Tên lửa phòng không Nga giúp bảo vệ Iran trước Israel

Tên lửa phòng không Nga giúp bảo vệ Iran trước Israel

Hệ thống phòng không S-300PMU-2 của Iran, hiện được đánh giá là vũ khí phòng không chủ lực của nước này; chính S-300 của Iran, đã làm thất bại cuộc tập kích đường không của Israel, vào cuối tháng 10 vừa qua.

Sau chiến dịch không kích “sấm to, mưa nhỏ” của Israel vào Iran vào sáng sớm ngày 26/10/2024, nhiều bí mật đang dần lộ diện, khi các máy bay chiến đấu của Israel, đã phóng một số lượng lớn tên lửa từ bên ngoài không phận Iran và các hệ thống phòng không mặt đất của Iran, đã đảm nhận toàn bộ trách nhiệm đánh chặn cuộc tấn công của Israel.
Sau chiến dịch không kích “sấm to, mưa nhỏ” của Israel vào Iran vào sáng sớm ngày 26/10/2024, nhiều bí mật đang dần lộ diện, khi các máy bay chiến đấu của Israel, đã phóng một số lượng lớn tên lửa từ bên ngoài không phận Iran và các hệ thống phòng không mặt đất của Iran, đã đảm nhận toàn bộ trách nhiệm đánh chặn cuộc tấn công của Israel.
Hãng tin Al Jazeera của Qatar, đã phát hành một video, ghi lại cảnh các hệ thống  phòng không của Iran, đánh chặn cuộc tấn công bằng tên lửa của Israel. Đoạn video cho thấy những tia chớp trên bầu trời đêm của thành phố Tehran, với một số tên lửa dường như phát nổ giữa không trung.
Hãng tin Al Jazeera của Qatar, đã phát hành một video, ghi lại cảnh các hệ thống phòng không của Iran, đánh chặn cuộc tấn công bằng tên lửa của Israel. Đoạn video cho thấy những tia chớp trên bầu trời đêm của thành phố Tehran, với một số tên lửa dường như phát nổ giữa không trung.
Các chuyên gia giải thích những tia chớp như vậy, là do việc đánh chặn tên lửa thành công. Cảnh quay này trước đây đã được nhìn thấy trên bầu trời Tel Aviv, nơi hệ thống phòng không Vòm sắt (Iron Dome) của Israel, đã đánh chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa của Hamas, và trên bầu trơi Kiev, trong các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga.
Các chuyên gia giải thích những tia chớp như vậy, là do việc đánh chặn tên lửa thành công. Cảnh quay này trước đây đã được nhìn thấy trên bầu trời Tel Aviv, nơi hệ thống phòng không Vòm sắt (Iron Dome) của Israel, đã đánh chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa của Hamas, và trên bầu trơi Kiev, trong các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga.
Phòng không Iran, hiện đang có trong biên chế chiến đấu hệ thống phòng thủ tầm xa, có nguồn gốc từ Nga là S-300PMU-2, được chuyển giao vào năm 2016, đã thu hút được nhiều sự chú ý nhất. Theo tình báo Israel, Iran có 16 bệ phóng di động, một số đài radar cảnh giới nhìn vòng mọi độ cao 96L6E, radar dẫn đường tên lửa 30N6E2, và một số thành phần hỗ trợ.
Phòng không Iran, hiện đang có trong biên chế chiến đấu hệ thống phòng thủ tầm xa, có nguồn gốc từ Nga là S-300PMU-2, được chuyển giao vào năm 2016, đã thu hút được nhiều sự chú ý nhất. Theo tình báo Israel, Iran có 16 bệ phóng di động, một số đài radar cảnh giới nhìn vòng mọi độ cao 96L6E, radar dẫn đường tên lửa 30N6E2, và một số thành phần hỗ trợ.
S-300PMU-2, được đưa vào biên chế chiến đấu vào năm 2004, hệ thống này cung cấp khả năng phòng không nhiều lớp, với nhiều loại tên lửa khác nhau từ tầm xa, tầm trung và tầm ngắn; hệ thống được bố trí trên các xe bánh hơi, có tính cơ động cao, để tăng khả năng sống sót.
S-300PMU-2, được đưa vào biên chế chiến đấu vào năm 2004, hệ thống này cung cấp khả năng phòng không nhiều lớp, với nhiều loại tên lửa khác nhau từ tầm xa, tầm trung và tầm ngắn; hệ thống được bố trí trên các xe bánh hơi, có tính cơ động cao, để tăng khả năng sống sót.
Một nhiệm vụ quan trọng trong chiến dịch tấn công đường không của Israel vừa qua, là tấn công vào một căn cứ gần Tehran, nơi được cho là nơi bố trí trận địa S-300. Một câu hỏi quan trọng khác, là liệu các bệ phóng S-300PMU-2 của Iran, có được trang bị tên lửa 48N6DM, giữ vai trò là tên lửa tầm xa chính, cho các hệ thống S-400 mới hơn của Nga?
Một nhiệm vụ quan trọng trong chiến dịch tấn công đường không của Israel vừa qua, là tấn công vào một căn cứ gần Tehran, nơi được cho là nơi bố trí trận địa S-300. Một câu hỏi quan trọng khác, là liệu các bệ phóng S-300PMU-2 của Iran, có được trang bị tên lửa 48N6DM, giữ vai trò là tên lửa tầm xa chính, cho các hệ thống S-400 mới hơn của Nga?
Tên lửa 48N6DM được đánh giá cao, vì khả năng chống tên lửa tiên tiến, nhờ các cảm biến vượt trội và tốc độ cao, vượt quá Mach 14, cho chúng khả năng đánh chặn ngay cả các mục tiêu siêu thanh hoặc siêu vượt thanh, đạt tốc độ trên Mach 8.
Tên lửa 48N6DM được đánh giá cao, vì khả năng chống tên lửa tiên tiến, nhờ các cảm biến vượt trội và tốc độ cao, vượt quá Mach 14, cho chúng khả năng đánh chặn ngay cả các mục tiêu siêu thanh hoặc siêu vượt thanh, đạt tốc độ trên Mach 8.
Trung Quốc đã thử nghiệm thành công loại tên lửa này đối với các mục tiêu di chuyển nhanh hơn Mach 8 ở tầm bắn 250 km, tốc độ mà tên lửa phóng từ trên không của Israel không sánh kịp và ít tên lửa phóng từ trên không nào khác trên toàn thế giới vượt qua.
Trung Quốc đã thử nghiệm thành công loại tên lửa này đối với các mục tiêu di chuyển nhanh hơn Mach 8 ở tầm bắn 250 km, tốc độ mà tên lửa phóng từ trên không của Israel không sánh kịp và ít tên lửa phóng từ trên không nào khác trên toàn thế giới vượt qua.
Vào năm 2020, có thông tin cho biết, Iran đã mua tên lửa mới cho các đơn vị S-300 của mình, được cho là 48N6DM, mặc dù điều này vẫn chưa được xác nhận. Mối quan tâm trước đây của Iran trong việc mua S-400, được cho là đã giảm sau năm 2020, có thể ngụ ý rằng S-300, có khả năng được nâng cấp bằng tên lửa mới hơn, được coi là đủ khả năng đánh chặn vũ khí siêu thanh.
Vào năm 2020, có thông tin cho biết, Iran đã mua tên lửa mới cho các đơn vị S-300 của mình, được cho là 48N6DM, mặc dù điều này vẫn chưa được xác nhận. Mối quan tâm trước đây của Iran trong việc mua S-400, được cho là đã giảm sau năm 2020, có thể ngụ ý rằng S-300, có khả năng được nâng cấp bằng tên lửa mới hơn, được coi là đủ khả năng đánh chặn vũ khí siêu thanh.
Nếu không có tên lửa 48N6DM, tùy chọn tên lửa tầm xa tiêu chuẩn của S-300PMU-2 là 48N6E2, có tầm bắn 200 km, nhưng không thể đánh chặn tên lửa bay nhanh hơn Mach 5. Tuy nhiên, khả năng này đủ để đánh chặn mọi tên lửa không đối đất của Israel, vì tên lửa nhanh nhất trong kho vũ khí của Israel, chỉ có thể bay với tốc độ hơn Mach 3 một chút, còn hầu hết đều bay ở tốc độ cận âm.
Nếu không có tên lửa 48N6DM, tùy chọn tên lửa tầm xa tiêu chuẩn của S-300PMU-2 là 48N6E2, có tầm bắn 200 km, nhưng không thể đánh chặn tên lửa bay nhanh hơn Mach 5. Tuy nhiên, khả năng này đủ để đánh chặn mọi tên lửa không đối đất của Israel, vì tên lửa nhanh nhất trong kho vũ khí của Israel, chỉ có thể bay với tốc độ hơn Mach 3 một chút, còn hầu hết đều bay ở tốc độ cận âm.
Khả năng phòng thủ nhiều lớp của hệ thống S-300PMU-2, có nghĩa là nó có thể tấn công bằng tên lửa tầm xa trước, và nếu cần, phóng tên lửa tầm ngắn hơn là loại 9M96, có độ chính xác rất cao. Một lợi thế bổ sung nằm ở khả năng kết nối mạng của S-300, với các hệ thống vũ khí phòng không khác.
Khả năng phòng thủ nhiều lớp của hệ thống S-300PMU-2, có nghĩa là nó có thể tấn công bằng tên lửa tầm xa trước, và nếu cần, phóng tên lửa tầm ngắn hơn là loại 9M96, có độ chính xác rất cao. Một lợi thế bổ sung nằm ở khả năng kết nối mạng của S-300, với các hệ thống vũ khí phòng không khác.
Các hệ thống phòng không mà S-300PMU-2 có thể kết nối, bao gồm các hệ thống tầm ngắn và tầm trung bổ sung như Tor-M1 do Nga cung cấp và hệ thống Khordad 3rd do Iran sản xuất. Các hệ thống này có thể chia sẻ dữ liệu từ radar cảnh giới nhìn vòng mọi độ cao 96L6E, đóng góp thêm các lớp phòng thủ.
Các hệ thống phòng không mà S-300PMU-2 có thể kết nối, bao gồm các hệ thống tầm ngắn và tầm trung bổ sung như Tor-M1 do Nga cung cấp và hệ thống Khordad 3rd do Iran sản xuất. Các hệ thống này có thể chia sẻ dữ liệu từ radar cảnh giới nhìn vòng mọi độ cao 96L6E, đóng góp thêm các lớp phòng thủ.
Hệ thống S-300PMU-2 cũng có thể kết nối với radar tầm xa Rezonans-NE của Iran, do Nga cung cấp, được tối ưu hóa để cảnh báo phòng không về máy bay tàng hình và tên lửa hành trình tầm thấp từ khoảng cách xa, giúp các đơn vị S-300, tập trung radar trinh sát vào hướng mà máy bay Israel có thể xuất hiện.
Hệ thống S-300PMU-2 cũng có thể kết nối với radar tầm xa Rezonans-NE của Iran, do Nga cung cấp, được tối ưu hóa để cảnh báo phòng không về máy bay tàng hình và tên lửa hành trình tầm thấp từ khoảng cách xa, giúp các đơn vị S-300, tập trung radar trinh sát vào hướng mà máy bay Israel có thể xuất hiện.
Đối với Iran, S-300PMU-2 là vũ khí phòng không quan trọng bậc nhất của họ, trong việc bảo vệ không phận; tuy nhiên hợp đồng mua hệ thống phòng không này của Iran đã gặp nhiều trục trặc do lệnh cấm vận vũ khí của phương Tây đối với Iran. Nó chỉ được bàn giao, khi ông Putin lên làm tổng thống Nga vào nhiệm kỳ 3.
Đối với Iran, S-300PMU-2 là vũ khí phòng không quan trọng bậc nhất của họ, trong việc bảo vệ không phận; tuy nhiên hợp đồng mua hệ thống phòng không này của Iran đã gặp nhiều trục trặc do lệnh cấm vận vũ khí của phương Tây đối với Iran. Nó chỉ được bàn giao, khi ông Putin lên làm tổng thống Nga vào nhiệm kỳ 3.
Nỗ lực đầu tiên của Iran nhằm mua hệ thống phòng không tầm xa của Nga, với đơn đặt hàng S-300PMU-1 vào năm 2007, đã bị Nga đơn phương hủy bỏ vào năm 2010 dưới thời Tổng thống Dmitry Medvedev, gây căng thẳng quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
Nỗ lực đầu tiên của Iran nhằm mua hệ thống phòng không tầm xa của Nga, với đơn đặt hàng S-300PMU-1 vào năm 2007, đã bị Nga đơn phương hủy bỏ vào năm 2010 dưới thời Tổng thống Dmitry Medvedev, gây căng thẳng quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
Thay vì theo đuổi việc tiếp tục mua thêm các hệ thống phòng không của Nga, Iran đã đầu tư vào các giải pháp thay thế nội địa. Đáng chú ý nhất trong số này là Bavar-373, đã liên tục tiến bộ kể từ khi triển khai vào giữa những năm 2010. Vào tháng 4/2024, Iran thông báo rằng, một biến thể mới của tên lửa Sayyad-4B, đã tăng tầm bắn của Bavar-373 lên 300 km.
Thay vì theo đuổi việc tiếp tục mua thêm các hệ thống phòng không của Nga, Iran đã đầu tư vào các giải pháp thay thế nội địa. Đáng chú ý nhất trong số này là Bavar-373, đã liên tục tiến bộ kể từ khi triển khai vào giữa những năm 2010. Vào tháng 4/2024, Iran thông báo rằng, một biến thể mới của tên lửa Sayyad-4B, đã tăng tầm bắn của Bavar-373 lên 300 km.
Trong khi tính năng của Bavar-373 vẫn chưa chắc chắn, các nhà phân tích tin rằng, sự phát triển của nó được hưởng lợi từ việc sao chép công nghệ S-300 và chia sẻ công nghệ với các đồng minh như Trung Quốc và Triều Tiên. Cả hai quốc gia đều đã phát triển các hệ thống phòng không tiên tiến, có thể cạnh tranh với S-400 của Nga, ở một số khía cạnh hiệu suất.
Trong khi tính năng của Bavar-373 vẫn chưa chắc chắn, các nhà phân tích tin rằng, sự phát triển của nó được hưởng lợi từ việc sao chép công nghệ S-300 và chia sẻ công nghệ với các đồng minh như Trung Quốc và Triều Tiên. Cả hai quốc gia đều đã phát triển các hệ thống phòng không tiên tiến, có thể cạnh tranh với S-400 của Nga, ở một số khía cạnh hiệu suất.
Mặc dù công nghệ của hệ thống phòng không S-300PMU-2 mà Iran hiện sở hữu, đã có từ hơn hai thập kỷ trước; nhưng các hệ thống phòng không mới hơn của Iran như Bavar-373, chưa đủ để bảo đảm sự tin tưởng với lãnh đạo Iran. Theo Defense Arabic, chính hệ thống phòng không S-300PMU-2 của Iran, đã bắt F-35I, trong chiến dịch tập kích đường không vừa qua của Israel phải “câm nín”. (nguồn ảnh IRNA, TASS, Sputnik, Wikipedia).
Mặc dù công nghệ của hệ thống phòng không S-300PMU-2 mà Iran hiện sở hữu, đã có từ hơn hai thập kỷ trước; nhưng các hệ thống phòng không mới hơn của Iran như Bavar-373, chưa đủ để bảo đảm sự tin tưởng với lãnh đạo Iran. Theo Defense Arabic, chính hệ thống phòng không S-300PMU-2 của Iran, đã bắt F-35I, trong chiến dịch tập kích đường không vừa qua của Israel phải “câm nín”. (nguồn ảnh IRNA, TASS, Sputnik, Wikipedia).

GALLERY MỚI NHẤT