Bão số 3 Yagi gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng

Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 16/9, bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 18 tỉnh phía Bắc là 1.260 tỷ đồng...

Theo số liệu báo cáo của 18/26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về Bộ GD&ĐT tổng hợp, tính đến thời điểm ngày 16/9/2024, tổng thiệt hại về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ước tính là: 1.260 tỷ đồng; hư hỏng 41.564 bộ sách giáo khoa.

Bao so 3 Yagi gay thiet hai cho nganh Giao duc 1.260 ty dong
Trường THPT Đồng Hòa, Kiến An bị thiệt hại nặng bởi bão số 3. Ảnh SKĐS 

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, ngành giáo dục thiệt hại về cơ sở vật chất là 514,7 tỉ đồng. Trong đó, bậc THCS thiệt hại nhiều nhất với hơn 142 tỉ đồng; giáo dục tiểu học thiệt hại 139,5 tỉ đồng; giáo dục mầm non là 117,6 tỉ đồng; còn trung học phổ thông thiệt hại 115,5 tỉ đồng.

Cũng theo thống kê này, ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại nặng nề nhất về cơ sở vật chất với 186.700 triệu đồng; ngành Giáo dục tỉnh Hải Dương thiệt hại 137.750 triệu đồng; ngành Giáo dục tỉnh Bắc Giang thiệt hại 61.196 triệu đồng, ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh thiệt hại 42.440 triệu đồng; ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái thiệt hại 20.000 triệu đồng....

Trong khi đó, về trang thiết bị dạy học, ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh chịu thiệt hại nặng nề nhất với số tiền 345.040 triệu đồng. Ngành giáo dục tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại 315.180 triệu đồng; ngành Giáo dục tỉn Yên Bái thiệt hại 33.866 triệu đồng; ngành Giáo dục tỉnh Thái Bình thiệt hại 17.320 triệu đồng....

Về trang thiết bị dạy học, các tỉnh thiệt hại 745,8 tỉ đồng. Trong đó nhiều nhất là bậc mầm non, thiệt hại 306,6 tỉ đồng; tiểu học 169,5 tỉ đồng; THCS 156 tỉ đồng; THPT 113,6 tỉ đồng. Trong đó, Quảng Ninh và Lào Cai là hai tỉnh chịu thiệt hại nhiều nhất.

Bão số 3 cũng gây thiệt hại 41.564 bộ sách giáo khoa. Trong đó, giáo dục tiểu học là 23.943 bộ sách; THCS là 10.598 bộ sách; THPT là 7.023 bộ sách.

Trước đó, theo thống kê của bộ, cơn bão số 3 đi để lại hậu quả nặng nề với ngành giáo dục, đặc biệt là về người. Bão đã khiến 52 học sinh và trẻ em bị tử vong; 3 học sinh bị mất tích, 8 học sinh bị thương; 3 giáo viên tử vong, và 1 giáo viên mất tích.

Hiện học sinh các tỉnh thành phía Bắc đã bắt đầu quay trở lại trường nhưng hiện vẫn còn 99 trường/điểm trường ở 6 tỉnh vẫn chưa thể dạy học do nước chưa rút hết, gồm có: Lào Cai (83 trường/điểm trường), Cao Bằng (1 trường), Bắc Kạn (3 trường), Tuyên Quang (1 trường), Yên Bái (3 trường), Bắc Giang (8 trường).

Ngành giáo dục 18 tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và hoàn lưu bão gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Thọ, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên. Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái

>>>Mời độc giả xem thêm video Thiệt hại lớn sau mưa bão, Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp:

 

Bộ GD&ĐT kiểm tra Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão số 3

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 của ngành giáo dục Lạng Sơn. Đoàn đã trao kinh phí hỗ trợ 1 tỷ đồng, cùng đồ dùng học tập, sách giáo khoa...

Ngày 15/9, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn.

Tham gia Đoàn công tác còn có Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; lãnh đạo các đơn vị Văn phòng, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh sinh viên, Nhà Xuất Bản Giáo dục Việt Nam; ông Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo Tỉnh đoàn Lạng Sơn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn.

Bo GD&DT kiem tra Lang Son khac phuc hau qua bao so 3
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh thuonghieucongluan

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn, trong đợt bão, lũ vừa qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề về tài sản, trong đó có 78 trường học bị ngập úng; 118 trường bị thiệt hại khác như: đổ tường bao, cổng trường, tốc mái, cây gãy đổ,... ước tính tổng thiệt hại trên 3,2 tỷ đồng. Cùng đó, có 158 học sinh cần hỗ trợ kinh phí, đồ dùng học tập, sách giáo khoa để tiếp tục tham gia học tập; 38 cán bộ, giáo viên, nhân viên cần hỗ trợ; 118 trường cần hỗ trợ khắc phục thiệt hại, 23 thư viện trường học bị thiệt hại do lũ, cần bổ sung các đầu sách để duy trì hoạt động.

Ngay sau bão, Sở GD&ĐT đã chủ động rà soát, kiểm tra, lên kế hoạch và triển khai ngay việc sửa chữa cơ sở hạ tầng trường học, đặc biệt ưu tiên các hạng mục có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của giáo viên và học sinh; di dời học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học khỏi các khu vực bị hư hại nặng hoặc chưa an toàn.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục Lạng Sơn cũng yêu cầu các đơn vị chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ứng trực 24/24 giờ; giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp có sự cố xảy ra, thực hiện phương châm “4 tại chỗ”.

Đơn vị cũng chỉ đạo các phòng lập phương án và kịp di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, sách vở đến nơi an toàn đảm bảo không hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra.

Sở GD&ĐT đã chủ động rà soát, kiểm tra, lên kế hoạch và triển khai khắc phục kịp thời ngay sau bão. Đến nay 100% trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức dạy và học trở lại.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ những khó khăn với tỉnh Lạng Sơn nói chung và ngành giáo dục tỉnh nói riêng. Đồng thời ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, tinh thần chủ động của tỉnh trong triển khai các biện pháp phòng chống bão và thực hiện công tác khắc phục thiệt hại do bão gây ra, nhất là đối với ngành giáo dục tỉnh.

Thứ trưởng đề nghị ngành giáo dục tỉnh cần tiếp tục rà soát, nắm bắt giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng để kịp thời tổ chức hỗ trợ về vật chất, tinh thần; rà soát trang thiết bị, cơ sở vật chất, trường lớp bị thiệt hại để tổng hợp, báo cáo Bộ GD&ĐT có phương án hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, ngành giáo dục Lạng Sơn cũng cần tiếp tục chỉ đạo công tác vệ sinh, khử khuẩn trường học sau bão nhất là với các trường tổ chức ăn bán trú; tổ chức tốt hoạt động dạy học, chú ý tiến độ thời gian năm học, có kế hoạch tổ chức dạy bù đối với học sinh phải nghỉ học do bão; tiếp tục chủ động ứng phó thiên tai, không chủ quan, lấy phòng ngừa là chính.

Tại buổi kiểm tra, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận các phương án triển khai công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đối với các trường học; việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ hiệu quả; việc thực hiện công tác hỗ trợ giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra; triển khai công tác dạy và học đảm bảo thời gian, tiến độ năm học.

Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị Sở GD&ĐT tiếp thu, thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của đoàn công tác. Tiếp tục thống kê chính xác thiệt hại để có phương án hỗ trợ kịp thời các trường, học sinh, giáo viên bị ảnh hưởng, phối hợp với Sở Y tế chủ động tham mưu với UBND tỉnh kế hoạch triển khai công tác vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp học; sớm đưa hoạt động dạy và học trở lại bình thường, đảm bảo tốt yêu cầu, nhiệm vụ năm học.

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã trao kinh phí hỗ trợ 1 tỷ đồng, cùng 15 nghìn bộ đồ dùng học tập, 300 bộ sách giáo khoa cho ngành GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn để khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Trước đó, ngày 14/9, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn đến kiểm tra, hỗ trợ ngành giáo dục tỉnh Co Bằng khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT trao 1 tỷ đồng hỗ trợ ngành Giáo dục tỉnh Cao Bằng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.

Bão số 3 để lại thiệt hại nặng nề cho ngành giáo dục

Cơn bão số 3 đã để lại thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương, trong đó có ngành Giáo dục. Hàng vạn trường học bị hư hại, hàng triệu học sinh chưa thể đến trường...

Tuần qua, ngành Giáo dục, các thầy cô giáo dồn sức khắc phục hậu quả với tinh thần lũ rút đến đâu dọn dẹp đến đó… Kế hoạch dạy học được điều chỉnh; nhiều trường phổ thông, đại học cho học sinh nghỉ hoặc học trực tuyến để bảo đảm an toàn.
Bao so 3 de lai thiet hai nang ne cho nganh giao duc
Dãy nhà bán trú trường THCS và THPT số 3 xã Mường Hum (Lào Cai)sập hoàn toàn. Ảnh: CACC 

Bộ GD&ĐT cho biết đến thời điểm này vẫn chưa có thống kê đầy đủ về thiệt hại của ngành Giáo dục các địa phương sau trận bão lũ vừa qua. Qua báo cáo sơ bộ của các địa phương cho thấy, mức độ ảnh hưởng của trận lũ lịch sử với nhà trường là rất nặng nề, cần nhiều thời gian, công sức, kinh phí để khắc phục.

Lào Cai là địa phương có số GV và HS thiệt mạng nhiều nhất do bão số 3 gây ra. Theo bà Dương Bích Nguyệt - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Lào Cai, báo cáo sơ bộ cho thấy có 35 em HS của tỉnh thiệt mạng và mất tích, 15 em HS bị thương do bão lũ. Số nhân viên, GV toàn ngành giáo dục Lào Cai bị ảnh hưởng do bão số 3 cần được hỗ trợ là trên 600 hộ gia đình. Riêng huyện Bảo Yên có 410 gia đình, có 3 GV thuộc Phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa bị thương tích phải nhập viện.

Các lực lượng chức năng của tỉnh Lào Cai, huyện Bảo Yên và lực lượng sinh viên tình nguyện đang tích cực cùng các trường học dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau bão số 3 để sớm ổn định việc học tập. Tuy nhiên, do HS, GV chịu ảnh hưởng nặng nề, trường học khó khăn, giao thông chia cắt giữa các khu vực nên dự kiến mới có 30 trường học của huyện Bảo Yên cho HS đi học trở lại từ ngày 16/9, 43 đơn vị trường học còn lại dự kiến sẽ tổ chức học tập cho HS từ ngày 23/9.

Còn theo thống kê của Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái, có 2 GV, 8 HS của tỉnh thiệt mạng, 2 HS bị thương do mưa bão. Có 28 cơ sở giáo dục bị ngập lụt, đến thời điểm này các trường đã dọn dẹp, khắc phục; 37 cơ sở giáo dục bị sạt lở. Bên cạnh đó, còn một số trường, điểm trường bị sạt lở đất với khối lượng ít, các trường đã chủ động huy động cán bộ, GV, nhân viên và HS để khắc phục. Thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy - học, sách vở ước tính ban đầu khoảng 45 tỉ đồng. Số HS bị mất, hỏng sách giáo khoa, đồ dùng học tập ước khoảng 22.787 em. Dự kiến kinh phí khoảng 11,5 tỉ đồng.

Toàn tỉnh có 152 cơ sở giáo dục đã tổ chức cho học sinh trở lại trường; riêng thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên, Trấn Yên chưa cho học sinh quay lại. Tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo thành phố tập trung lực lượng giúp các trường khắc phục hậu quả bão lũ để sớm đưa học sinh trở lại trường; chậm nhất đến 18/9 các cơ sở giáo dục sẽ đưa học sinh trở lại trường.

Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng cho biết, có 9 người thiệt mạng do mưa lũ, trong đó có 2 GV và 7 HS, 1 HS bị thương. Cùng với đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở. Đến thời điểm này, 10/519 cơ sở giáo dục vẫn chưa tổ chức học trở lại được do nước sông suối còn cao và đường sạt lở, chia cắt. Hiện nay, chưa liên lạc được với gần 700 HS do mất sóng điện thoại. Nhiều em không thể đến trường do địa hình chia cắt.

Ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho biết, toàn tỉnh có 2 HS thiệt mạng, 93 trường bị thiệt hại do bão số 3 gây ra với ước tính thiệt hại khoảng hơn 23 tỉ đồng. Trong đó có 116 phòng học, 14 phòng chức năng, 2 nhà ở nội trú, 6 nhà ăn, 6 nhà bếp ăn và 79 công trình phụ trợ khác.

Toàn tỉnh Tuyên Quang có 33 trường học bị ngập nước, sạt lở đất. Riêng Trường PTDT nội trú Chiêm Hóa bị ngập toàn bộ khu ký túc xá và nhà ăn của HS. Sơ bộ có khoảng 2.000 HS có nhà bị ngập, sạt lở đất, đồ dùng học tập, sách vở bị lũ cuốn trôi. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 3,4 tỉ đồng.

Từ 16/9/2024, có 455/456 trường cho học sinh đi học trở lại. Riêng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS, THPT Chiêm Hóa dự kiến cho học sinh đi học trở lại từ 23/9/2024 để sửa chữa, khắc phục hệ thống điện, nước, nhà bếp và kí túc xá của học sinh do bị ngập sâu dài ngày.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn, hiện toàn tỉnh có 78 trường học các cấp bị ngập úng, đến thời điểm này nước đã rút; 118/650 trường học bị ảnh hưởng, thiệt hại về cơ sở vật chất ước tính 3,2 tỷ đồng; 158 HS và 38 GV bị ảnh hưởng sau bão lũ. Tính đến ngày 14/9, 650/650 trường trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng để quay trở lại học bình thường.

Trong tuần qua, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã đến thăm hỏi, động viên ngành Giáo dục một số địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ như Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn.... Lãnh đạo Bộ GD&ĐTđánh giá cao những nỗ lực trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo của ngành Giáo dục địa phương để kịp thời khắc phục khó khăn do cơn bão số 3 gây ra. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã gửi lời chia sẻ, chia buồn sâu sắc với các nạn nhân trong cơn lũ vừa qua, đặc biệt là với những gia đình giáo viên và học sinh có những tổn thất nặng nề.

Bộ GD&ĐT tặng 1 tỷ đồng hỗ trợ ngành Giáo dục Cao Bằng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3. Công ty Cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà tặng 15.000 bộ đồ dùng học tập với trị giá 450 triệu đồng, đồng thời tài trợ trợ toàn bộ đồ dùng học tập cho các em học sinh bị mất cả cha, mẹ do cơn bão số 3 đến năm lớp 12.

Bộ GD&ĐT hỗ trợ trực tiếp cho ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái 1 tỷ đồng để hỗ trợ cho giáo viên và học sinh bị thiệt hại do bão lũ. Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà hỗ trợ 15 nghìn bộ đồ dùng học tập (trị giá 450 triệu đồng); Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hỗ trợ 300 bộ sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ Yên Bái.

Tại tỉnh Lào Cai, Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã trao hỗ trợ cho ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai số tiền 1 tỷ đồng. Hỗ trợ cho gia đình học sinh thiệt mạng và mất tích mỗi trường hợp 10 triệu đồng, học sinh bị thương mỗi em 2 triệu đồng, học sinh bị thương và mất người thân hỗ trợ 5 triệu đồng, giáo viên bị thương hỗ trợ 5 triệu đồng.

Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã hỗ trợ cho ngành Giáo dục Lạng Sơn số tiền 1 tỷ đồng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã trao tặng cho ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn 300 bộ sách giáo khoa. Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà trao tặng 15.000 bộ đồ dùng học tập; hỗ trợ khắc phục thiệt hại của 23 thư viện trường học bị ảnh hưởng sau bão.

Tại tỉnh Tuyên Quang, đoàn công tác Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã đến thăm, trao hỗ trợ cho Sở GD&ĐT cùng Trường Mầm non Phan Thiết, Trường THCS Phan Thiết, Trường THPT Ỷ La, thành phố Tuyên Quang chịu ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3.

Tại Thái Nguyên đoàn công tác của Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã trao hỗ trợ cho ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên, các nhà trường chịu thiệt hại và gia đình có học sinh thiệt mạng do bão số 3.

>>> Mời độc giả xem thêm video Lào Cai: Lớp mầm non 18 học sinh, lũ cuốn mất 10 em:

 

Vụ cướp 8 tỷ và hành trình truy bắt nhóm sát thủ mang súng

Các đối tượng quen nhau qua mạng xã hội, mua súng cũng qua mạng, hẹn nữ giám đốc công ty BĐS mang theo 8 tỷ đồng tiền mặt để đổi rồi cướp.

Vu cuop 8 ty va hanh trinh truy bat nhom sat thu mang sung

Theo hồ sơ vụ án, ngày 26/12/2023, tại quán cà phê trong khu đô thị Ecopark (Văn Lâm, Hưng Yên) xuất hiện nhóm 5 người ăn vận lịch sự. Họ gọi đồ uống rồi ngồi như chờ ai đó. Khoảng dăm phút, từ phía cửa có thêm một nhóm khách khác, trong đó có một phụ nữ cầm theo chiếc túi da, có vẻ nặng. Họ nhanh chóng đi tới bàn của nhóm khách đến trước và ngồi cùng. Sau khi vào câu chuyện, bất ngờ hai gã trong nhóm khách đến trước rút súng uy hiếp và giật chiếc túi của người phụ nữ. (Ảnh minh họa, nguồn internet)

Vu cuop 8 ty va hanh trinh truy bat nhom sat thu mang sung-Hinh-2

Sau khi lấy được túi, cả nhóm 5 người đã nhanh chóng rời đi. Tuy nhiên, phía nhóm khách tới sau không chịu thua, tiến hành truy đuổi. Ngay lập tức, vài tiếng súng vang lên, một người trong nhóm bị cướp trúng đạn, ngã xuống. Cả quán cà phê hoảng loạn. Khi chạy tới cầu thang, đối tượng cầm chiếc túi vừa cướp được bất ngờ bị ngã, chân gãy lìa khiến gã không thể di chuyển được. Bốn đối tượng còn lại đã nhanh chóng rời hiện trường, bỏ lại đồng bọn đang đau đớn và bị khống chế. (Ảnh minh họa, nguồn internet) 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.