị Triều Tiên vẫn duy trì tinh thần chiến đấu cao. Tướng Oleksandr Syrsky, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, cho biết: "Dù chịu tổn thất, nhưng các đơn vị của Triều Tiên luôn duy trì được tinh thần chiến đấu, được huấn luyện tốt và rất dũng cảm".
Chiến thuật "lữ đoàn xung kích" của Triều Tiên, được áp dụng từ thời Chiến tranh liên Triều, đã buộc Ukraine phải tìm cách thích ứng. Các binh sĩ vận hành UAV của Kiev cho biết, họ thường không nhắm vào từng cá nhân riêng lẻ mà thay vào đó tìm cách tấn công các nhóm binh sĩ của đối phương.
Quy trình tiêu chuẩn của Ukraine đặt mìn chống bộ binh cách nhau khoảng 15 mét không hiệu quả trước mật độ tấn công của Triều Tiên, buộc họ phải rút ngắn khoảng cách giữa các quả mìn không quá 5 mét.
Việc Triều Tiên tham chiến tại Ukraine được coi là một bước ngoặt mới có thể khiến xung đột leo thang khi cuộc chiến chuẩn bị bước sang năm thứ 4. Ngay cả trước khi điều quân đến Nga, Triều Tiên được cho là đã thể hiện sự ủng hộ với chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow.
Các quan chức tình báo phương Tây cho rằng, Bình Nhưỡng đã cung cấp cho Moscow hàng triệu quả đạn pháo và hơn 100 tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Sự tham gia của binh sĩ Triều Tiên tại Kursk với lối đánh khác biệt và tinh thần chiến đấu kiên cường đã tạo ra những thách thức mới cho Ukraine. Điều này không chỉ thay đổi cục diện chiến trường mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về sự leo thang của xung đột trong tương lai. Nguồn ảnh: East2West, Tass, e2w news, New York Post, The Irish Sun, Reuters, KCNA, Getty Images
Hàng nghìn lính Triều Tiên đến Nga, nhóm trinh sát Ukraine tử trận
Theo truyền thông Mỹ, với tình hình ngày càng leo thang, Nga đang tiếp nhận hàng nghìn binh sĩ Triều Tiên để đưa ra mặt trận nhằm đánh bại Ukraine.
Nga và Ukraine đã chiến đấu được hai năm rưỡi, cho đến nay vẫn chưa phân định thắng bại. Trong khi Mỹ đang bận rộn giải quyết vấn đề Israel ở Trung Đông, Nga đã nhận được viện trợ - theo báo cáo mới nhất, Triều Tiên đã cử hàng ngàn binh sĩ vào Nga, chuẩn bị giúp Nga đánh Ukraine. Ảnh: Sohu.
Sau nhiều ngày giao tranh ác liệt, quân Nga đã phá vỡ vòng vây Ulakly ở phía tây Kurakhove, gây tổn thất nặng nề cho Lữ đoàn 79 Ukraine, đồng thời buộc lữ đoàn 46 tháo chạy.
Thời tiết giá lạnh khắc nghiệt một lần nữa giáng một đòn nặng nề vào quân đội Ukraine đang ở vùng Kursk của Nga, khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới âm 15 độ C, khiến nhiều lính Ukraine chết cóng.
Một đòn tập kích kinh hoàng, khi 8 lữ đoàn Ukraine đã bị tập kích hỏa lực và bị thiệt hại nặng chỉ trong một đêm và đống đổ nát của xe bọc thép phủ kín một con đường dài khoảng ba km.
Vòng vây của quân đội Nga ở phía tây thành phố Kurakhove đã khép chặt và quân Nga đang tổng công kích, khi chiếm làng Ulakly; hiện quân Ukraine chỉ còn kiểm soát ngôi làng Konstantinople trong vòng vây.
Dưới sức ép từ chiến thuật bao vây kéo dài hai tuần và hỏa lực áp đảo, quân đội Ukraine buộc phải rút lui trong hỗn loạn, để lại nhiều tổn thất nặng nề.
Gần đây, quân Nga đã điều lực lượng từ Tập đoàn quân số 8 đến Pokrovsk và Toretsk, chuẩn bị tấn công Kostiantynivka, với mục tiêu bao vây và tạo áp lực lên quân Ukraine.
Quân đội Nga liên tục xiết chặt vòng vây ở “chiếc túi” phía tây Kurakhove; chiếm diện tích rộng hơn 25 km2; nhiều lính Ukraine trong vòng vây phải ra hàng quân Nga.
Nga và Ukraine có thể đã mất đến hàng trăm nghìn binh sĩ trong ba năm chiến sự, cùng hàng nghìn khí tài hai bên bị phá hủy trong giao tranh kể từ ngày 24/2/2022.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, đầu đạn của tên lửa “Oreshnik” có thể chịu được nhiệt độ bằng với nhiệt độ trên bề mặt Mặt trời khoảng hơn 5.000 độ C.
Theo Andrei Btvt, hàng chục chiếc T-90 bị bỏ không trên một tuyến cao tốc ở Syria và hầu hết chúng đều có thể hoạt động. Số xe tăng này từng thuộc biên chế Quân đội Syria dưới thời Tổng thống Bashar al-Assad.
Nga gia tăng sức ép lên phòng không Ukraine bằng tên lửa chính xác cao và UAV giá rẻ, khiến Kiev cạn kiệt tên lửa đánh chặn đắt đỏ, còn phương Tây chật vật duy trì nguồn cung vũ khí.
Hôm nay (ngày 24/2) đánh dấu kỷ niệm ba năm chiến dịch quân sự đặc biệt giữa Nga và Ukraine, Moscow hiện là bên nắm thế chủ động ở tuyến đầu, trong khi lực lượng Kiev chỉ co cụm phòng thủ.
Vào đầu tháng này, quân đội Ukraine đã tuyên bố một chiến công hiếm hoi khi đánh chặn thành công một quả bom lượn có điều khiển (KAB) của Nga trên bầu trời Zaporizhzhia.
Hình ảnh vệ tinh mới tiết lộ sự hồi sinh ngoạn mục của North Field, căn cứ không quân từng là bệ phóng oanh tạc cơ B-29 trong Thế chiến II, gồm cả hai vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki.
Sau nhiều ngày giao tranh ác liệt, quân Nga đã phá vỡ vòng vây Ulakly ở phía tây Kurakhove, gây tổn thất nặng nề cho Lữ đoàn 79 Ukraine, đồng thời buộc lữ đoàn 46 tháo chạy.
Theo Wall Street Journal, Anh và Pháp có kế hoạch đưa hơn 30.000 quân "gìn giữ hòa bình" đến Ukraine bất kể Kiev có đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Nga hay không.
Nguồn tin của Reuters tiết lộ Ukraine xem Starlink như 'ngôi sao dẫn đường', và việc để mất dịch vụ Internet vệ tinh quan trọng này sẽ là đòn giáng mạnh vào Kiev.
Từ một lực lượng phòng thủ ven bờ, Hải quân Trung Quốc đã mở rộng sức mạnh ra đại dương, thể hiện tham vọng chiến lược bằng những bước tiến đầy táo bạo.
Nga có thể đang mở màn cho một chiến dịch tấn công lớn vào Ukraine sau khi lực lượng của họ vượt biên từ Kursk vào tỉnh Sumy. Nếu thành công, chiến tuyến tại Kursk vào nguy cơ sụp đổ.
Theo ZALA Aero, UAV "cảm tử" Lancet của Nga đã phá hủy ít nhất 3.000 khí tài quân sự Ukraine kể từ đầu xung đột, thiệt hại ước tính của Kiev có thể lên tới 12 tỷ USD.
Ukraine đang nỗ lực tìm kiếm xe tăng K2 Black Panther từ Hàn Quốc; giả sử Ukraine sở hữu loại chiến tăng này, đó có phải là “cơn ác mộng” đối với người Nga?
Hệ thống phòng không S-300PMU-2 của Iran, hiện được đánh giá là vũ khí phòng không chủ lực của nước này; chính S-300 của Iran, đã làm thất bại cuộc tập kích đường không của Israel, vào cuối tháng 10 vừa qua.
Ngư lôi từng là vũ khí chủ lực hải quân nhiều nước nhưng trước sự trỗi dậy của các phương tiện tấn công không người lái dưới nước, nhiều ý kiến cho rằng chúng đang dần mất đi vị thế.
Một lữ đoàn trinh sát Ukraine đã công bố một đoạn video cho thấy cảnh phá hủy một trong những hệ thống phòng không S-350 Vityaz quý giá của Nga ở vùng Donetsk.
Tại một cơ sở sản xuất rộng lớn ở Texas, hàng nghìn công nhân làm việc suốt ngày đêm để lắp ráp máy bay chiến đấu đa nhiệm tiên tiến nhất của quân đội Mỹ: F-35 Lightning II.