Bệnh nào là “mốt” quanh năm?

Một số bênh theo mùa thường được chữa trị theo phương thức dân gian rất hiệu quả, tuy nhiên cần phải nắm được kiến thức cơ bản về y dược.

Bệnh nào là “mốt” quanh năm?
Khỏi cần rành khoa bói toán cũng thừa biết thuốc cảm ở xứ mình tốt xấu thế nào, mắc rẻ ra sao, cũng không ế hàng. Gặp thời tiết sáng mới nóng như thiêu, chiều lại mưa tầm tã ai không cảm cúm mới lạ. Thế mới biết, thời tiết quan trọng như thế nào đối với sức khỏe con người. Bệnh theo mùa cũng từ đây mà ra.
Nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng
Tên nghe đã đủ hiểu. Người cảm nhiệt có cảm giác nóng bừng, bứt rứt, môi khô, nghẹt mũi, ho khan, đau đầu như búa bổ… và nhất là ghét nóng. Nói cách khác, cảm giác khó chịu càng phiền toái hơn nữa nếu trời nóng, nếu ăn nhằm món nóng, nếu uống nước nóng… Chính vì thế mà thầy thuốc Đông y đã mô tả với ngôn ngữ tượng hình là “nóng gặp nóng phát điên”! Bênh nhân bị cảm theo kiểu này vì thế phải nhanh tay tìm thuốc mát như atisô, râu bắp, rau má, đậu xanh, rễ tranh, mã đề, mía lau. Bệnh nhân đồng thời nên nhanh chân ngâm chân trong nước lạnh cũng như chườm lạnh nếu đo thân nhiệt thấy sốt. Tình trạng “nhiệt” dễ xảy ra là do trong máu của nạn nhân có quá nhiều chất toan, như acid uric từ rượu bia, acid lactic từ vận động thái quá, hay nhiều khi chỉ vì đổ mồ hôi quá nhiều mà không được bù trừ nước và chất điện giải. Nạn nhân của tình trạng “huyết nhiệt”, có nghĩa là “máu nóng” theo ngôn ngữ tượng hình của Đông y, nếu muốn tránh hậu quả dễ “nóng máu” nên giới hạn tối đa trong lúc cảm nhiệt các loại thực phẩm làm máu thêm chua như thịt mỡ, lòng heo, da gà, rượu bia... Ngược lại, tăng rau quả tươi, nếu được lượng nhỏ nhưng nhiều lần trong ngày càng tốt, vì đó là biện pháp giúp mát máu để tránh cháy máy.
Hàn ngộ hàn tắc tử
Ngược lại, người bị cảm hàn là người sợ lạnh đến phát run bên cạnh triệu chứng mệt mỏi, ho có đàm, chảy mũi, đau đầu âm ỉ… Cách xác minh đơn giản là bệnh nhân cảm thấy khỏe ngay khi gặp chỗ ấm áp, khi ăn uống món nóng. Thầy thuốc Đông y để tránh cảnh “lạnh gặp lạnh dám… chết!” bao giờ cũng dùng thuốc ấm như quế, gừng, hồi... Thuốc hạ nhiệt tất nhiên chống chỉ định trong trường hợp này. Trái với trường hợp cảm nhiệt có thể cạo gió, với người bệnh cảm hàn chỉ nên xoa dầu. Trong lúc cảm hàn, món ăn cay nóng tất nhiên là món nên thuốc. Cháo cá, miến gà, món nào hạp khẩu thì xơi, miễn là đừng thiếu hành ngò tiêu gừng, thêm chút thịt càng tốt vì nạn nhân đằng nào cũng thiếu năng lượng dự trữ.
Benh nao la “mot” quanh nam?
Để giải cảm, nên tận dụng khoảng thời gian 30 phút phải “bình chân như vại” khi ngâm chân để thiền định hay nghe vài bản nhạc hòa tấu êm dịu.
Mượn bàn chân giải cảm
Thầy thuốc mát tay biết cách điều chỉnh hệ thần kinh giao cảm bằng cách tận dụng cây nhà lá vườn. Đó là ứng dụng các vùng có tính cảm ứng cao trên mặt da để mượn dẫn truyền thần kinh làm đòn bẩy xúc tác phản ứng của hệ thần kinh và nội tiết. Một trong các vùng phản xạ có mối thâm tình với hệ thần kinh chính là lòng bàn chân.
Theo Sebastian Kneipp, thầy thuốc thành danh khắp châu Âu nhờ biết cách ứng dụng cơ chế tác dụng của nước lạnh và nước nóng, bàn chân là vùng hữu ích cho mục tiêu tăng cường sức đề kháng nếu biết cách vận dụng phản xạ của mạng lưới cảm thụ nhiệt rải kín dưới lớp da của lòng bàn chân. Kneipp vì thế đã khuyến khích sử dụng một phương pháp vừa rẻ tiền vừa đơn giản để “đụng cảm nào cũng giải” cho cơ thể như sau:
- Ngâm hai bàn chân vào nước lạnh không quá 10 phút, tối thiểu ngập đến cổ chân, nước càng lạnh càng tốt, có thể thêm vài viên nước đá vào nước càng tốt, miễn là đừng có cảm giác khó chịu trong lúc ngâm chân.
- Sau đó đổi qua ngâm hai bàn chân trong nước ấm. Đừng quên nước ấm khác xa nước... sôi! Cũng ngâm 10 phút.
- Trở lại thau nước lạnh 10 phút. Sau đó lau khô và nằm nghỉ ít phút vì hệ thần kinh giao cảm cần thời gian để xử lý kích ứng thay phiên của nước lạnh và nước nóng.
Kiểu nào khéo nhất?
Paracelsus, y sư nổi tiếng với quan điểm y học nên dựa lưng vào sức kháng bệnh, đã khẳng định là “không có liệu pháp nào phù hợp với cơ thể con người cho bằng tuân thủ quy luật của thiên nhiên”. Chữa cảm mạo mà không phân hàn-nhiệt chẳng khác nào chọn tô phở vừa bò vừa gà. Ăn vẫn được nhưng nếu gọi là ngon thì “nghe qua ngậm đắng nuốt cay thế nào”! Đi xa hơn nữa, tuy đúng là hay nếu chữa được cảm cúm bằng cách dùng thuốc nào đó. Nhưng khéo hơn rất nhiều nếu có cách đánh thức sức đề kháng mà không cần dùng thuốc, vì xét cho cùng hoạt chất nào cũng thế, thậm chí cho dù là thực phẩm thông thường, một khi đưa vào cơ thể đều là dao hai lưỡi. Chơi dao khó tránh có ngày đứt tay.

Chữa cảm lạnh, nên dùng gừng tươi hay gừng khô?

(Kiến Thức) - Phải chăng để chữa cảm lạnh thì dùng gừng khô sẽ tốt hơn gừng tươi? Chuyên gia sẽ giải đáp chuyện này. 

Chữa cảm lạnh, nên dùng gừng tươi hay gừng khô?
Hỏi: Khi bị cảm lạnh, tôi hay uống trà gừng hoặc ngậm một lát gừng tươi. Có người mách tôi dùng gừng khô sẽ tốt hơn trong việc chữa cảm lạnh. Xin cho biết có đúng vậy không? - Trần Văn Trà (Nam Định).
Chua cam lanh, nen dung gung tuoi hay gung kho?
 

Trầm cảm sau sinh - ám ảnh và giải thoát

Trầm cảm sau sinh có thể là nguyên nhân dẫn tới việc người mẹ phát điên, tự tử, thậm chí giết chết con.

Trầm cảm sau sinh - ám ảnh và giải thoát
Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh
Trong giai đoạn đầu hôn nhân, tình yêu được trọn vẹn khi cả hai cùng dành thời gian cho nhau và cảm xúc thăng hoa với những ước mơ và dự định màu hồng. Cho đến lúc đứa con đầu tiên chào đời, vợ bắt đầu tập trung vào em bé, cơ thể bắt đầu thay đổi dẫn đến nhiều sự thay đổi về tâm lý.

4 cách giữ lửa lãng mạn siêu bền

Giữ lửa tình yêu cho các cặp đôi hẹn hò lâu năm và các cặp vợ chồng, chuyện tưởng dễ mà khó.

4 cách giữ lửa lãng mạn siêu bền
Vì sao những ngày mới yêu người ta có thể cầm bó hoa đứng chờ nửa ngày trước cửa nhà, hay sắp xếp một buổi tiệc sinh nhật bất ngờ với nến và âm nhạc, người ta không ngại nhắn cho nhau ngàn lời có cánh và luôn lùng sục những ý tưởng mới lạ để khiến người kia hài lòng? Thế nhưng khi mối quan hệ đã kéo dài tới một lúc nào đó, những hành động trên bị coi là “sến súa” và không cần thiết.

Đọc nhiều nhất

Tin mới