Bi kịch đáng sợ của người Việt hé lộ từ vụ “xe điên”

Chiếc xe “điên” vừa ủi cả chục người không chỉ cho thấy mạng người Việt bấp bênh như thế nào dưới những bánh xe, mà còn phơi bày nhiều câu chuyện khác.

Bi kịch đáng sợ của người Việt hé lộ từ vụ “xe điên”
Giao thông kiểu phim hành động
Ngay vào thời điểm cảnh sát phong tỏa cầu vượt để khám nghiệm hiện trường vụ "xe điên", rất nhiều người dân phải sửng sốt vì một vài xe máy vẫn cố len lỏi để leo lên cầu, phanh cháy mặt đường trước khi lách qua chốt chặn với 3-4 bóng áo xanh.
Sửng sốt vì ở chỗ tử thần lượn lờ chỉ trước đó vài chục phút thôi, khi những hoảng sợ còn chưa khép lại, thì lại vẫn có những người sẵn sàng "bán mạng" chỉ vì không sẵn sàng đi sang phần đường dưới cầu vượt. Một tư duy giao thông tùy tiện.
Sự tùy tiện luôn luôn hiện diện trong những hành vi nhỏ: Vượt đèn đỏ một lần chưa chắc đã chết; uống rượu bia 1 lần lái xe cũng chưa chắc thành "xe điên" được; một cú lách thế cũng chỉ để đi cho nhanh, chẳng sao đâu nhỉ.
Tùy tiện để rồi nhấn ga vì một nỗi hoảng sợ mơ hồ mới dấy lên, tài xế xe điên đã bất chấp mạng sống của mình lẫn người khác bằng cách biến cầu vượt thành 1 đoạn rùng rợn trong phim hành động.
Tôi đang vội, tôi có quyền vượt đèn đỏ. Tôi đang có việc gấp, tôi cần phải lao qua được chốt 141. Đường đông quá tôi không thể nhúc nhích, tôi phải leo lên vỉa hè. Tôi đang sợ hãi, và thế là tôi nhấn ga thẳng vào đám đông.
Giao thông kiểu "xã hội đen"
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nỗi sợ hãi phải đến độ nào mới đẩy người tài xế đến một cú nhấn ga vào đám đông rồi lao mình khỏi cầu tự sát?
Thật không tránh khỏi lạnh người khi ở giữa thủ đô này của một đất nước và giữa thời đại này, lại có một con người cùng quẫn đến mức phải "gieo mình tự vẫn" vì sợ hãi đồng loại, sau một mâu thuẫn mà đáng ra có thể mở cửa xe bước ra hỏi nhau vài câu thay vì truy đuổi với sát khí đủ để khiến người ta cảm thấy muốn chết.
Vài tháng trước, tờ Bild của Đức đăng một đoạn video cảnh tài xế ô tô lao ra khỏi xe đánh người điều khiển xe máy vì đi ngược chiều và giật tít: "Cú đá kungfu! Hãy cùng xem công lý giao thông trên đường phố Việt Nam".
Thứ "công lý" bạo lực ấy thực ra tồn tại ở khắp nơi: Tết năm nay, chỉ trong 7 ngày, 6.200 người Việt phải nhập viện vì đánh nhau, 15 người chết.
Hóa ra đó cũng không phải điều bất thường: Tết Nguyên đán 2013, 4.700 người nhập viện vì đánh nhau. Tết 2012 là 4.000. Người ta chưa có thống kê ngày thường, không biết có phải vì quá nhiều rồi hay không.
Giao thông hỗn loạn và dễ va chạm chỉ là điều kiện để thứ "công lý" bạo lực đó sinh sôi. Một cú va quệt nhỏ đủ để tước đi một mạng sống. Và ở cầu vượt, thì một cú va quệt như thế cộng với nỗi sợ hãi và sự tùy tiện đã có thể cướp đi rất nhiều mạng sống, trước khi để lại một hình ảnh sẽ còn ám ảnh rất lâu.
Cái chết là chuyện thường ngày
1 post (bài đăng) chia sẻ trên Facebook của một người chứng kiến vụ tai nạn đã được lan truyền đi khắp mạng xã hội, trong đó nổi bật là một đoạn nói về sự vô tâm của rất nhiều người chứng kiến xung quanh:
Bi kich dang so cua nguoi Viet he lo tu vu “xe dien”
 
"Trong tất cả quá trình đấy, người bu lại rất đông, nhưng mình để ý được duy nhất ngoài mình còn 2 bạn gái, một anh đeo kính đi xe Ford, và một bạn sinh viên đeo cặp chéo là không hề cầm điện thoại trên tay để lao vào giúp đỡ. Còn lại thì bàn tán và chụp ảnh và lảng đi khi được nhờ. Nhất là một cậu trai mặt non choẹt, tay xăm kín thốt lên rằng "em đau tay" khi bác sỹ nhờ cậu ta nhấc cái người gãy 2 chân kia ra khỏi đầu xe taxi, dù cậu trai này là kẻ nhiệt tình đứng ngó nghiêng nhất, nhưng chắc cậu ta vẫn nghe rõ được lời của mình "Đồ hèn, tránh ra"...
Phản xạ được quy ước khi nhìn thấy đồng loại gặp nạn là lao vào giúp đỡ, nhưng phản xạ trong tình huống này và rất nhiều tình huống khác của số đông bây giờ sẽ là... rút điện thoại ra và chụp lại.
Thực tế, nó đã xảy ra thế. Một bức ảnh của tờ Tuổi Trẻ đã chụp lại được khoảnh khắc mà đám đông đứng quây quanh "tác nghiệp" vụ tai nạn. Có lẽ toàn là các "nhà báo" tự nguyện.
Tất nhiên, sự vô cảm đó cần phải bị lên án. Nhưng có phải những đau đớn như thế đã diễn ra thường xuyên tới mức mà đa số coi đấy là một cảnh tượng hiếu kỳ cần phải ghi lại thay vì cảm nhận hoạn nạn của đồng loại?
Bi kich dang so cua nguoi Viet he lo tu vu “xe dien”-Hinh-2
Đám đông chỉ chăm chú "tác nghiệp" thay vì cứu người gặp nạn. (Ảnh: Tuổi trẻ) 
Khi giao thông là chiến tranh
2 ngày trước, 6 nghìn người đã có mặt tại chùa Trúc Lâm Thiên Trường, trung tâm Phật giáo của tỉnh Nam Định để tổ chức lễ cầu siêu cho các nạn nhân tai nạn giao thông (TNGT).
Tại đây, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã cho biết những con số kinh hoàng: Mỗi ngày Việt Nam có 24 người chết và 60 người thương tật vĩnh viễn vì tai nạn giao thông.
Cách đây 4 năm, vẫn Bộ trưởng Đinh La Thăng phát biểu: " "Nếu so sánh với thảm họa kép sóng thần và động đất xảy ra tại Nhật Bản hồi đầu năm 2011 thì số người chết vì tai nạn giao thông một năm bằng 75%, số người bị thương bằng 156% số nạn nhân do thảm họa sóng thần".
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, tính đến tháng 10/2015, có 7.000 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông và hàng ngàn người khác bị thương tật suốt đời.
Bi kich dang so cua nguoi Viet he lo tu vu “xe dien”-Hinh-3
 Số người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm ở Việt Nam ngang bằng nội chiến Syria. (Ảnh: Zing)
So sánh: Số người chết ấy xấp xỉ bằng với số người thiệt mạng trong năm đầu tiên của nội chiến Syria (2011, 7.841 người thiệt mạng), bằng với số người tử vong ở chiến trường Donbass của Ukraina trong 1 năm qua.
Những con số ngày một nhức nhối, để bây giờ, người dân ra đường như đi chiến trường, và Honda SH, Air Blade, Mazda, Mercedes bỗng biến thành xe tăng và súng máy.
Người ta nói rất nhiều về câu chuyện hạ tầng, số phương tiện bùng nổ và cả vấn đề điều hành của ngành giao thông, nhưng nếu những hỗn loạn, cùng quẫn, sợ hãi, những đặc tính của chiến tranh vẫn còn tồn tại, thì giao thông ở Việt Nam vẫn sẽ là chiến tranh.

Hoảng hồn xe điên phóng nhanh húc bay người trên vỉa hè

(Kiến Thức) - Người đàn ông đang lùi xe máy từ vỉa hè xuống lòng đường thì bị một xe khác lao đến đâm phải khiến cả người và xe văng mạnh về phía trước.

Hoảng hồn xe điên phóng nhanh húc bay người trên vỉa hè
Clip vụ va chạm kinh hoàng xảy ra trên vỉa hè một đoạn đường ở TP HCM hôm 18/5 do camera an ninh gắn trên một cửa hàng ghi lại. Clip cho thấy những người đang đứng trên vỉa hè sát lề đường chưa hẳn đã an toàn, đặc biệt là khi có những xe máy phóng nhanh, không kiểm soát được tốc độ.
Clip tai nạn kinh hoàng ngay trên vỉa hè:

Vợ chồng đuổi “xe điên” được dân mạng khen ngợi

(Kiến Thức) - Lo sợ người đi đường bị "ô tô điên" đâm phải, cặp vợ chồng trẻ vừa liều lĩnh đuổi theo vừa hò hét khản tiếng nhắc nhở mọi người tránh nạn. 

Vợ chồng đuổi “xe điên” được dân mạng khen ngợi
Vụ "xe điên" gây tai nạn liên hoàn trên phố Hoàng Hoa Thám tối qua khiến dư luận xôn xao (Xem chi tiết tại đây). Sáng nay cộng đồng mạng chia sẻ clip một cặp vợ chồng trẻ liều lĩnh đuổi theo chiếc xe này cùng với nỗ lực cảnh báo đến người đi đường để tránh đường, khỏi bị "xe điên" đâm phải, gây tai nạn. Ảnh: NVCC.
 Vụ "xe điên" gây tai nạn liên hoàn trên phố Hoàng Hoa Thám tối qua khiến dư luận xôn xao (Xem chi tiết tại đây). Sáng nay cộng đồng mạng chia sẻ clip một cặp vợ chồng trẻ liều lĩnh đuổi theo chiếc xe này cùng với nỗ lực cảnh báo đến người đi đường để tránh đường, khỏi bị "xe điên" đâm phải, gây tai nạn. Ảnh: NVCC.

Tìm ra hot boy bánh tráng bụng 6 múi đang gây sốt

(Kiến Thức) - Hot boy bánh tráng bụng 6 múi đang khiến các chị em điên đảo vài ngày qua thực chất là một sinh viên ngành xây dựng, đang sinh sống ở TP HCM. 

Tìm ra hot boy bánh tráng bụng 6 múi đang gây sốt
Tim ra hot boy banh trang bung 6 mui dang gay sot
Vài ngày qua, hình ảnh một anh chàng đẹp trai, bụng 6 múi đứng ban bánh tráng khiến dân mạng Việt như đứng ngồi không yên. Trên nhiều fanpage nổi tiếng, các cô gái trẻ không ngừng hú hét, như phát cuồng với vẻ đẹp của anh chàng "hot boy bánh tráng" còn chưa rõ danh tính. Nhiều dân mạng bỏ công, tốn nhiều ngày để truy tìm anh chàng đẹp trai như soái ca trong truyện ngôn tình này. 

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới