Bí thư Thành ủy Hội An từ chức: Quan bây giờ, ai được như ông?

(Kiến Thức) - Tin ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An (tỉnh Quảng Nam), bất ngờ “treo ấn từ quan” thu hút sự quan tâm của dư luận.

Bí thư Thành ủy Hội An từ chức: Quan bây giờ, ai được như ông?
Tin ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An (tỉnh Quảng Nam), bất ngờ “treo ấn từ quan” thu hút sự quan tâm của dư luận, có lẽ không phải vì “hội chứng đám đông” vẫn thường thấy xưa nay của dân mình mà bởi vì đây có lẽ là lần đầu tiên, có một vị quan chức đương nhiệm công khai từ chức giữa lúc mọi việc đang xuôi chèo mát mái.
Cũng bởi vì cái xứ mình văn hóa từ chức dù đã có trong lịch sử của ông cha nhưng ngày nay, con cháu dường như đang cố lơ đi để rồi có những vị dù tài hèn đức kém (theo đúng nghĩa, chứ không phải khiêm tốn xã giao), sai phạm mười mươi nhưng vẫn tham quyền cố vị, khư khư ôm ghế coi như của riêng mình suốt một đời “công bộc”; dẫu có bị kỉ luật thì cũng chỉ là “đá” từ chỗ nọ sang chỗ kia. Có vị thì sửa hồ sơ làm lại giấy tờ để giảm bớt tuổi thực. Thậm chí có vị dù đã đến tuổi hưu nhưng vẫn cố “chạy” ở lại thêm một thời gian nữa, để mong tiếp tục được “cống hiến đến hơi thở cuối cùng” cho dân cho nước!
Bi thu Thanh uy Hoi An tu chuc: Quan bay gio, ai duoc nhu ong?
 Ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An.
Trong bối cảnh như thế, chuyện ông Sự “treo ấn từ quan” không gây bất ngờ cho dân mới là lạ. Nhưng tại sao ở xứ ta hiện nay, chuyện từ chức lại khó đến thế hay như dư luận vẫn thường nói là nước ta chưa có văn hóa từ chức? Câu hỏi này nếu đưa ra thảo luận tại nghị trường e rằng lại có đại biểu nào đó đổ lỗi cho “dân trí thấp”. Ấy là giả dụ thế thôi, chứ chuyện từ chức ở xứ ta khó mà trở thành một thứ văn hóa trong thời đại văn minh hiện tại vì hai lẽ.
Trước hết là nạn chạy việc, chạy chức, chạy quyền. Để kiếm được một chân làm bảo vệ ở trường tiểu học lương chưa đến vài triệu nhưng người ta cũng phải “chạy”, ít thì bằng mươi tháng lương. Nghĩa là chấp nhận một năm làm không công để được vào làm việc. Còn chức quyền thì giá cả tăng theo cấp số nhân tùy theo vị trí và quyền lợi. Phàm cái gì đã được mua thì nó sẽ là của riêng mình. Không ít kẻ, chức quyền có được nhờ “chạy”, đã ngộ nhận điều này. Họ cho rằng, chức ấy quyền ấy là của mình, cái ghế ấy là của mình vì đã bỏ tiền ra “mua” nó. Thế thì thử hỏi, làm sao mà từ chức được một khi “vốn” bỏ ra chưa thu hồi và chưa sinh lãi dẫu năng lực yếu kém hay vi phạm kỉ luật?
Thứ hai là chức vụ ở ta bây giờ trách nhiệm thì ít mà quyền lợi thì nhiều. Cứ kêu đồng lương không đủ sống nhưng quan chức từ cơ sở đến huyện, từ tỉnh, trung ương chẳng mấy ai “nghèo”. Có người mới làm cán bộ xã vài năm mà đã nâng cấp nhà từ cấp 4 lên nhà lầu kiên cố. Đấy mới là chức be bé ở làng xã thôi. Còn ở cấp cao hơn thì “bổng lộc” khỏi phải nói, con cháu xài mấy đời cũng không hết. Chả thế mà một vị tướng quân đội là đại biểu Quốc hội gần đây đã khẳng định: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng”.
Bổng lộc dày như thế, thử hỏi ai dại gì mà từ chức. Cứ cho là tham nhũng đi, nếu bị lộ thì đã có cái triết lí “hi sinh đời bố củng cố đời con” an ủi, huống chi bây giờ người ta đang tính bỏ tử hình tội tham nhũng thì cái chuyện văn hóa từ chức lại càng trở nên xa vời!
Cho nên, chuyện từ chức chỉ có thể xảy ra khi chức ấy được giao chứ không phải được bán cũng như không gắn với bổng lộc phi pháp. Không có một môi trường quản trị trong sạch, minh bạch thì thật khó để văn hóa từ chức tồn tại.
Lịch sử dân tộc đã từng ghi nhận những tên tuổi lớn “treo ấn từ quan” khi còn đương chức như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến. Các vị ấy làm quan bằng tài đức thực sự của mình với tinh thần phụng sự tổ quốc cho nên việc từ quan cũng nhẹ như lông hồng.
Chuyện từ quan của ông Nguyễn Sự hôm nay không thể đem so sánh với các bậc tiền nhân xưa nhưng tôi nghĩ đấy là một hành động dũng khí, đáng khâm phục trong bối cảnh hiện tại, dù ai đó bảo thì ông cũng chỉ còn vài năm nữa là đến tuổi nghỉ hưu. Vâng, đúng thế, nhưng các vị cũng nên nhớ, có kẻ cho đến phút cuối cùng trên ghế quyền lực, vẫn còn kịp duyệt mấy dự án hay bổ nhiệm hàng loạt nhân sự. Liệu đó có phải là một việc làm vô tư, minh bạch vì nước vì dân?
Ông Nguyễn Sự cũng có thể làm như thế được lắm chứ, quyền lực trong tay mà. Nhưng ông đã không làm, không phải bây giờ mà suốt hai mươi mốt năm trên đỉnh cao chức quyền ở địa phương, đơn giản bởi vì ông là… Nguyễn Sự - một lãnh đạo thấm nhuần câu “dĩ công vi thượng”. Ông về với đời thường nhẹ nhàng thanh thản với chiếc xe đạp cà tàng thảnh thơi dạo phố. Không nhà lầu, biệt thự, xe hơi sang trọng nhưng ông lại có một thứ tài sản quí giá mà khối kẻ nằm mơ cũng không thấy: đó là lòng dân!
Quan bây giờ, mấy người được như ông?

Chức vụ là bệ đỡ... để giàu có

(Kiến Thức) - Bàn về câu chuyện quan chức giàu có, GS Trần Ngọc Đường cho rằng: “Một bộ phận quan chức ở Việt Nam mà giàu lên đột xuất thì chắc chắn là tham nhũng”.

Chức vụ là bệ đỡ... để giàu có
Quan chức chỉ giàu nhờ tham nhũng?
Theo ông thì ở Việt Nam, quan chức có dễ giàu?

Ông Nguyễn Sự và những việc làm “không giống ai”

Cả 1 năm trời, Bí thư Hội An không bao giờ về nhà trước 12h đêm. Xong việc cơ quan, ông đi kiểm tra xem người dân thực hiện và phản ứng thế nào.

Ông Nguyễn Sự và những việc làm “không giống ai”
Thông tin ông Nguyễn Sự - Bí thư Hội An làm đơn xin nghỉ trước tuổi khiến không ít người bất ngờ. Nhưng với ông Sự, chuyện này nó bình thường như chính cốt cách, con người ông. Lý giải nguyên nhân về vườn sớm, ông nói trên báo chí nhẹ tênh: Nghỉ vì thấy đã đến lúc phải nghỉ và rời vị trí để lớp trẻ có cơ hội. Mình già thì xin nghỉ, có chi lạ.

Oan sai làm “nóng” nghị trường Quốc hội

Oan sai làm “nóng” nghị trường QH khi nói về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định pháp luật...

Oan sai làm “nóng” nghị trường Quốc hội
Thảo luận về việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật, nhiều đại biểu đánh giá công tác này còn chậm chạp, cầm chừng. 
Từ đó đề nghị một số giải pháp như: cần nhanh chóng giải quyết việc bồi thường cho người bị oan, sai; Quốc hội, Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể, chi tiết hơn về vấn đề này.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới