Bí ẩn về lỗ đen vũ trụ đang dần mở ra?

Nhà khoa học nổi tiếng người Anh Stephen Hawking cho biết thông tin vật lý có thể tồn tại và di chuyển qua lỗ đen để đến vũ trụ khác.

Bí ẩn về lỗ đen vũ trụ đang dần mở ra?

Theo Al Jazeera, lý thuyết mà nhà khoa học nổi tiếng người Anh Stephen Hawking đưa ra có thể giúp giải quyết một trong những nghịch lý quan trọng nhất đối với vật lý lý thuyết về việc điều gì sẽ xảy ra khi thông tin vật lý (physical information) đi vào lỗ đen vũ trụ.

Phát biểu tại cuộc hội thảo tại Thụy Điển mới đây, ông Hawking cho biết, lỗ đen không thể “nuốt” và phá hủy được thông tin vật lý như Thuyết Tương đối của Albert Einstein đã dự đoán.

Bi an ve lo den vu tru dang dan mo ra?
 Hình ảnh mô phỏng lỗ đen trong vũ trụ. Ảnh AP

Ngoài ra, ông Hawking cũng gợi mở rằng, có cách để thoát khỏi lỗ đen: “Nếu bạn bị rơi vào lỗ đen, đừng tuyệt vọng. Có cách để thoát ra ngoài”.

“Thông điệp mà tôi muốn truyền đạt là lỗ đen không “đen” như người ta vẫn thường tô vẽ. Lỗ đen không phải là “nhà tù vĩnh cửu” như chúng ta vẫn nghĩ. Mọi thứ có thể thoát khỏi lỗ đen ở cả 2 đầu và đi vào một vũ trụ khác”, ông Hawkin nói.

Ông Hawking cùng người đồng nghiệp của mình, Giáo sư Andrew Stromberg tại Đại học Harvard, đề xuất rằng, mọi thông tin trong lỗ đen được lưu trữ dưới dạng ảnh toàn ký (hologram) 2 chiều còn được gọi là siêu diễn dịch.

“Thông tin đó không được lưu trữ bên trong lỗ đen như mọi người vẫn tưởng mà là ở bên rìa hoặc ở phía xa của lỗ đen”, ông Hawking nói.

Như vậy, thông tin mà ông Hawking đưa ra được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết được mâu thuẫn trong lý thuyết của Einstein rằng- thông tin đi vào lỗ đen sẽ bị phá hủy- và các quy tắc về cơ học lượng tử, theo đó, thông tin là vĩnh cửu và không thể bị phá hủy.

Lỗ đen là phần còn lại của các ngôi sao đã chết và sụp vào bên trong tạo thành một vùng lõi nhỏ tạo ra một lực hút cực lớn vượt qua mọi lực khác. Ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi lỗ đen.

Ông Hawking cũng cho rằng, một vài lỗ đen có thể có lối ra dẫn đến một vũ trụ khác.

“Sự hiện diện của những thời điểm lịch sử khác nhau trong các lỗ đen cho thấy khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra. Những lỗ đen như vậy phải rất lớn và nếu lỗ đen đó xoay quanh mình thì nó sẽ tạo ra một lối đi dẫn đến một vũ trụ khác chứ không thể quay lại vũ trụ cũ”, ông Hawking nói.

“Chính vì thế, dù rất thích du hành trong vũ trụ, tôi sẽ không thử trải nghiệm”, ông Hawking vui vẻ đùa.

Sự thật gây sốc về lỗ đen (1)

(Kiến Thức) - Đồng hồ chạy chậm khi gần lỗ đen, lỗ đen khổng lồ ở trung tâm thiên hà Milky Way, lỗ đen hình cầu, lỗ đen không phải có màu đen...

Sự thật gây sốc về lỗ đen (1)
Lỗ đen ảnh hưởng đến thời gian. Nguyên nhân đồng hồ chạy rất chậm khi ở gần lỗ đen là do trọng lực.
Lỗ đen ảnh hưởng đến thời gian. Nguyên nhân đồng hồ chạy rất chậm khi ở gần lỗ đen là do trọng lực. 

Những lỗ đen siêu khổng lồ với sức mạnh kinh hoàng

(Kiến Thức) - Ngoài vũ trụ có những lỗ đen khổng lồ, nặng hơn Mặt trời cả chục tỉ lần, cư trú ở các thiên hà cách Trái đất hàng triệu năm ánh sáng.

Những lỗ đen siêu khổng lồ với sức mạnh kinh hoàng
Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang
Lỗ đen khủng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của các ngôi sao trong các thiên hà. Thậm chí, nhiều nhà khoa học còn cho rằng lỗ đen có thể điều tiết sự vận động và hình thành của chính các thiên hà. Trong lịch sử nghiên cứu vũ trụ, nhiều lỗ đen đáng sợ đã được ghi nhận. 
Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-2
Lỗ đen càng nặng, thì sức hủy diệt của nó càng tàn khốc và vùng ảnh hưởng càng rộng lớn. Những lỗ đen khủng nhất thiên hà có lẽ phải kể đến hai lỗ đen do McConnell và cộng sự phát hiện năm 2011.  
Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-3
Hai lỗ đen lớn nằm ở hai thiên hà: thiên hà NGC3842 và thiên hà NGC4889. Thiên hà NGC 3842 chứa lỗ đen lớn có khối lượng gấp 9,7 tỉ lần khối lượng Mặt trời. 
Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-4
NGC 4889 - thiên hà sáng nhất trong cụm thiên hà Coma, cách Trái đất 335 triệu năm ánh sáng chứa một lỗ đen có khối lượng xấp xỉ lỗ đen trong thiên hà NGC 3842. Các lỗ đen hấp thụ khí và “xơi tái” các vì sao của các thiên hà lân cận, và trở nên cực nặng. 
Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-5
Lỗ đen ULAS J1120+0641, được sinh ra từ 770 triệu năm sau khi vụ nổ Big Bang xảy ra cách đây 13,7 tỷ năm tạo ra dải thiên hà. Nó có khối lượng gấp 2 tỉ lần Mặt trời.  
Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-6
Hai lỗ đen nằm ở trung tâm thiên hà NGC 3393, trong đó một lỗ đen lớn gấp 30 khối lượng Mặt trời và lỗ đen còn lại có khối lượng ít nhất là lớn gấp 1 triệu lần khối lượng Mặt trời. 
Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-7
Hai lỗ đen nằm gần trung tâm của thiên hà xoắn ốc NGC 3393 chỉ nằm cách nhau 490 năm ánh sáng và nhiều khả năng chúng là những gì còn lại của một vụ hợp nhất giữa hai thiên hà có khối lượng không đồng đều cách đây 1 hoặc hơn 1 tỷ năm. 
Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-8
Lỗ đen SBH, được đặt tên NGC 1365, có vận tốc quay tối đa đạt tới 84% tốc độ quay tốc độ ánh sáng. Nó được cho là một trong những lỗ đen có kích thước lớn nhất trong vũ trụ, với khối lượng gấp hàng triệu thậm chí là hàng tỷ lần khối lượng của Mặt trời. 
Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-9
Lỗ đen "siêu khổng lồ" nằm trong dải thiên hà M60-UCD1 cách Trái đất khoảng 50 triệu năm ánh sáng. Lỗ đen chiếm diện tích 15% dải thiên hà và có trọng lượng tương đương với 20 triệu Mặt trời và nặng gấp 5 lần so với hố đen ở trung tâm của dải Ngân hà Milky Way. 
Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-10
Hệ đôi lỗ đen tên là GRS 1915+105 là một trong số các lỗ đen khổng lồ trong thiên hà của chúng ta. Nó nặng gấp 14 lần Mặt trời và cách Trái đất 35.000 năm ánh sáng. Quay quanh nó là một ngôi sao duy nhất. 
Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-11
Sgr A* - siêu hố đen của dải Ngân hà, được ước tính có khối lượng bằng 4 triệu ngôi sao.

Lý giải chuyện nhà xuất hiện nhiều kiến, gián sau cơn mưa

(Kiến Thức) - Vì sao sau mỗi cơn mưa, nhà xuất hiện nhiều kiến, gián, thậm chí là có cả con rết, cuốn chiếu trong nhà?

Lý giải chuyện nhà xuất hiện nhiều kiến, gián sau cơn mưa
Hỏi: Sau cơn mưa, tôi để ý thấy nhà xuất hiện nhiều kiến, gián, thậm chí là có cả con rết, cuốn chiếu trong nhà. Tại sao lại vậy? - Nguyễn Văn Ngọc (Vĩnh Phúc).
Ly giai chuyen nha xuat hien nhieu kien, gian sau con mua
 

Đọc nhiều nhất

Phát hiện gây sững sờ ở tiểu hành tinh Psyche

Phát hiện gây sững sờ ở tiểu hành tinh Psyche

(Kiến Thức) - Bạn còn nhớ tiểu hành tinh Psyche? Đây là tiểu hành tinh lớn nhất được biết đến trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc. Nó gây chú ý vì có nhiều tính chất bất thường và NASA có kế hoạch tới Psyche vào năm 2022.

Tin mới

Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh của NASA (TESS) và ba máy quang phổ trên mặt đất, các nhà thiên văn học phát hiện siêu Trái đất có thời gian quỹ đạo cực ngắn và một hành tinh có khối lượng sao Hải Vương.
Tò mò mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao

Tò mò mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao

(Kiến Thức) - Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA / ESA chụp được hình ảnh mới của Herbig-Haro 110- một mạch khí nóng chảy ra từ một ngôi sao mới sinh, được cung cấp nhiên liệu bởi khí rơi xuống ngôi sao trẻ.
Sửng sốt tàn dư siêu tân tinh đẹp, sáng hơn sao Kim

Sửng sốt tàn dư siêu tân tinh đẹp, sáng hơn sao Kim

(Kiến Thức) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gần đây chia sẻ hình ảnh tuyệt đẹp về vật thể được cho là tàn dư siêu tân tinh sáng nhất từng được phát hiện, cho thấy các bước sóng hồng ngoại khác nhau.