Mất bao lâu để chế tạo một chiếc tiêm kích tàng hình F-35?

Tại một cơ sở sản xuất rộng lớn ở Texas, hàng nghìn công nhân làm việc suốt ngày đêm để lắp ráp máy bay chiến đấu đa nhiệm tiên tiến nhất của quân đội Mỹ: F-35 Lightning II.

Nhà máy Không quân số 4 (Air Force Plant 4), cơ sở sản xuất F-35 do Lockheed Martin điều hành, trải dài gần 2km và sản xuất hơn 150 chiếc máy bay mỗi năm. Với quy mô khổng lồ, công nhân tại đây sử dụng xe điện hoặc xe đạp để di chuyển giữa các khu vực.

Nhìn từ trên cao có thể thấy rõ quy mô của dây chuyền sản xuất: những thành phần kim loại, những bộ khung trần trụi dần dần được lắp ráp lại với nhau thành chiếc máy bay chiến đấu tàng hình một động cơ hoàn chỉnh.

Mat bao lau de che tao mot chiec tiem kich tang hinh F-35?

Dây chuyền sản xuất F-35 bên trong nhà máy Không quân số 4 ở Texas. Ảnh: Lockheed Martin.

F-35 là một trong những chương trình vũ khí đắt đỏ nhất lịch sử, với tổng chi phí trọn vòng đời dự kiến vượt 2.000 tỷ USD. Dù từng bị chỉ trích vì chi phí khổng lồ, những thách thức bảo trì và thời gian phát triển kéo dài, dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này vẫn tiếp tục được nâng cấp, củng cố vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực hàng không quân sự.

Theo Lockheed Martin, dây chuyền sản xuất F-35 không chỉ phục vụ quốc phòng mà còn mang lại tác động kinh tế khổng lồ, đóng góp khoảng 72 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế Mỹ, thông qua mạng lưới nhà cung cấp và hàng trăm nghìn lao động trên toàn quốc.

Mất bao lâu để chế tạo một chiếc máy bay F-35?

Air Force Plant 4 có lịch sử lâu đời, từng sản xuất nhiều loại máy bay chiến đấu trong nhiều thập niên. Nhà máy này từng sản xuất máy bay ném bom trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, F-111 Aardvark vào những năm 1960, rồi F-16.

Chiếc F-35 đầu tiên được xuất xưởng năm 2006. Từ đó đến nay, hơn 1.110 chiếc đã được bàn giao cho Mỹ và các đồng minh. Sau nhiều lần trì hoãn, chương trình F-35 đạt sản lượng tối đa vào năm 2024.

Mỗi chiếc F-35 mất khoảng 18 tháng để chế tạo. Air Force Plant 4 hoạt động 24/7 với hàng nghìn công nhân làm việc mỗi ngày, có thể sản xuất 156 chiếc máy bay mỗi năm với 3 biến thể: F-35A (cất/hạ cánh thông thường), F-35B (cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng) và F-35C (triển khai từ tàu sân bay).

Quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc lắp ráp phần cánh, sau đó mới đến phần khung thân. Lúc này các bộ phận chính như thân trước, thân giữa, cánh và đuôi được ghép lại với nhau. Đây là giai đoạn quan trọng khi chiếc máy bay bắt đầu có hình dạng hoàn chỉnh.

Bên cạnh mỗi chiếc F-35 đang được lắp ráp, có một màn hình nhỏ cho biết ó được chế tạo cho nước nào, ví dụ như Mỹ, Anh, Ba Lan, Israel hay Nhật Bản…

Chuỗi cung ứng linh kiện trải khắp thế giới

F-35 là một dự án đa quốc gia với hàng nghìn linh kiện đến từ khắp nơi trên thế giới. Một trong những thách thức lớn nhất là đảm bảo nguồn cung cấp linh kiện ổn định cho nhà máy Air Force Plant 4.

Mat bao lau de che tao mot chiec tiem kich tang hinh F-35?-Hinh-2

Ảnh: Lockheed Martin.

Khi những chiếc máy bay chiến đấu đi đến cuối dây chuyền sản xuất, chúng sẽ được sơn lớp màu xám đặc trưng. Nhà sản xuất Lockheed Martin chi biết, lớp sớn này được thiết kế để giảm và hấp thụ sóng radar, giúp máy bay có khả năng tàng hình.

Quá trình sơn diễn ra trong một khu vực riêng biệt với móc treo chuyên dụng. Một số quy trình, như chế tạo cấu trúc cánh và sơn phủ, đã được tự động hóa.

Sau khi sơn, mỗi máy bay trải qua nhiều chuyến bay thử nghiệm trước khi bàn giao cho khách hàng.

Ngoài Air Force Plant 4 là cơ sở lắp ráp chính, còn còn có hai nhà máy nhỏ hơn tại Italia và Nhật Bản, nhấn mạnh tính chất toàn cầu của chương trình F-35. Máy bay sản xuất tại các nhà máy này sao đó được chuyển cho các lực lượng quân đội ở Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Á.

Từ khi cất cánh lần đầu gần 20 năm trước, F-35 đã tham gia nhiều nhiệm vụ chiến đấu. Mỹ đã triển khai cả 3 biến thể của F-35 trong các chiến dịch chống khủng bố tại Iraq, Afghanistan và Yemen. Mẫu máy bay này nhận được đánh giá tích cực sau khi Israel sử dụng nó để thực hiện các cuộc không kích quy mô lớn vào Iran mùa thu năm 2024.

Tâm điểm chú ý sau triển lãm hàng không ở Ấn Độ

F-35 trở thành tâm điểm chú ý sau khi nó xuất hiện tại triển lãm hàng không quốc tế ở Ấn Độ đầu tháng 2 cùng với đối thủ thường được đem ra so sánh, Su-57 của Nga.

Hai chiếc máy bay đã có màn “chạm trán” ở khoảng cách chỉ hơn 20 mét trong khuôn viên của triển lãm Aero India 2025 tại Căn cứ Không quân Yelahanka ở Bangalore.

Việc Su-57 của Nga và F-35 cùng tham gia triển lãm ở Ấn Độ làm nổi bật cuộc cạnh tranh toàn cầu trong ngành hàng không vũ trụ và quốc phòng, đặc biệt trong lĩnh vực máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Cả Nga và Mỹ đều muốn thể hiện khả năng công nghệ và năng lực quân sự, nhằm tác động đến các quyết định mua sắm quốc phòng của Ấn Độ trong thời điểm quan trọng.

Tổng thống Donald Trump ngày 13/2 cho biết Mỹ có thể sẽ cung cấp các máy bay chiến đấu F-35 cho New Delhi.

“Chúng tôi sẽ tăng cường bán vũ khí cho Ấn Độ với giá trị lên tới hàng tỷ USD. Chúng tôi cũng đang tạo ra cơ sở để cuối cùng cung cấp cho Ấn Độ các máy bay chiến đấu tàng hình F-35”, Tổng thống Trump cho biết.

Hiện tại Ấn Độ chưa đưa ra quyết định về việc mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ 5, nhưng phe đối lập ở nước này đã lên tiếng phản đối việc mua F-35, cho rằng dòng máy bay của Mỹ có chi phí cao và sẽ không đi kèm với việc chuyển giao công nghệ. Trong khi đó, Nga đã đưa ra đề xuất hấp dẫn hơn và phù hợp với chính sách của New Delhi hơn.

Theo đó, Nga đã ngỏ ý có thể sản xuất máy Su-57 tại Ấn Độ với linh kiện nội địa, đồng thời cho biết việc sản xuất có thể bắt đầu ngay trong năm nay nếu Ấn Độ đồng ý. 

Phương Tây “choáng váng” trước uy lực tiêm kích bí ẩn của Nga

Không phải là bản nâng cấp từ MiG-31K như nhiều người vẫn lầm tưởng, tiêm kích MiG-31I là phiên bản phát triển cho mục đích đặc biệt của quân đội Nga.

Phuong Tay “choang vang” truoc uy luc tiem kich bi an cua Nga
Tiêm kích MiG-31I vừa được tích hợp hệ thống tiếp nhiên liệu trên không đặc biệt khiến cự ly hoạt động của nó được mở rộng đáng kể, rất thích hợp với yêu cầu tác chiến tầm xa.
Phuong Tay “choang vang” truoc uy luc tiem kich bi an cua Nga-Hinh-2
"Các tiêm kích MiG-31I phục vụ trong lực lượng hàng không tầm xa của Nga hiện có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, giúp mở rộng đáng kể tầm hoạt động của chúng trong các cuộc giao tranh" một nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng Nga hé lộ.
Phuong Tay “choang vang” truoc uy luc tiem kich bi an cua Nga-Hinh-3
Đáng chú ý, MiG-31I không phải là bước phát triển từ MiG-31K như nhiều người vẫn nghĩ, theo nguồn tin nói trên, MiG-31I khác biệt ở động cơ, hệ thống điện tử hàng không và cấu hình tên lửa mà nó có thể mang theo.
Phuong Tay “choang vang” truoc uy luc tiem kich bi an cua Nga-Hinh-4
Chuyên gia quân sự đồng thời là cựu phi công chiến đấu người Ấn Độ - ông Vijainder K. Thakur trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã nhận xét về những khả năng của tiêm kích MiG-31I. 
Phuong Tay “choang vang” truoc uy luc tiem kich bi an cua Nga-Hinh-5
Nhà phân tích cho rằng hiện nay hầu hết châu Âu đều nằm trong tầm bắn của tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal. Ngoài ra Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) phải duy trì mức độ cảnh giác cao liên tục, sau khi được cảnh báo về việc MiG-31I đã cất cánh.
Phuong Tay “choang vang” truoc uy luc tiem kich bi an cua Nga-Hinh-6
 MiG-31I đã thử nghiệm thành công việc tiếp nhiên liệu trên không thông qua máy bay tiếp dầu Il-78, một chiếc Il-78 có thể "phục vụ" cùng lúc 2 chiếc MiG-31. Xem xét yêu cầu nhiên liệu của MiG-31 là 17,7 tấn, Il-78 mang đủ dầu cho một đến ba lần tiếp nhiên liệu.
Phuong Tay “choang vang” truoc uy luc tiem kich bi an cua Nga-Hinh-7
Tiêm kích MiG-31I còn gọi bằng cái tên Ishim chính là một biến thể dựa trên MiG-31 Foxhound - máy bay đánh chặn siêu âm được phát triển theo yêu cầu của lực lượng Không quân Liên Xô. 
Phuong Tay “choang vang” truoc uy luc tiem kich bi an cua Nga-Hinh-8
Chữ 'I' trong MiG-31I là viết tắt của Ishim, được đặt theo tên sông Ishim ở Kazakhstan - nơi có sân bay vũ trụ Baikonur. Phiên bản đặc biệt này được thiết kế cho các nhiệm vụ ở độ cao và tốc độ lớn, đặc biệt là phóng vệ tinh cỡ nhỏ vào không gian. 
Phuong Tay “choang vang” truoc uy luc tiem kich bi an cua Nga-Hinh-9
Trong khi MiG-31 bản tiêu chuẩn được thiết kế như một tiêm kích đánh chặn, tập trung vào tốc độ cao, tầm hoạt động lớn và khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc, thì MiG-31I được điều chỉnh cho vai trò chuyên biệt hơn. 
Phuong Tay “choang vang” truoc uy luc tiem kich bi an cua Nga-Hinh-10
 Tiêm kích MiG-31I có khung thân đã được sửa đổi, đủ vững chắc để mang theo tên lửa phóng vệ tinh cỡ nhỏ, biến nó từ một máy bay chiến đấu truyền thống thành một loại "bệ phóng trên không".
Phuong Tay “choang vang” truoc uy luc tiem kich bi an cua Nga-Hinh-11
Điểm khác biệt nữa nằm ở hệ thống điện tử hàng không, khi chiếc MiG-31I được trang bị hệ thống định vị và một vài thiết bị chuyên dụng khác để hỗ trợ nhiệm vụ phóng tên lửa vào không gian. 
Phuong Tay “choang vang” truoc uy luc tiem kich bi an cua Nga-Hinh-12
 Những thiết bị đặc thù bao gồm hệ thống kiểm soát chuyến bay mới, đi kèm hệ thống đo đạc từ xa chuyên dụng để giám sát phương tiện phóng, và một vài sửa đổi khác để đáp ứng nhiệm vụ đặc biệt của nó.
Phuong Tay “choang vang” truoc uy luc tiem kich bi an cua Nga-Hinh-13
Mặc dù có nhiều thay đổi đáng kể nhưng MiG-31I vẫn duy trì những đặc điểm của một tiêm kích đánh chặn đáng gờm, khi giữ lại 2 động cơ D-30G6 vô cùng mạnh mẽ, mang lại khả năng hoạt động ở độ cao cũng như vận tốc lớn như thiết kế ban đầu. 
Phuong Tay “choang vang” truoc uy luc tiem kich bi an cua Nga-Hinh-14
Tuy nhiên những thay đổi được thực hiện để phù hợp với vai trò phương tiện phóng tên lửa vũ trụ đã dẫn đến một số đánh đổi, bao gồm cả việc giảm khả năng chiến đấu của máy bay. 
Phuong Tay “choang vang” truoc uy luc tiem kich bi an cua Nga-Hinh-15
Trong thời điểm hiện tại, các tiêm kích MiG-31I hoàn toàn có thể sử dụng cho vai trò phóng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal nhằm hỗ trợ phi đội MiG-31K có số lượng còn ít, kết hợp cùng khả năng tiếp nhiên liệu trên không, nó rõ ràng gây lo sợ cho nhiều quốc gia NATO. 

Tiêm kích F-16 có "hóa giải" mối đe dọa từ bom lượn của Nga?

Những chiếc máy bay F-16 có khả năng hóa giải mối đe dọa từ bom lượn của Nga, nhưng cũng mang đến cho quân đội Ukraine những thách thức không nhỏ.

Tiêm kích F-16 giúp hóa giải mối đe dọa bom lượn từ Nga

Mối đe dọa lớn nhất của Ukraine là bom lượn của Nga. Đây là loại bom giá rẻ được trang bị bộ phận cánh có thể bật ra ngay sau khi rời máy bay ném bom, đồng thời sở hữu mô-đun dẫn đường giúp tăng khả năng tấn công chính xác mục tiêu từ xa, tương tự như cách thức hoạt động của bom thông minh JDAM của Mỹ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới