Bệnh viện công “bắt tay” bệnh viện tư để giảm tải?

(Kiến Thức) - Sự giảm tải nhờ bệnh viện tư nhân gần như là bất khả thi vì nhiều nguyên nhân: nhân lực bênh viện tư thiếu và yếu, chi phí khám chữa bệnh cao hơn các bệnh viện công...

Bệnh viện công “bắt tay” bệnh viện tư để giảm tải?

Những vướng mắc này đã được nêu lên trong hội nghị “Tăng cường phối hợp giữa bệnh viện Nhà nước và bệnh viện Tư nhân thực hiện đề án giảm tải bệnh viện của Thủ tướng Chính phủ Khu vực các tỉnh phía Nam” do Bộ Y tế tổ chức vào ngày 10/3.

Hội nghị Tăng cường phối hợp giữa bệnh viện Nhà nước và bệnh viện Tư nhân thực hiện đề án giảm tải bệnh viện của Thủ tướng Chính phủ Khu vực các tỉnh phía Nam.
 Hội nghị Tăng cường phối hợp giữa bệnh viện Nhà nước và bệnh viện Tư nhân thực hiện đề án giảm tải bệnh viện của Thủ tướng Chính phủ Khu vực các tỉnh phía Nam.

Bệnh viện tư mới chia sẻ 10% người bệnh

Hiện nay, cả nước có 1200 bệnh viện công với số giường bệnh là 215.000. Trong khi đó, tỷ lệ giường bệnh của 170 bệnh viện tư nhân chỉ chiếm 4,2%. GS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết: “Giường bệnh của Việt Nam rất thấp, chỉ mới 22,5 giường/10.000 dân. Giải pháp cơ học nhất là tăng giường bệnh. Bên cạnh việc đầu tư 1 tỷ USD cho 5 bệnh viện tuyến cuối, Bộ Y tế kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng thêm các BV tư nhân, để đạt được mục tiêu cuối cùng là 15-20% số giường bệnh.”

Theo PGS. TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh (Bộ Y tế), trong hoạt động khám chữa bệnh, tổng lượt khám bệnh ngoại trú của các bệnh viện tư nhân là 7.700.875, chỉ bằng 6,7% so với 114.485.350 lượt khám tại các bệnh viện công.

PGS Khuê cho biết, bệnh nhân nội trú tại các bệnh viện tư cũng mới chỉ chiếm khoảng 6%, khám chữa bệnh cho bệnh nhân bảo hiểm y tế cũng chỉ mới được 4%. Hơn thế nữa, công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện Tư nhân còn khá thấp. Số bệnh viện tư nhân có công suất đạt 60 – 85% chỉ chiếm 21,6%, hơn 56,9% bệnh viện có công suất giường dưới 60%.”

PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, giám đốc Sở Y tế TP.HCM chia sẻ, hiện nay trên địa bàn thành phố có 39 Bệnh viện tư nhân, với 3.093 giường bệnh. Hầu hết các bệnh viện đều được đầu tư xây dựng theo đúng tiêu chuẩn thiết kế, trang thiết bị hiện đại phục vụ khám chữa bệnh. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Sở Y tế thì công suất sử dụng giường bệnh tại các bệnh viện tư nhân lại không cao, như: Bệnh viện Hoàn Mỹ 228 giường bệnh, công suất sử dụng 73.58%; Bệnh viện Vạn Hạnh 135 giường bệnh, công suất 85%, Bệnh viện Triều An 355 giường bệnh, công suất 60%, Bệnh viện Gaya Việt Hàn (39%); Bệnh viện Hồng Đức III (60%); Bệnh viện Ngọc Linh (13%);… cá biệt có Bệnh viện Đức Khang với công suất sử dụng giường bệnh chỉ đạt 5%.

Theo PGS.TS Tấn Bỉnh, công suất sử dụng giường bệnh tại các bệnh viện tư nhân thấp có thể do nhiều nguyên nhân như giá viện phí cao hơn so với bệnh viện công lập, nhân sự thiếu và chưa khẳng định được y hiệu.

Chuyển tuyến từ công sang tư: Nước chảy chỗ trũng

Chia sẻ kinh nghiệm hợp tác giảm tải, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, viện hợp tác với các bệnh viện tư nhân qua ba hình thức: hợp tác hỗ trợ chuyên môn, hợp tác giảm tải bệnh nhân nội trú (2 bệnh viện tư nhân), hỗ trợ chuyên môn gửi mẫu xét nghiệm cận lâm sàng (2 bệnh viện tư nhân).

Trong hơn 10.000 bệnh nhân sau khi ổn định được chuyển đi cho các bệnh viện vệ tinh bao gồm: Bệnh viện 7A, Bệnh viện Chỉnh hình & Phục hồi Chức năng TP.HCM, Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi Chức năng - Điều trị Bệnh Nghề nghiệp TP.HCM, Bệnh viện Ngoại Thần kinh Quốc tế, Bệnh viện Đức Khang, Bệnh viện 175. Hai bệnh viện tư nhân: Bệnh viện Ngoại Thần kinh Quốc tế và Bệnh viện Đức Khang mới chỉ chia sẻ được 8,9%.

Còn tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, nhiều năm nay, tình trạng quá tải luôn diễn ra với hơn 1500 bệnh nhân nội trú (630 giường) và hơn 11.000 bệnh nhân ngoại trú. Tình trạng quá tải đặc biệt xảy ra ở các khoa Nội, với tỷ lệ 350%. Nhưng tham gia giảm tải cho Bệnh viện Ung bướu mới chỉ là các bệnh viện công lập tuyến dưới như Bệnh viện Bình Thạnh, Bệnh viện Quận 2, Bệnh viện Quận 9, Bệnh viện Quận 12…

Theo PGS. Kim Tiến, mới đây Bộ Y tế đã ban hành cách phân hạng mới theo năng lực khả năng chuyên môn, không phân biệt ngoài công lập hay công lập. Đặc biệt, Bộ Y tế cũng đưa ra thông tư về chuyển tuyến mới.

Trước đây, chẳng bao giờ tuyến trên chuyển xuống tuyến dưới, gần như không bao giờ, bệnh nhân được chuyển từ công lập sang các bệnh viện tư nhân. Với thông tư này, tùy theo đặc điểm chuyên môn, nhu cầu bệnh nhân, bệnh nhân ở giai đoạn ổn định có thể được BV nhà nước chuyển sang theo dõi chăm sóc ở bệnh viện tư nhân.

Tuy nhiên, đây là điều khó đạt được khi bệnh viện công lập có nguồn nhân lực rất tốt, thương hiệu uy tín. Còn nguồn nhân lực của bệnh viện tư có thể là các bệnh việnquản lý đã nghỉ hưu, bs trẻ chưa tìm được việc làm, hoặc các bác sĩ hợp đồng…

Bộ trưởng Y tế:Tận dụng giường bệnh tuyến huyện để giảm tải

Bộ trưởng Y tế:Tận dụng giường bệnh tuyến huyện để giảm tải
- Chiều 14/2, Bộ Y tế đã tổ  chức buổi thảo luận với lãnh đạo UBND TP.HCM và lãnh đạo các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM để xây dựng Đề án giảm tải bệnh viện, tập trung giảm tải ở 4 chuyên khoa chính: Nhi, Chấn thương Chỉnh hình, Ung bướu và Tim mạch.

GS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng: Trong khi chờ xây dựng cơ sở vật chất mới nhằm giảm tải ở các bệnh viện thì giải pháp trước mắt là tận dụng số cơ sở vật chất hiện có, đặc biệt là số giường bệnh hoạt động chưa hết công suất tại các bệnh viện quận/huyện để giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Có thể thí điểm mô hình, đặt các phòng khám vệ tinh của các bệnh viện lớn, uy tín tại các bệnh viện quận/huyện hoạt động chưa hiệu quả.

PGS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong khi các bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành của thành phố đang quá tải trầm trọng, 2 – 3 bệnh nhân/giường bệnh thì tại các bệnh viện quận/huyện, công suất sử dụng giường bệnh chỉ đạt khoảng 60%, có nơi công suất sử dụng giường bệnh chỉ đạt 40%. Mặc dù thành phố đã tăng cường đội ngũ y, bác sĩ, chuyển giao kĩ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới nhưng bệnh nhân vẫn ồ ạt đổ về tuyến trên do họ đã đặt niềm tin vào chất lượng khám, chữa bệnh ở tuyến trên, muốn thay đổi nhận thức này phải có thời gian chứ không thể trong một sớm một chiều.

Bệnh viện quá tải cấp cứu vì... Tết

Sáng mùng 5 Tết có mặt tại phòng khám cấp cứu BV Việt Đức mới thật sự kính phục những y, bác sĩ ở đây. Bệnh nhân vào cấp cứu chật kín các phòng.

Bệnh viện quá tải cấp cứu vì... Tết
Giành giật sự sống cho bệnh nhân từng phút
Những chuyến xe cấp cứu liên tục chở bệnh nhân (BN) chạy vào cổng BV Việt Đức. Rời xe cấp cứu, BN được chuyển lên cáng vào đưa thẳng vào phòng cấp cứu. Máu me bết trên người BN, người nhà đứng bên với khuôn mặt thất thần. BN vừa đến, một BS chạy ra khám rồi ngay lập tức đưa ra các biện pháp cấp cứu cần thiết.

Điểm mặt những nguyên nhân khiến bàn chân xấu tệ

(Kiến Thức) - Một bàn chân đẹp sẽ góp phần làm cơ thể khỏe mạnh hơn. Vì vậy, bạn đừng nên bỏ qua những rắc rối phổ biến ở chân dưới đây.

Điểm mặt những nguyên nhân khiến bàn chân xấu tệ

Đọc nhiều nhất

Tin mới