Bộ GD&ĐT kiểm tra Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão số 3

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 của ngành giáo dục Lạng Sơn. Đoàn đã trao kinh phí hỗ trợ 1 tỷ đồng, cùng đồ dùng học tập, sách giáo khoa...

Ngày 15/9, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn.

Tham gia Đoàn công tác còn có Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; lãnh đạo các đơn vị Văn phòng, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh sinh viên, Nhà Xuất Bản Giáo dục Việt Nam; ông Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo Tỉnh đoàn Lạng Sơn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn.

Bo GD&DT kiem tra Lang Son khac phuc hau qua bao so 3
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh thuonghieucongluan

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn, trong đợt bão, lũ vừa qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề về tài sản, trong đó có 78 trường học bị ngập úng; 118 trường bị thiệt hại khác như: đổ tường bao, cổng trường, tốc mái, cây gãy đổ,... ước tính tổng thiệt hại trên 3,2 tỷ đồng. Cùng đó, có 158 học sinh cần hỗ trợ kinh phí, đồ dùng học tập, sách giáo khoa để tiếp tục tham gia học tập; 38 cán bộ, giáo viên, nhân viên cần hỗ trợ; 118 trường cần hỗ trợ khắc phục thiệt hại, 23 thư viện trường học bị thiệt hại do lũ, cần bổ sung các đầu sách để duy trì hoạt động.

Ngay sau bão, Sở GD&ĐT đã chủ động rà soát, kiểm tra, lên kế hoạch và triển khai ngay việc sửa chữa cơ sở hạ tầng trường học, đặc biệt ưu tiên các hạng mục có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của giáo viên và học sinh; di dời học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học khỏi các khu vực bị hư hại nặng hoặc chưa an toàn.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục Lạng Sơn cũng yêu cầu các đơn vị chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ứng trực 24/24 giờ; giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp có sự cố xảy ra, thực hiện phương châm “4 tại chỗ”.

Đơn vị cũng chỉ đạo các phòng lập phương án và kịp di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, sách vở đến nơi an toàn đảm bảo không hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra.

Sở GD&ĐT đã chủ động rà soát, kiểm tra, lên kế hoạch và triển khai khắc phục kịp thời ngay sau bão. Đến nay 100% trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức dạy và học trở lại.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ những khó khăn với tỉnh Lạng Sơn nói chung và ngành giáo dục tỉnh nói riêng. Đồng thời ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, tinh thần chủ động của tỉnh trong triển khai các biện pháp phòng chống bão và thực hiện công tác khắc phục thiệt hại do bão gây ra, nhất là đối với ngành giáo dục tỉnh.

Thứ trưởng đề nghị ngành giáo dục tỉnh cần tiếp tục rà soát, nắm bắt giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng để kịp thời tổ chức hỗ trợ về vật chất, tinh thần; rà soát trang thiết bị, cơ sở vật chất, trường lớp bị thiệt hại để tổng hợp, báo cáo Bộ GD&ĐT có phương án hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, ngành giáo dục Lạng Sơn cũng cần tiếp tục chỉ đạo công tác vệ sinh, khử khuẩn trường học sau bão nhất là với các trường tổ chức ăn bán trú; tổ chức tốt hoạt động dạy học, chú ý tiến độ thời gian năm học, có kế hoạch tổ chức dạy bù đối với học sinh phải nghỉ học do bão; tiếp tục chủ động ứng phó thiên tai, không chủ quan, lấy phòng ngừa là chính.

Tại buổi kiểm tra, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận các phương án triển khai công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đối với các trường học; việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ hiệu quả; việc thực hiện công tác hỗ trợ giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra; triển khai công tác dạy và học đảm bảo thời gian, tiến độ năm học.

Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị Sở GD&ĐT tiếp thu, thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của đoàn công tác. Tiếp tục thống kê chính xác thiệt hại để có phương án hỗ trợ kịp thời các trường, học sinh, giáo viên bị ảnh hưởng, phối hợp với Sở Y tế chủ động tham mưu với UBND tỉnh kế hoạch triển khai công tác vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp học; sớm đưa hoạt động dạy và học trở lại bình thường, đảm bảo tốt yêu cầu, nhiệm vụ năm học.

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã trao kinh phí hỗ trợ 1 tỷ đồng, cùng 15 nghìn bộ đồ dùng học tập, 300 bộ sách giáo khoa cho ngành GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn để khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Trước đó, ngày 14/9, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn đến kiểm tra, hỗ trợ ngành giáo dục tỉnh Co Bằng khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT trao 1 tỷ đồng hỗ trợ ngành Giáo dục tỉnh Cao Bằng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.

Hà Nội: Còn 153 trường học chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ngập lụt tại một số nơi trên địa bàn Hà Nội, còn 153 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp.

Thống kê từ Sở GD&ĐT Hà Nội, tính đến trưa hôm nay (13-9), toàn thành phố còn 153 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp. Nhiều trường học vẫn phải duy trì học trực tuyến
Trong số này, có 44 trường mầm non, 53 trường tiểu học, 40 trường THCS, 16 trường THPT, 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 1 trường trực thuộc Sở GD&ĐT.

Các trường ĐH hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng của bão lũ

Hiện nhiều trường đại học khu vực phía Bắc đã có phương án hỗ trợ sinh viên ở những khu vực đang chịu ảnh hưởng của bão số 3 Yagi.

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của bão lũ, để đảm bảo việc học của sinh viên ở những khu vực đang bị ngập lụt, sạt lở, chia cắt… nhiều trường đại học khu vực phía Bắc đã chuyển sang học online cũng như có phương án hỗ trợ sinh viên ở những khu vực đang chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Cac truong DH ho tro sinh vien bi anh huong cua bao lu
Giảng viên và nhân viên Trường Đại học Y tế công cộng dọn dẹp cây gãy đổ sau bão số 3. 

Chiều 13/9, Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết nhà trường đã hỗ trợ 46 triệu đồng cho sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Thông qua rà soát, nhà trường thống kê 12 gia đình của sinh viên đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3 và hoàn lưu bão.

Khoản hỗ trợ 46 triệu đồng được gửi đến 12 sinh viên theo mức cụ thể như sau: 2 triệu đồng (7 sinh viên), 4 triệu đồng (3 sinh viên), 10 triệu đồng (2 sinh viên). Riêng viên chức, người lao động tại trường, Công đoàn Đại học Kinh tế - Luật sẽ có chính sách hỗ trợ riêng.

Đại học Kinh tế Quốc dân cũng đã thông báo chính sách hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng do bão lũ ở khu vực miền Bắc. Theo đó, Đại học Kinh tế Quốc dân quyết định hỗ trợ sinh viên các khóa, hệ chính quy có gia đình bị thiệt hại với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/sinh viên. Từ ngày 11-20/9, sinh viên có thể đăng ký theo đường link của nhà trường cung cấp. Sau đó, nhà trường sẽ chuyển khoản tiền hỗ trợ vào tài khoản của sinh viên.

Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải cũng đưa ra chính sách hỗ trợ tương tự cho giảng viên, sinh viên bị ảnh hưởng bởi mưa bão. Cụ thể, nhà trường thông báo trích quỹ phúc lợi để hỗ trợ gia đình 3 giảng viên ở Thái Nguyên có nhà bị sập, mức hỗ trợ mỗi gia đình là 10 triệu đồng. Với những trường hợp sinh viên bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão và hoàn lưu sau bão trên cơ sở báo cáo của các khoa, phòng chức năng và rà soát của trường, các bạn được hỗ trợ 5 triệu đồng/sinh viên.

TS Trần Khắc Thạc, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Thủy Lợi cho biết, nhà trường cũng đã tiến hành khảo sát online những sinh viên thuộc khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của bão số 3 để lên phương án hỗ trợ.

“Theo thống kê sơ bộ, trường có khoảng gần 50 sinh viên có gia đình sinh sống ở khu vực chịu hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra. Trong đó nhiều nhất là sinh viên khu vực vùng núi phía Bắc và một số ở các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh…”, TS Trần Khắc Thạc cho biết.

Đại diện Trường đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, Trường đang triển khai các biện pháp thiết thực hỗ trợ sinh viên thuộc các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do đợt bão lũ vừa qua gây ra. Trước mắt, toàn trường chuyển sang học online đến hết ngày 15/9. Hiện Đoàn thanh niên và Hội Sinh viên, các Khoa đang rà soát danh sách các sinh viên để hỗ trợ các em từ quỹ học sinh sinh viên vùng khó khăn của nhà trường.

Đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin, có khoảng 100 sinh viên đã chia sẻ thông tin với trường về việc bị ảnh hưởng do bão, các em xin trợ cấp nhu yếu phẩm, chỗ ở tạm, laptop… Ban công tác sinh viên và Đoàn Thanh niên trường đã liên hệ với từng sinh viên để trợ, bố trí chỗ ở trong ký túc xá, gửi đồ ăn, nước uống, cho mượn laptop.

Ngoài ra, những sinh viên có gia đình chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bão, nhà trường cũng đã hướng dẫn các em đăng ký học bổng Trần Đại Nghĩa. Với học bổng này, sinh viên sẽ có 2 mức hưởng là 50% và 100% học phí mỗi học kỳ.

Đại học Ngoại thương bước đầu ghi nhận 80 sinh viên mà gia đình bị nước lũ cô lập, thiệt hại về tài sản, việc di chuyển từ nhà đến trường khó khăn...

Về học tập, nhà trường tổ chức học online. Thầy cô cũng có những điều chỉnh để những em này thuận lợi, vững tâm trong khi vừa học, vừa khắc phục khó khăn của gia đình.

Với các hoạt động khác, trường sắp xếp linh hoạt cho sinh viên. Ngoài ra, các khoa, viện trong trường tiếp nhận các đề xuất riêng để hỗ trợ kịp thời. Trường cho biết sẽ hỗ trợ tài chính cho những sinh viên rơi vào tình huống khó khăn.

Nhiều trường khác như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học mở Hà Nội cũng đang thu thập thông tin của sinh viên để lên phương án hỗ trợ, gồm cả mặt học tập và tài chính.

Trung ương Đoàn thăm các gia đình ảnh hưởng bão lụt tại Hải Dương

Chiều 14/9, Đoàn công tác Ban Bí thư T.Ư Đoàn đã thăm, động viên, trao quà cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và đoàn thanh niên tình nguyện hỗ trợ bão lụt tại huyện Tứ Kỳ, Hải Dương.

Trưởng đoàn là anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam. Đoàn đã về xã Hà Thanh (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) thăm hỏi, tặng quà các hộ gia đình chính sách bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Trung uong Doan tham cac gia dinh anh huong bao lut tai Hai Duong

Đoàn công tác đại diện Ban Bí thư Trung ương Đoàn tới thăm, động viên và trao quà lực lượng TNTN hỗ trợ bão lụt tại huyện Tứ Kỳ 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.